Hiện nay dịch bệnh sốt xuất huyết (SXH) đang bùng phát mạnh tại Đồng Nai, thay vì đến bệnh viện khám, điều trị khi có dấu hiệu mắc bệnh thì một số người dân lại tự mua thuốc điều trị, hoặc đến các phòng khám y tế tư nhân truyền dịch, điều này có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như tràn dịch màng phổi, màng bụng, suy hô hấp…, khi nhập viện việc điều trị sẽ khó khăn và hiệu quả không cao.  

Mới đây bệnh nhân L.T.N (24 tuổi, trú tại xã Phước Thiền, huyện Nhơn Trạch) phải nhập viện cấp cứu vì mắc SXH. Trước đó, bệnh nhân này đã đến khám và điều trị tại 1 phòng khám tư nhân, tuy nhiên sau 5 ngày điều trị bệnh nhân không khỏi mà xuất hiện các triệu chứng nặng nên được chuyển đến Trung tâm y tế H.Nhơn Trạch, điều đáng nói bệnh nhân này đã được truyền dịch khi chưa cần thiết, việc này có thể gây tràn dịch màng phổi, màng bụng, suy hô hấp. 

Bệnh nhân L.T.N nhập viện cấp cứu tại Trung tâm y tế H.Nhơn Trạch sau 5 ngày điều trị tại phòng khám tư nhân.

Hay mới đây Bệnh viện ĐK Thống Nhất cũng thông tin về trường hợp bệnh nhân nữ M.K.D (25 tuổi, ngụ H.Trảng Bom, Đồng Nai) tử vong do SXH. 

Theo báo cáo, bệnh nhân sốt từ ngày 2-8 và tự mua thuốc uống. Đến 5-8 thì giảm sốt, khỏe hơn nhưng xuất hiện đau lưng nên đi khám tại phòng khám tư, lấy thuốc về nhà uống. Đến tối 5-8, bệnh nhân mệt, đau bụng tăng dần, nôn ói. Sáng 6-8, người nhà thấy bệnh nhân mệt nhiều, khó thở, tím tái nên chở đến Bệnh viện ĐK Thống Nhất. Lúc nhập viện bệnh nhân trong tình trạng ngưng hô hấp tuần hoàn đã hồi sinh, SXH nặng thể sốc ngày 4, suy đa cơ quan, rối loạn đông máu. Đến chiều cùng ngày thì tử vong.   

BS.CKI Đồng Minh Hùng - Trưởng khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện ĐK Đồng Nai cho biết trong thời gian qua Bệnh viện ĐK Đồng Nai có tiếp nhận một số trường hợp bệnh nhân SXH tự điều trị tại nhà và được truyền dịch chưa đúng phác đồ của Bộ Y tế.  

Theo bác sĩ Hùng, bệnh nhân bị SXH chỉ truyền dịch trong trường hợp bị sốc, khi đó cần truyền một lượng dịch rất lớn, khoảng 3.000 – 4.000 ml/ngày, thậm chí có trường hợp truyền nhiều hơn. “Chúng ta cần hiểu một điều bệnh nhân SXH khi cần thiết truyền dịch thì bác sĩ mới truyền, chúng ta không nên tự động đi các phòng khám truyền dịch trước, vì gây hậu quả về sau nặng nề”, BS Hùng nói.

Cụ thể, nếu bệnh nhân đã truyền dịch trước đó rồi khi vào bệnh viện bị sốc, bắt buộc các bác sĩ phải truyền dịch để chống sốc. Lúc này dịch quá nhiều có thể làm quá tải tuần hoàn, gây phù phổi cấp, suy tim cấp, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng. 

Cũng theo bác sĩ Hùng, ngoài việc bệnh nhân tự ý truyền dịch tại phòng khám thì cũng có trường hợp một số cơ sở y tế có thể do bác sĩ không phải bác sĩ chuyên khoa nên điều trị chưa đúng phác đồ của Bộ Y tế, truyền dịch cho bệnh nhân khi chưa cần thiết, dẫn đến khi bệnh nhân trở nặng phải nhập viện thì việc điều trị cũng gặp nhiều khó khăn hơn.

