Hiện nay, mặc dù trên địa bàn tỉnh Đồng Nai chưa xuất hiện dịch cúm gia cầm, tuy nhiên dịch cúm gia cầm vẫn được ghi nhận rải rác trên đàn gia cầm ở nhiều tỉnh, thành trên cả nước, nên luôn tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm cúm gia cầm sang người. Do đó, các ngành chuyên môn khuyến cáo các hộ chăn nuôi và người dân cần tích cực chủ động phòng, chống dịch cúm gia cầm để bảo vệ sức khỏe của bản thân cũng như mọi người xung quanh. 

Người dân tích cực chủ động phòng, chống dịch 

Là một trong những hộ chăn nuôi gà, vịt lâu năm nên gia đình chị H.T.L. (ngụ xã Trảng Bom) luôn ý thức và thực hiện nghiêm việc phòng, chống dịch cúm gia cầm để đảm bảo vật nuôi phát triển khỏe mạnh, không ảnh hướng đến sức khỏe của mọi người. Hiện gia đình chị đang chăn nuôi gần 3 ngàn con gà, vịt. Chị L. cho hay, sau mỗi lứa xuất bán, nhà chị để trống chuồng hơn 15 ngày để tổng vệ sinh, phun khử trùng tiêu độc, sau đó mới tái đàn lứa khác. 

“Trong quá trình nuôi, tôi cũng tiêm đủ vắc xin phòng bệnh cho gà, phun thuốc khử trùng tiêu độc, rắc vôi bột xung quanh chuồng nuôi theo khuyến cáo, hướng dẫn của các ngành chức năng. Nếu mình thực hiện nghiêm và tốt công tác phòng, chống dịch thì sẽ đảm bảo vật nuôi phát triển khỏe mạnh, kinh tế cũng được đảm bảo, quan trọng hơn bảo vệ sức khỏe cho gia đình và mọi người xung quanh” - chị L. nói.

Người dân và các hộ chăn nuôi cần chủ động phòng, chống dịch cúm gia cầm để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và mọi người xung quanh. Trong ảnh: Một trang trại chăn nuôi gà công nghiệp lông trắng trên địa bàn H. Trảng Bom.

BS.CKI Phan Văn Phúc, Trưởng khoa Phòng, chống bệnh truyền nhiễm, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnhĐồng Nai cho hay, mặc dù đến thời điểm này trên địa bàn tỉnh chưa xuất hiện dịch cúm gia cầm, tuy nhiên nguy cơ nhiễm cúm gia cầm sang cho người trên địa bàn tỉnh vẫn có thể xảy ra.

Hầu như năm nào cũng có trường hợp dương tính cúm AH5N1 trên đàn gia cầm của tỉnh, đặc biệt là những điểm buôn bán gia cầm, bổ sung gia cầm chứ không phải thay thế tòan bộ đàn gia cầm. Vì vậy, nó sẽ kéo dài thời gian tồn tại của tác nhân nếu như phát hiện trường hợp dương tính. Do đó, công tác phòng, chống dịch cúm gia cầm luôn được CDC Đồng Nai phối hợp với Chi cục Thú y và các ngành liên quan thực hiện nghiêm túc và liên tục. Thực hiện việc giám sát lấy mẫu, những trường hợp nào phát hiện dương tính phối hợp vận động người dân xử lý ổ dịch dứt điểm, tránh lây nhiễm chéo. 

“Việc các hộ dân chăn nuôi cũng như người dân thực hiện đầy đủ các khuyến cáo của ngành chuyên môn trong phòng, chống dịch cúm gia cầm là rất quan trọng. Nó không chỉ giúp người chăn nuôi bảo vệ tốt đàn gia cầm, tránh gây thiệt hại về kinh tế mà còn góp phần bảo vệ sức khỏe cho bản thân, gia đình và những người xung quanh” – BS Phúc cho biết thêm.

Không tiếp xúc và ăn thực phẩm từ gia cầm không rõ nguồn gốc

Để chủ động phòng chống dịch, bệnh cúm lây từ gia cầm sang người, theo BS Phúc đối với nhóm chăn nuôi và vận chuyển gia cầm, đây là nhóm nguy cơ cao nhất, vì họ tiếp xúc trực tiếp hàng ngày và gần với tất cả các loại hình thức gia cầm với số lượng nhiều, có thể ốm, có thể giai đoạn ủ bệnh. Do đó, việc trang bị bảo hộ cá nhân cho nhóm này là rất cần thiết, đặc biệt là hoạt động khử trùng sau khi các công việc làm xong. Cần khử trùng tay, súc họng nước muối, khử trùng các phương tiện tiếp xúc kể cả chuồng trại, xe cộ vận chuyển, các lò giết mổ.  

