Tính đến nay, toàn tỉnh Đồng Nai ghi nhận hơn 300 ngàn ca mắc COVID-19, trong đó có hơn 98,8% bệnh nhân đã khỏi bệnh. Hiện còn gần 200 bệnh nhân COVID-19 đang được điều trị tại các cơ sở y tế và hơn 3,8 ngàn F0 không triệu chứng, triệu chứng nhẹ cách ly, điều trị tại nhà. 

Để chủ động phòng chống dịch COVID-19 trong trạng thái bình thường mới, ngành y tế tiếp tục thực hiện nhiều biện pháp nhằm góp phần kéo giảm tỷ lệ mắc và tử vong.   

Tiếp tục tiêm vắc xin liều bổ sung cho người dân 

TS.BS Phan Huy Anh Vũ, Giám đốc Sở Y tế cho biết, sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2022, song song với việc nâng cao chất lượng điều trị bệnh nhân COVID-19 để kéo giảm hơn nữa tỷ lệ tử vong, ngành Y tế đề nghị các địa phương phối hợp, tập trung công tác tiêm vắc xin phòng COVID-19 mũi 3 cho người dân.  

Hiện Đồng Nai đã tổ chức 34 đợt tiêm vắc xin phòng COVID-19, toàn tỉnh đã thực hiện tiêm hơn 6,5 triệu liều vắc xin cho người dân từ 12 tuổi trở lên. Trong đó, hơn 2,7 triệu người đã được tiêm đủ 2 liều cơ bản, chiếm tỷ lệ hơn 100%, gần 450 ngàn người đã được tiêm mũi 3, đạt tỷ lệ hơn 38%. Tỷ lệ tiêm đủ liều vắc xin cho người từ 50 tuổi trở lên toàn tỉnh đạt hơn 98%.  

Nhằm đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc xin phòng COVID-19, trong dịp nghỉ Tết Nguyên đán vừa qua, có 2 địa phương triển khai tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho người dân là huyện Định Quán và Xuân Lộc. Mặc dù số liều vắc xin được tiêm trong dịp nghỉ Tết không lớn nhưng cho thấy sự quyết tâm, nỗ lực của các địa phương trong việc bao phủ vắc xin. Qua đó, góp phần tạo “lá chắn” bảo vệ sức khỏe cho người dân địa phương. 

Tiêm vắc xin COVID-19 liều bổ sung cho người dân từ 12 đến dưới 50 tuổi tại Trạm Y tế Phường Tân Phong, TP Biên Hoà.

Cũng theo lãnh đạo Sở Y tế, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương (Bộ Y tế) sẽ cấp cho Đồng Nai thêm 100 ngàn liều vắc xin AstraZeneca trong vài ngày tới để tiêm cho người dân. Đề nghị các địa phương khẩn trương lập danh sách, ưu tiên tiêm cho đối tượng công nhân lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp. Mục tiêu mà ngành Y tế hướng tới là nếu đủ vắc xin thì đến cuối tháng 3-2022, Đồng Nai sẽ phủ toàn bộ mũi 3 cho người dân trong độ tuổi. Như vậy, trong 50 ngày tới, trung bình mỗi ngày các địa phương trong tỉnh phải triển khai tiêm được khoảng 40 ngàn liều vắc xin.

BS.CKI Đậu Ngọc Trung, Trưởng khoa phòng chống dịch bệnh – HIV/AIDS, Trung tâm y tế TP. Biên Hoà cho biết, hiện TP. Biên Hoà đang triển khai tiêm liều bổ sung cho người dân từ 12 đến dưới 50 tuổi, trong đó đa số công nhân trong các nhà máy, xí nghiệp đã được tiêm xong. TP. Biên Hoà cũng đã triển khai việc tiêm vắc xin lưu động cho nhóm người yếu thế theo phương châm đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng để đảm bảo tất cả người dân đều được tiêm vắc xin theo chỉ đạo của lãnh đạo thành phố. 

“Hiện các trạm y tế đang tổ chức các điểm tiêm lưu động cho người dân, chúng tôi phấn đấu đến cuối tháng 2 sẽ tiêm phủ mũi 3, cùng với đó TP. Biên Hoà cũng đã lên kế hoạch tiêm phòng vắc xin COVID-19 cho nhóm học sinh từ 5 đến 12 tuổi để khi có chủ trương và có vắc xin thành phố sẽ triển khai ngay”, BS Trung nói thêm. 

