Theo quan niệm của Y học cổ truyền, tóc chính là phần dư của huyết và nó có liên hệ với tạng thận. Trung bình mỗi ngày, chúng ta có thể rụng mất từ 30 đến 100 sợi tóc. Những sợi tóc mới sau đó sẽ nhanh chóng phát triển  và sẽ thế vào chỗ đã bị rụng. Tuy nhiên, nếu bị rụng tóc quá nhiều mà số tóc mọc lại không đủ để bù đắp thì lúc này bạn đã bị bệnh rụng tóc.

Nguyên nhân và dấu hiệu của bệnh rụng tóc

BS.CKI Nguyễn Đức Chúc - Phó khoa Phục hồi chức năng, Bệnh viện Y dược cổ truyền Đồng Nai cho biết, theo Đông y thì tóc là phần dư thừa của huyết (huyết dư). Huyết ít (huyết hư) thì tóc thưa và ngắn, khô, hay gãy, rụng và nhất là sau khi ốm dậy. Tóc rụng nhiều là huyết suy kiệt, còn với tóc rụng từng mảng lớn mà da đầu ngứa cũng là do huyết nhiệt. Theo quan điểm của Y học cổ truyền, nguyên nhân dẫn đến rụng tóc có thể là do thận hư, do phế bị tổn hại, do huyết ứ, do huyết nhiệt, do suy yếu từ trong thai.

Dấu hiệu của bệnh rụng tóc được chia loại làm hai dạng là rụng tóc sinh lý và rụng tóc bệnh lý. Rụng tóc sinh lý còn được cho là sự rụng tóc bình thường và theo quy luật lão hóa tự nhiên, tóc được phát triển và dài ra. Nhưng theo thời gian thì nó sẽ già và yếu đi rồi dẫn đến rụng tóc. Khi sợi tóc này rụng đi thì sẽ có tóc mới sinh ra nhằm thay thế cho nó. 

 Nhiều người thường lo lắng khi bị rụng tóc nhất là chị em phụ nữ.

Tuy nhiên nếu hiện tượng bị rụng tóc bất thường thì đó có thể bệnh lý. Người bệnh nên lưu ý các hiện tượng bất thường sau: Mỗi ngày tóc rụng hơn 100 sợi và thường không rõ nguyên nhân; Tóc bị rụng nhiều trong một thời gian dài; Mỗi khi chải đầu hoặc gội đầu thì tóc có thể rụng rất nhiều và có thể vỡ thành từng nhúm tóc; Khi tóc khô, bạn chỉ cần đưa nhẹ lên vuốt tóc sẽ thấy được tóc rụng nhiều và vướng vào các kẽ tay; Tóc thường rụng rất nhiều nhưng hầu như không có dấu hiệu mọc tóc. Mái tóc của bạn sẽ càng ngày càng mỏng đi; Tóc có thể rụng ở một số vị trí nhất định và thường sẽ rụng thành từng mảng. Quan sát da đầu thì thường không thấy tóc con, một số mảng còn thưa tóc giống như bị hói; Một số trường hợp tóc con có mọc lên nhưng lại rất mảnh và yếu, có khi lại xoăn tít; Một số hiện tượng kèm theo khi bị rụng tóc là ngứa da đầu, có vết hồng ban trên da đầu. Đối với những triệu chứng này thì rất có thể là rụng tóc do bệnh nấm da đầu và cũng cần đến khám bác sĩ da liễu sớm.

Điều trị bệnh rụng tóc bằng Y học cổ truyền

Theo BS.CKI Nguyễn Đức Chúc, việc điều trị rụng tóc bằng đông y chủ yếu bổ dưỡng tinh huyết và kèm theo bổ can thận. Dưới đây là danh sách những bài thuốc trị rụng tóc trong Đông y.

Bài 1, Thành phần: Thục địa và hà thủ ô chế: Mỗi vị gồm 10g. Tiếp theo: Kỷ tử, dương phu sao, bạch linh, khô kỷ, viễn chí đã bỏ ruột, dây ruột già bỏ ruột, tục đoạn, hạt mã đề, hoa cúc trắng, ngưu tất, đại vân, phúc bồn tử và hạt dây tơ hồng: Mỗi vị 9g. Tế tân: 4g. Cách dùng: Sử dụng thuốc dưới dạng sắc hoặc làm thành viên hoàn. Uống lúc bụng đang đói. Kiên trì dùng bài thuốc Đông y chữa rụng tóc này một thời gian sẽ giúp giảm lượng tóc rụng, làm tóc chắc khỏe hơn (Lưu ý: Cần tránh ăn tiết canh, tim lợn trong quá trình dùng thuốc).

