Trong 3 tuần đầu của tháng 9, số ca mắc các bệnh truyền nhiễm như sốt xuất huyết (SXH), tay chân miệng trên địa bàn tỉnh tăng cao. Đối với dịch Covid-19 mặc dù đã được kiểm soát tốt, tuy nhiên nguy cơ dịch vẫn có thể tái diễn. Để chủ động phòng ngừa các dịch bệnh, hạn chế mức thấp nhất ca mắc, ngoài việc nỗ lực của ngành Y tế, người dân cần nâng cao cảnh giác, có ý thức thực hiện tốt các biện pháp phòng chống để cùng đẩy lùi các dịch bệnh nguy hiểm. 

Bênh tay chân miệng, sốt xuất huyết tăng cao

Thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh cho biết, trong những tuần đầu của tháng 9, số ca mắc SXH có chiều hướng gia tăng. Riêng trong tuần 38 của tháng 9, toàn tỉnh ghi nhận 229 trường hợp nhập viện, tăng 181 ca so với tuần trước. Cộng dồn từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh ghi nhận 3.891 trường hợp, TP.Biên Hòa vẫn là địa phương dẫn đầu số ca mắc với 1.050 ca, huyện Cẩm Mỹ 552 ca, Nhơn Trạch 371 ca, TP.Long Khánh 357 ca…

 Tại Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai, trong 3 tuần đầu của tháng 9, số trẻ đến khám và nhập viện điều trị bệnh tay chân miệng và SXH tăng từ 1,5-2 lần so với 3 tuần đầu tháng 8. Cụ thể, SXH 238 ca (tăng 92 ca), 2 ca thở máy; tay chân miệng 858 ca (tăng 333 ca), 2 ca nặng phải thở máy do có biến chứng viêm não.

Nhờ được chăm sóc, điều trị tích cực căn bệnh tay chân miệng tại khoa Hồi sức tích cực chống độc – Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai, đến nay sau 5 ngày bé V.A.B. N. (2 tuổi, ở phường Tam Hiệp, TP. Biên Hòa) đã tỉnh táo, không phải thở máy và không có biểu hiện di chứng của bệnh. Mẹ của bé N. cho hay, trước khi vào viện bé sốt cao liên tục 2 ngày, không đáp ứng thuốc hạ sốt, run tay chân nên mới đem bé đi khám. Đến khi vào viện bé giật mình, ói, sốt cao liên tục và có cơn ngưng thở, qua thăm khám bé được chẩn đoán bệnh tay chân miệng và phải nhập viện điều trị và thở máy, vì bé có biến chứng của viêm não.

Bác sĩ thăm khám sức khỏe cho bé N. bị bệnh tay chân miệng đang điều trị tại khoa Hồi sức tích cực chống độc – Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai.

“Nhà tôi có 2 con gái, chị gái sinh đôi cùng với bé N. cũng bị tay chân miệng, nhưng bệnh nhẹ hơn nên được nằm điều trị tại khoa Nhiệt đới, còn bé N. nặng hơn phải nằm điều trị tại đây. Đến nay, tình trạng sức khỏe của 2 cháu đã ổn và sắp được xuất viện nên tôi đã bớt lo hơn” – mẹ bé N. chia sẻ.

Theo ThS-BS Phạm Thị Kiều Trang, Phó khoa Hồi sức tích cực chống độc – Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai, nguyên nhân dẫn đến trẻ bị SXH đến khám và nhập viện tăng do vào mùa dịch, mưa nhiều thuận lợi cho muỗi sinh sản phát triển. Còn tay chân miệng tăng chu kỳ vào mua thu (tháng 9 đúng mùa bệnh tay chân miệng), bên cạnh đó do trẻ vừa mới nhập học dẫn đến việc trẻ mắc bệnh lây lan trẻ khác rất nhanh. 

“Khi nhận thấy trẻ có những dấu hiệu của bệnh tay chân miệng như sốt cao liên tục, loét miệng, nổi bóng nước ở lòng bàn tay, bàn chân... Đối với SXH, trẻ sốt cao đột ngột, chán ăn, quấy khóc, nôn trớ, da xung huyết… thì cần nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế để được thăm khám và chữa trị kịp thời” – ThS-BS Trang khuyến cáo. 

BS.CKII Bạch Thái Bình – Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) cho biết, SXH có chiều hướng tăng và theo đánh giá đỉnh dịch có thể tập trung vào tháng 10 sắp tới, do đó công tác phòng, chống dịch luôn được chú trọng triển khai thường xuyên và nhiều giải pháp. 

Cụ thể, tổ chức các chiến dịch diệt lăng quăng, đẩy mạnh truyền thông đến tận người dân và phối hợp với các cơ quan báo chí để tuyên truyền phòng, chống dịch bệnh. Giám sát chặt chẽ lăng quăng, muỗi sinh sản phát triển tại các khu dân cư, đồng thời phối hợp các ban ngành, đoàn thể và người dân trực tiếp tham gia diệt lăng quăng với khẩu hiệu “Không có lăng quăng, không có sốt xuất huyết”. Phun hóa chất diệt muỗi để kiểm soát chặt dịch bùng phát và giám sát các ca bệnh trong cộng đồng, bệnh viện, trên cơ sở đó phát hiện sớm nguy cơ bùng phát dịch để có biện pháp cụ thể.

Đối với bệnh tay chân miệng, sởi, thủy đậu… cần truyền thông đến người dân, các trường học, nhóm trẻ cách rửa tay bằng xà phòng đúng cách; vệ sinh sạch sẽ nhà ở, đồ chơi hằng ngày bằng xà phòng, phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh để đưa trẻ đi khám, điều trị, kịp thời xử lý ổ dịch, tránh để dịch lây lan.