Triển khai linh hoạt các hoạt động chống dịch trong tình hình mới 

Mặc dù chưa ghi nhận ca nhiễm biến thể Omicron nhưng theo Giám đốc Sở Y tế Phan Huy Anh Vũ, nguy cơ biến thể này xâm nhập vào Đồng Nai khá cao do là tỉnh công nghiệp, có nhiều chuyên gia nước ngoài thường xuyên nhập cảnh. Vì vậy, người dân cần tiếp tục nâng cao tinh thần cảnh giác, chấp hành nghiêm quy định 5K, tiêm đủ liều vắc xin để đảm bảo an toàn sức khỏe, tính mạng cho bản thân và những người xung quanh. Khi phát hiện các ổ dịch trong cộng đồng, cần tập trung xử lý để hạn chế tối đa dịch bệnh lây lan.    

Riêng công tác điều trị bệnh nhân COVID-19, tỉnh vẫn duy trì mô hình tháp 3 tầng để thu dung, điều trị. Hiện tỉnh chỉ còn duy trì Bệnh viện Dã chiến số 11 để đề phòng tình huống dịch bệnh bùng phát trở lại, 10 bệnh viện dã chiến còn lại đã giải tán để tập trung nhân lực phục vụ công tác điều trị bệnh nhân COVID-19 nặng ở các trung tâm hồi sức bệnh nhân COVID-19 và thực hiện nhiệm vụ khám, chữa bệnh thông thường tại các cơ sở y tế.    

BS.CKII Đặng Hà Hữu Phước, Phó giám đốc Bệnh viện ĐK Đồng Nai cho biết, hiện Đồng Nai đã chuyển sang trạng thái bình thường mới vì vậy các hoạt động phòng chống dịch ở bệnh viện cũng thay đổi để thích ứng an toàn, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân đến khám chữa bệnh. Theo đó người dân đến khám bệnh sẽ được hướng dẫn khai báo y tế bằng phần mềm PC Covid thông qua mã QRcode của bệnh viện; thực hiện sàng lọc COVID-19 bằng test nhanh miễn phí đối với những người có triệu chứng, những bệnh nhân nhập viện ở khoa cấp cứu và những người sau thăm khám được chỉ định nhập viện. Đối với bệnh nhân nội trú việc sàng lọc được thực hiện 7 ngày/1 lần. Đối với nhân viên y tế cũng chỉ xét nghiệm khi có triệu chứng do hầu hết nhân viên đã được chích ngừa 3 mũi vắc xin. 

Hiện Bệnh viện ĐK Đồng Nai vẫn chưa cho người dân đến thăm bệnh cũng như trẻ vào bệnh viện nhằm hạn chế lây lan dịch bệnh.

“Hoạt động điều trị cũng có sự thay đổi, trước đây bệnh nhân ở khoa nào thì khoa đó điều trị, nay do số lượng bệnh nhân ít nên bệnh viện chuyển hết về khoa nhiễm. Hiện bệnh viện chỉ có khoảng trên dưới 20 bệnh nhân vì vậy công tác điều trị đã bớt áp lực hơn rất nhiều. Với các khoa phòng khác chúng tôi vẫn duy trì các phòng cách ly tạm thời để khi phát hiện ca nhiễm tại các khoa phòng thì tiến hành cho cách ly tạm thời trong lúc chờ xử trí tiếp theo. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn cho người bệnh hiện bệnh viện vẫn chưa cho thăm bệnh, cũng như cấm trẻ em đến bệnh viện cùng với bố mẹ”, BS Phước cho hay.  

Còn tại TP. Biên Hoà, theo bác sĩ Đậu Ngọc Trung để đảm bảo công tác phòng chống dịch COVID-19 trong trạng thái bình thường mới, Trung tâm Y tế TP. Biên Hoà vẫn duy trì hai đội phản ứng nhanh sẵn sàng lên đường khi cần, thành phố vẫn duy trì một khu cách ly điều trị tại Kí túc xá Trường cao đẳng y tế Đồng Nai với khoảng 500 giường để tiếp nhận bệnh nhân có triệu chứng hoặc không đủ điều kiện cách ly ở nhà. Tại các trạm y tế đều duy trì 1 trạm y tế lưu động cùng với 5 Trạm Y tế lưu động khu công nghiệp luôn sẵn sàng hỗ trợ khi xuất hiện các ca F0 tại công ty cũng như cộng đồng.  

“Vừa qua, Trung tâm Y tế Biên Hòa cũng đã phối hợp các trường học đóng trên địa bàn tổ chức xét nghiệm sàng lọc cho gần 100 ngàn học sinh, sinh viên, giáo viên qua đó đã phát hiện thêm gần 400 ca F0, tất cả đều được xử lý kịp thời. Dự kiến trong những ngày tới sẽ tiếp tục phát hiện các ca F0 tại các trường học vì thế bản thân tôi đã được lãnh đạo Trung tâm giao nhiệm vụ trực tiếp phối hợp với ngành giáo dục để hỗ trợ xử lý các ca F0, F1 theo hướng dẫn của Bộ Y tế, không để xảy ra việc lây lan dịch tại các cơ sở giáo dục, qua đó giúp cho thầy và trò yên tâm học tập”, bác sĩ Trung cho hay .