Bài 2, Thành phần: 120g dầu vừng, 15g sáp ong, 5g đương quy, 3g tử thảo. Cách dùng: Sao đương quy với tử thảo cùng dầu vừng trên lửa nhỏ cho đến khi thuốc khô cháy. Sau đó, vớt xác thuốc và tiếp tục cho sáp ong vào nấu cho đến khi tan chảy. Cuối cùng sử dụng một miếng vải sạch lọc bỏ tạp chất, để thuốc nguội cho cô đặc thành cao. Mỗi ngày 2 lần lấy một ít cao thuốc thoa lên khu vực da đầu có tóc bị rụng để kích thích được nang tóc phát triển nhanh hơn.

Bài 3, Thành phần: Lá trắc bá diệp gồm: 30g, dùng dạng tươi, Cồn 70 độ: 100ml. Cách dùng: Rửa sạch lá trắc bá diệp và ngâm với cồn rồi để trong 1 tuần. Khi sử dụng lấy cục bông gòn thấm một ít dịch thuốc thoa vào khu vực có tóc rụng. Mỗi ngày thực hiện 3 lần. Nếu đáp ứng tốt với bài thuốc Đông y chữa rụng tóc này thì bệnh có thể khỏi sau khoảng 3 tháng.

Bài 4, Thành phần: Hà thủ ô chế: 500g, Đương quy, thỏ ty tử: Mỗi vị gồm 300g, Câu kỷ: 400g, Bạch phục linh, bổ cốt chỉ: Mỗi vị gồm 200g, Ngưu tất: 100g, Hắc đậu: 1kg, Mật ong trắng. Cách dùng: Đem tất cả các vị thuốc (trừ mật ong) sấy khô, rồi nghiền thành bột mịn trộn lên cho đều. Sau đó, cho thêm mật ong vào hỗn hợp, vo thành các viên hoàn có trọng lượng 8 – 10g, cất trong lọ có nắp đậy kín để không bị ẩm mốc. Ngày uống 2 -3 lần, mỗi lần 3 đến 4 viên. Uống thuốc bằng nước ấm.

Bài 5, Thành phần: Hồng hoa: 60g, Đương quy, thược dược, sinh địa, bá tử nhân: Mỗi vị gồm 100g, Can khương: 90g, Cồn 70 độ: 3 lít. Cách dùng: Hãy cho tất cả các vị thuốc vào bình ngâm với cồn. Sau 10 ngày lấy ra dùng. Mỗi ngày 3 đến 4 lần lấy một ít dịch thuốc thoa và chỗ da đầu bị rụng tóc. Thử nghiệm bài thuốc Đông y chữa rụng tóc này trên 33 bệnh nhân ở Trung Quốc cho kết quả tương đối khả quan, 87.9% bệnh nhân thấy hiệu quả sau khi dùng thuốc.

Bài 6, Thành phần: Hoài sơn và sơn thù: Mỗi vị gồm 16g, Thục địa: 32g, Bạch linh, lộc cửu, đan bì: Mỗi vị gồm 12g, Mạch môn và ngũ vị: Mỗi thứ gồm 10g. Cách dùng: Đối với bài thuốc Đông y chữa rụng tóc trên, bạn có thể dùng theo dạng sắc. Mỗi ngày sắc 1 thang và chia thuốc làm 3 lần uống hết trong ngày.

Bài 7, Thành phần: Cỏ nhọ nồi (cỏ mực), lá trắc bá diệp và gừng: Tất cả dùng tươi mỗi vị 100g, Mật ong. Cách dùng: Rửa sạch các vị đã chuẩn bị rồi giã hoặc xay lấy nước cốt rồi hòa chung với mật ong. Bôi hỗn hợp lên chỗ rụng tóc 3 lần/ngày. Mỗi liệu trình sử dụng thuốc liên tục trong 10 ngày. Áp dụng cách trị rụng tóc này cho những người có biểu hiện tóc rụng từng mảng là thích hợp nhất.

Bài 8, Thành phần: Thục địa và thỏ ty tử: Mỗi loại gồm 320g, Tra tử: 120g, Bạch thược, giao đằng, đương quy, hương thảo và khương hoạt: Mỗi vị 160g, Mật ong. Cách dùng: Hãy tán thuốc thành bột mịn, trộn với mật ong làm hoàn. Mỗi ngày uống 12g x 2 lần/ngày. Sử dụng cho người bị rụng tóc và hói đầu.

Bài 9, Thành phần: Gừng tươi và trắc bá diệp mỗi vị gồm 100g, Ớt chỉ thiên: 50g, Cồn 70 độ: 800ml. Cách dùng: Thái nhỏ thuốc và ngâm với cồn trong vòng 15 ngày. Sau đó lấy dịch thuốc bôi vào khu vực bị rụng tóc 3 lần/ngày. Một liệu trình sử dụng trong 50 ngày liên tục.

Bài 10, Thành phần: Sinh địa và hà thủ ô: Mỗi vị gồm 30g, Vỏ liễu và cành cây vừng đen: Mỗi vị gồm 50g. Cách dùng: Sắc thuốc lấy nước gội đầu. Sau đó, để khoảng 30 phút mới gội lại bằng nước sạch. Áp dụng cách trị rụng tóc bằng thuốc Đông y theo như bài trên trong khoảng 5 ngày liên tục, nếu chưa hết thì tiếp tục dùng liệu trình mới.