Không chủ quan, lơ là dịch bệnh Covid-19

Theo BS Bạch Thái Bình, Đồng Nai đã trải qua 2 giai đoạn phòng, chống dịch Covid-19 (giai đoạn 1 từ tháng 2-4, giai đoạn 2 từ tháng 7-8), trong 2 giai đoạn này đã phát hiện 3 trường hợp nhiễm Covid-19, cách ly tập trung hơn 2,5 ngàn trường hợp và trên 10 ngàn trường hợp cách ly tại nhà. Đến nay, đã kết thúc giai đoạn 2, tuy nhiên nguy cơ bùng phát dịch giai đoạn 3 có thể xảy ra và không biết cụ thể vào thời gian nào, vì hiện dịch bệnh trên thế giới vẫn diễn biến rất phức tạp và chưa có dấu hiệu chững lại. Do đó, chúng ta không chủ quan, lơ là với dịch bệnh này.

“Tất cả những người đi từ vùng dịch về có sốt và có dấu hiệu nhiễm trùng hô hấp; những người có viêm phổi nặng, nghi ngờ viêm phổi do vi rút SARS-CoV-2 và các trường hợp bệnh khác, đặc biệt các trường hợp bệnh nặng có bệnh nền, có sốt các đơn vị y tế cần cân nhắc, rà soát kỹ đề xuất làm xét nghiệm. Không chủ quan bỏ lọt những trường hợp mắc bệnh mà không có triệu chứng và không để chậm trễ xét nghiệm nếu không nguy cơ dịch bệnh xảy ra khó kiểm soát” – BS Bình lưu ý.

Thông điệp 5K: “Khẩu trang - Khử khuẩn - Khoảng cách - Không tập trung - Khai báo y tế”.

TS.BS Phan Huy Anh Vũ, Giám đốc Sở Y tế cho hay, theo dự báo của các chuyên gia y tế, dịch bệnh Covid-19 trên thế giới vẫn đang có những diễn biến rất phức tạp và chưa có dấu hiệu chững lại. Do đó, toàn ngành Y tế vẫn tiếp tục chủ động trong công tác phòng, chống dịch bệnh. Các bệnh viện, cơ sở y tế vẫn phải tiếp tục thực hiện nghiêm những quy định để đảm bảo các tiêu chí về bệnh viện an toàn, không để dịch bệnh xảy ra trong các cơ sở y tế.

Bên cạnh đó, lãnh đạo ngành Y tế yêu cầu các đơn vị cần nâng cao cảnh giác không để bỏ lọt những trường hợp mắc bệnh mà không có triệu chứng. Tất cả những người đi từ vùng dịch về nếu có triệu chứng sốt, ho, cần báo ngay với nhân viên y tế để được cân nhắc lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2; những bệnh nhân có dấu hiệu viêm phổi, người già có bệnh nền mà có biểu hiện ho, sốt cần được theo dõi chặt chẽ và điều trị tích cực, tránh để ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng người bệnh.

Sao Mai

Share with friends

Bài liên quan

Chủ động phòng chống dịch sốt xuất huyết trước nguy cơ bùng phát
Triển khai đồng bộ các giải pháp, quyết không để “dịch chồng dịch”
Giai đoạn nguy hiểm khi trẻ mắc sốt xuất huyết cha mẹ cần lưu ý
[Video] Nhiều ca sốt xuất huyết nặng nhập viện điều trị
Ứng phó COVID-19 trong giai đoạn mới: Chủ động, không chủ quan
Chủ động phòng bệnh sốt xuất huyết trong mùa mưa
COVID-19 đã là bệnh truyền nhiễm nhóm B, người mắc có cần cách ly y tế?
Dịch bệnh dại còn diễn biến phức tạp, người dân cần chủ động phòng ngừa
Bộ Y tế khuyến cáo phòng, chống dịch COVID-19
Khuyến cáo phòng bệnh viêm não, màng não do não mô cầu
[Infographic] Bộ Y tế khuyến cáo phòng chống bệnh sởi đối với người trưởng thành có nguy cơ cao
Bộ Y tế khuyến cáo người lớn có nguy cơ cao cần tiêm vắc xin phòng bệnh sởi
Cảnh báo dịch sốt xuất huyết gia tăng dù chưa vào mùa mưa
[Video] Phòng bệnh tay chân miệng khi vào mùa
[Video] Bệnh dại - Hiểm hoạ từ vật nuôi thả rong
Hướng dẫn mới nhất của Bộ Y tế về chẩn đoán, điều trị bệnh sởi
Hiệu quả từ chiến dịch tiêm vắc xin phòng, chống dịch sởi
Cần tăng cường phối hợp liên ngành trong công tác phòng, chống bệnh dại
Bệnh sởi - Những thông tin cần biết
[Infographic] Khuyến cáo của Bộ Y tế phòng, chống bệnh sởi

THÔNG BÁO

TUYEN TRUYEN PHAP LUAT
Thủ tục hành chính

TƯ VẤN

Tư vấn tiêm các loại vắc xin:
  02513.899.580 hoặc 02513.846.680
 Tư vấn khám sức khỏe, khám bệnh nghề nghiệp:
  02513.834.493-141
• Tư vấn Quan trắc môi trường - Lấy mẫu nước: 
  02513.835.672-131
• Tư vấn sức khỏe sinh sản:
  02513.942.461
• Tư vấn xét nghiệm nước
- thực phẩm:
  02518.871.681
• Tư vấn dinh dưỡng:
 02513.840.429
• Tư vấn HIV/AIDS:
  02518.872.322

LIÊN KẾT

Bộ Y tế
Cục Y Tế Dự Phòng
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
CONG THONG TIN TINH DONG NAI
Sở Y Tế Đồng Nai
Bao dong nai
BAO TIN TUC TTXVN