Bác sĩ Hoàng Trọng Đại, Trưởng Trạm y tế phường Tân Phong, TP. Biên Hoà cho biết, hiện phường đang có khoảng 70 F0 không triệu chứng đang theo dõi và điều trị tại nhà, chúng tôi vẫn duy trì tư vấn điều trị tại nhà thông qua Zalo. Bên cạnh đó, trạm cũng duy trì trạm y tế lưu động đặt tại Ban chỉ huy quân sự phường cùng với một đội phản ứng nhanh sẵn sàng đến nhà người dân hỗ trợ việc xét nghiệm khi xuất hiện các ca dương tính. Ngoài ra, thành lập Gruop Zalo là hiệu trưởng của hơn 40 cơ sở giáo dục từ mầm non đến trung học cơ sở nhằm kịp thời hỗ trợ khi các trường xuất hiện ca F0. Mặc dù số ca nhiễm đã giảm rất nhiều nhưng hiện mọi hoạt động vẫn dược duy trì, tuy nhiên số lượng thường trực sẽ giảm để chuyển sang các nhiệm vụ khác nhưng trạm vẫn sẵn sàng huy động nếu diễn biến dịch bệnh tại phường phức tạp hơn. 

 Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Sơn Hùng lưu ý, sắp tới đây, sau khi có hướng dẫn của Bộ Y tế, tỉnh sẽ triển khai tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ từ 5-11 tuổi. Ngành Y tế cần lên kế hoạch kỹ lưỡng để triển khai công tác này; đồng thời, đẩy mạnh tuyên truyền để tạo sự đồng thuận của người dân. Phó chủ tịch UBND tỉnh cũng chỉ đạo các địa phương phải đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người để tiêm vắc xin nhằm giảm thiểu nguy cơ tử vong ở nhóm người chưa được tiêm vắc xin.

Hoàn Lê 

Share with friends

Bài liên quan

[Video] Tọa đàm: 100% người mắc bệnh dại sẽ tử vong - Phòng ngừa ra sao?
Ghi nhận ca cúm A/H9 đầu tiên, Bộ Y tế hướng dẫn cách phòng cúm gia cầm lây sang người
Xuất hiện trẻ bị viêm não mô cầu tại Tây Ninh, cần tiêm vắc xin phòng bệnh
[Video] Tăng cường công tác phòng, chống bệnh dại
Tiêm vắc xin là biện pháp tốt nhất để chủ động phòng bệnh sởi
Các địa phương cần triển khai các biện pháp cấp bách phòng, chống bệnh dại
Người dân cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống bệnh dại
Chủ động phòng ngừa bệnh dại
Thêm 1 ca nghi mắc bệnh đậu mùa khỉ
[Infographics] Cúm A: Các dấu hiệu cảnh báo cần nhập viện khẩn cấp
Khuyến cáo phòng bệnh hô hấp gia tăng
[Infographic] Những điều cần biết về bệnh đậu mùa khỉ
Toàn dân chung tay cùng ngành y tế phòng chống dịch bệnh
Chủ động phòng bệnh cúm khi thời tiết giao mùa
[Tọa đàm] Những điều cần biết để phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ
Một số thông tin về bệnh đậu mùa khỉ
Hướng dẫn trẻ cách tự vệ khi bị chó tấn công
[Infographic] Bệnh đậu mùa khỉ và những điều cần biết
Đồng Nai tăng cường phòng chống bệnh đậu mùa khỉ
Chủ động phòng chống bệnh lây từ động vật sang người

THÔNG BÁO

TUYEN TRUYEN PHAP LUAT
Thủ tục hành chính

TƯ VẤN

Tư vấn tiêm các loại vắc xin:
  02513.899.580 hoặc 02513.846.680
 Tư vấn khám sức khỏe:
  02513.834.493-141
• Tư vấn Quan trắc môi trường - Lấy mẫu nước: 
  02513.835.672-131
• Tư vấn sức khỏe sinh sản:
  02513.942.461
• Tư vấn xét nghiệm nước
- thực phẩm:
  02518.871.681
• Tư vấn dinh dưỡng:
 02513.840.429
• Tư vấn HIV/AIDS:
  02518.872.322

LIÊN KẾT

Bộ Y tế
Cục Y Tế Dự Phòng
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
CONG THONG TIN TINH DONG NAI
Sở Y Tế Đồng Nai
Chương trình Sức khỏe Việt Nam
Bao Dong Nai
Dự án phòng chống Tăng huyết áp
BAO TIN TUC TTXVN