Bài 11, Thành phần: Kim anh tử, Dạ hợp, Đương quy, Địa hoàng, Phúc bồn tử, Hạt dây tơ hồng, Ba kích, Bạc hà cùng với một số thảo dược khác. Cách dùng thuốc: Đây chính là bài thuốc Đông y đặc trị rụng tóc “Bổ huyết tiêu giao thang”. Thuốc được điều chế dưới dạng viên hoàn, cao bôi ngoài và dầu gội đầu cũng giúp giảm rụng tóc, chữa bạc tóc, bổ huyết, thiếu máu, điều hòa kinh nguyệt, cải thiện chức năng thận. Khảo sát trên 200 bệnh nhân cho thấy 100% giảm hẳn lượng tóc rụng sau khi sử dụng bài thuốc này từ 2 tháng trở lên.

Bác sĩ Chúc khuyến cáo, bên cạnh các bài thuốc Đông y chữa rụng tóc, bạn cần phòng ngừa rụng tóc một số cách sau: Chọn dầu gội; Nên gội bằng thảo dược truyền thống, chẳng hạn như bồ kết, lá bưởi, hương nhu hoặc các loại dầu gội thảo dược có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Gội đầu nhẹ nhàng nhưng phải thật kỹ và thật sạch nếu không dầu gội sẽ còn sót lại sẽ có thể làm tắc lỗ chân lông, tác động xấu đến sự tuần hoàn nuôi dưỡng tóc. Trong khi gội đầu bạn nên nhẹ nhàng mát-xa tóc để kích thích mao mạch và mao nang tóc phát triển. Cần chải đầu đúng cách để kích thích da đầu, tăng sự tuần hoàn, nuôi dưỡng tóc giúp tóc khỏe và mọc nhanh hơn. Không nên nhuộm tóc, uốn tóc hay duỗi tóc quá nhiều lần vì có thể dẫn đến tóc hư tổn và gãy rụng. Lưu ý uống đủ nước, bổ sung các loại vitamin, đặc biệt là vitamin B, C và lipid, cùng các nguyên tố vi lượng, canxi để tóc được nuôi dưỡng một cách tốt nhất. Tránh căng thẳng - stress, ngủ đủ giấc cũng là một cách giúp cho mái tóc bóng khỏe và bớt gãy, rụng.

Hoàn Lê

Share with friends

Bài liên quan

Lợi ích của “da kề da” mẹ với con ngay sau sinh
[Infographic] Hướng dẫn chăm sóc sức khoẻ mùa nắng nóng
Hội chứng ruột kích thích: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị và phòng bệnh
Ăn uống khoa học phòng bệnh đái tháo đường
Đảm bảo công tác tiêm chủng, bảo vệ sức khỏe cho trẻ
Việt Nam vẫn là nước có gánh nặng bệnh lao cao
Nhiễm trùng đường ruột: nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa
Nguyên nhân và cách phòng ngừa ngủ ngáy
Cách phân biệt trẻ ho gà với ho thông thường
Những lưu ý khi dùng vitamin E ai cũng cần biết
Thời tiết nắng nóng, bệnh hô hấp gia tăng
Lưu ý cho bệnh nhân sau khi mổ tim
Ăn rau quả như thế nào cho đúng cách?
Nguyên nhân và cách khắc phục tắc tia sữa sau sinh
7 thực phẩm nên ưu tiên để thải độc gan sau Tết
Ảnh hưởng bất lợi của rượu bia đối với sức khỏe
Hạn chế uống rượu, bia để vui Tết an toàn
Cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ khi dùng khí dung cho trẻ
Không chủ quan với dị tật bàn chân bẹt ở trẻ
Chế độ ăn uống, tập luyện phòng bệnh tim mạch

THÔNG BÁO

TUYEN TRUYEN PHAP LUAT
Thủ tục hành chính

TƯ VẤN

Tư vấn tiêm các loại vắc xin:
  02513.899.580 hoặc 02513.846.680
 Tư vấn khám sức khỏe:
  02513.834.493-141
• Tư vấn Quan trắc môi trường - Lấy mẫu nước: 
  02513.835.672-131
• Tư vấn sức khỏe sinh sản:
  02513.942.461
• Tư vấn xét nghiệm nước
- thực phẩm:
  02518.871.681
• Tư vấn dinh dưỡng:
 02513.840.429
• Tư vấn HIV/AIDS:
  02518.872.322

LIÊN KẾT

Bộ Y tế
Cục Y Tế Dự Phòng
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
CONG THONG TIN TINH DONG NAI
Sở Y Tế Đồng Nai
Chương trình Sức khỏe Việt Nam
Bao Dong Nai
Dự án phòng chống Tăng huyết áp
BAO TIN TUC TTXVN