Đối với người dân không ăn gia cầm, các sản phẩm gia cầm ốm, chết và không rõ nguồn gốc; đảm bảo ăn chín, uống sôi; không giết mổ, vận chuyển, mua bán gia cầm và sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc; khi phát hiện gia cầm ốm, chết tuyệt đối không được giết mổ và sử dụng mà phải thông báo ngay cho chính quyền địa phương và đơn vị thú y trên địa bàn. Vì đây là nguy cơ tiềm ẩn không thể xác định được. Đặc biệt, khi có biểu hiện cúm như sốt, ho, đau ngực, nặng hơn khó thở, tổn thương phổi có liên quan, tiếp xúc với nguồn gia cầm bệnh, chết…cần phải đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn, khám và điều trị kịp thời.

Sao Mai

Share with friends

Bài liên quan

Dị tật bàn chân khoèo bẩm sinh: Phát hiện và điều trị sớm, tỷ lệ thành công cao
“Tôn vinh điều dưỡng – Lan tỏa yêu thương và nhân ái”
Kỷ niệm 60 năm Ngày Quốc tế Điều dưỡng 12/5: Bệnh viện là nhà, điều dưỡng là người thân
Oxy cao áp: Giải pháp nâng cao chất lượng điều trị và sức khỏe cho người bệnh
Nổ nồi hơi nấu sữa đậu nành, 2 người tử vong
Xử lý nhiều cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm tại huyện Trảng Bom
Đình chỉ lưu hành, thu hồi 9 sản phẩm mỹ phẩm không đáp ứng quy định về công thức và nhãn mác
TP.Biên Hòa tăng cường tiêm vắc xin sởi cho học sinh trung học sở sở
Tổ chức điều tra, đánh giá tình trạng dinh dưỡng bà mẹ và trẻ em dưới 5 tuổi trên địa bàn tỉnh
Thành lập Chi bộ Trung tâm công tác xã hội và Quỹ bảo trợ trẻ em
Chi hội Điều dưỡng Bệnh viện Y dược cổ truyền: Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng chăm sóc người bệnh
Nhiều lỗi vi phạm an toàn thực phẩm của công ty cung cấp suất ăn công nghiệp tại Nhơn Trạch
Ngày Thalassemia thế giới 8/5: Cùng nhau vì Thalassemia - Đoàn kết cộng đồng, ưu tiên bệnh nhân
Tặng 70 phần quà và suất cơm từ thiện cho bệnh nhân
Bệnh viện Hoàn Mỹ Đồng Nai tổ chức lễ phát động vệ sinh tay năm 2025
Thu hồi và tiêu hủy mỹ phẩm không đạt tiêu chuẩn chất lượng
Tăng cường công tác giám sát, phát hiện sớm ca bệnh do não mô cầu
Tập huấn hướng dẫn “Cải thiện dinh dưỡng” thuộc chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững
Thay huyết tương - Phương pháp điều trị hiệu quả bệnh Guillain-Barré
“Găng tay không thay được vệ sinh tay”
TUYEN TRUYEN PHAP LUAT
Thủ tục hành chính

TƯ VẤN

Tư vấn tiêm các loại vắc xin:
  02513.899.580 hoặc 02513.846.680
 Tư vấn khám sức khỏe, khám bệnh nghề nghiệp:
  02513.834.493-141
• Tư vấn Quan trắc môi trường - Lấy mẫu nước: 
  02513.835.672-131
• Tư vấn sức khỏe sinh sản:
  02513.942.461
• Tư vấn xét nghiệm nước
- thực phẩm:
  02518.871.681
• Tư vấn dinh dưỡng:
 02513.840.429
• Tư vấn HIV/AIDS:
  02518.872.322

LIÊN KẾT

Bộ Y tế
Cục Y Tế Dự Phòng
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
CONG THONG TIN TINH DONG NAI
Sở Y Tế Đồng Nai
Bao dong nai
BAO TIN TUC TTXVN