Do vậy, người dân khi bị sốt ngày thứ 2 thì nên đến cơ sở y tế để được khám, điều trị kịp thời. Đặc biệt không được tự ý dùng thuốc, truyền dịch chưa đúng phác đồ điều trị của Bộ Y tế.

Theo báo cáo của Sở Y tế Đồng Nai, tính đến 9/8, toàn tỉnh ghi nhận hơn 17.700 ca SXH (trẻ em dưới 15 tuổi chiếm gần 58%), tăng 261% so với cùng kỳ. Tổng số ca tử vong là 15, trong khi cùng kỳ 2021 chỉ có 1 ca.

BS CKII Lê Quang Trung, Phó giám đốc phụ trách Sở Y tế cũng cho biết dịch, hiện Đồng Nai đang song hành 2 chủng SXH là D1 và D2. Trong đó chủng D2 khá phổ biến, mà độc lực chủng này mạnh hơn nên nguy cơ tử vong cao hơn. Vì vậy, người dân hết sức cảnh giác, khi có triệu chứng nên đi khám sớm, không được chủ quan.

Hoàn Lê

Share with friends

Bài liên quan

[Video] Tọa đàm: 100% người mắc bệnh dại sẽ tử vong - Phòng ngừa ra sao?
Ghi nhận ca cúm A/H9 đầu tiên, Bộ Y tế hướng dẫn cách phòng cúm gia cầm lây sang người
Xuất hiện trẻ bị viêm não mô cầu tại Tây Ninh, cần tiêm vắc xin phòng bệnh
[Video] Tăng cường công tác phòng, chống bệnh dại
Tiêm vắc xin là biện pháp tốt nhất để chủ động phòng bệnh sởi
Các địa phương cần triển khai các biện pháp cấp bách phòng, chống bệnh dại
Người dân cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống bệnh dại
Chủ động phòng ngừa bệnh dại
Thêm 1 ca nghi mắc bệnh đậu mùa khỉ
[Infographics] Cúm A: Các dấu hiệu cảnh báo cần nhập viện khẩn cấp
Khuyến cáo phòng bệnh hô hấp gia tăng
[Infographic] Những điều cần biết về bệnh đậu mùa khỉ
Toàn dân chung tay cùng ngành y tế phòng chống dịch bệnh
Chủ động phòng bệnh cúm khi thời tiết giao mùa
[Tọa đàm] Những điều cần biết để phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ
Một số thông tin về bệnh đậu mùa khỉ
Hướng dẫn trẻ cách tự vệ khi bị chó tấn công
[Infographic] Bệnh đậu mùa khỉ và những điều cần biết
Đồng Nai tăng cường phòng chống bệnh đậu mùa khỉ
Chủ động phòng chống bệnh lây từ động vật sang người

THÔNG BÁO

TUYEN TRUYEN PHAP LUAT
Thủ tục hành chính

TƯ VẤN

Tư vấn tiêm các loại vắc xin:
  02513.899.580 hoặc 02513.846.680
 Tư vấn khám sức khỏe:
  02513.834.493-141
• Tư vấn Quan trắc môi trường - Lấy mẫu nước: 
  02513.835.672-131
• Tư vấn sức khỏe sinh sản:
  02513.942.461
• Tư vấn xét nghiệm nước
- thực phẩm:
  02518.871.681
• Tư vấn dinh dưỡng:
 02513.840.429
• Tư vấn HIV/AIDS:
  02518.872.322

LIÊN KẾT

Bộ Y tế
Cục Y Tế Dự Phòng
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
CONG THONG TIN TINH DONG NAI
Sở Y Tế Đồng Nai
Chương trình Sức khỏe Việt Nam
Bao Dong Nai
Dự án phòng chống Tăng huyết áp
BAO TIN TUC TTXVN