Từ ngày 8-3-2021, Việt Nam đã tổ chức tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho lực lượng tuyến đầu chống dịch với phương châm tiêm đến đâu an toàn đến đó, đảm bảo an toàn và độ bao phủ tiêm chủng.

Tại Việt Nam, đến ngày 9/6 cả nước đã thực hiện tiêm hơn 1,3 triệu liều vắc xin phòng COVID-19 trên 63 tỉnh/thành phố. Theo Nghị quyết của Bộ Chính trị và Nghị quyết của Chính phủ, Việt Nam hướng tới mục tiêu mua đủ 150 triệu liều vắc xin phòng COVID-19 trong năm 2021 để tiêm chủng cho 75% dân số, nhằm giúp Việt Nam đạt miễn dịch cộng đồng vào cuối năm 2021 đầu năm 2022. 

Tại Đồng Nai, ngay sau khi tiếp nhận 17.450 liều vắc xin AstraZeneca, từ ngày 22-4 đến ngày 14-5 Đồng Nai đã tiến hành tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho các đối tượng ưu tiên thuộc Nghị quyết 21 của Chính phủ. Đến nay chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19 đợt 1 đã hoàn thành, 100% số lượng vắc xin do Bộ Y tế phân bổ được tiêm đúng đối tượng và đúng quy định. Đánh giá kết quả tiêm vắc xin đợt đầu tiên này, lãnh đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đồng Nai cho biết nhờ chuẩn bị kỹ lưỡng, thực hiện nghiêm ngặt các quy định, quy trình trong tiêm chủng nên đợt tiêm này diễn ra khá thuận lợi, an toàn, hoàn thành đúng tiến độ đề ra. Trong quá trình tiêm chủng vẫn có xảy ra một số trường hợp phản ứng sau tiêm, do đó Hội đồng chuyên môn của Sở Y tế Đồng Nai đã tổ chức họp phân tích, đánh giá nguyên nhân, mức độ của các trường hợp trên. Từ đó rút ra kinh nghiệm để đợt tiêm sau đạt hiệu quả cao hơn.

Tiêm vắc xin COVID-19 đợt 1 cho nhân viên y tế tại CDC Đồng Nai.

Để chuẩn bị tốt và đảm bảo an toàn tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 đợt 2 trên địa bàn tỉnh, các cơ sở y tế tổ chức tiêm chủng cần triển khai các nội dung 

1. Thực hiện khám sàng lọc theo hướng dẫn tạm thời khám sàng lọc trước tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 của Astrazeneca ban hành theo quyết định số 1624/QĐ-BYT ngày 18/03/2021 của Bộ Y tế, tuân thủ các nội dung của việc khám sàng lọc trước tiêm chủng, lưu ý đối với các đối tượng cần thận trọng trong tiêm chủng.

2. Thực hiện xử trí sự cố bất lợi sau tiêm chủng vắc xin COVID-19 theo các Hướng dẫn chuyên môn (Hướng dẫn xử trí cấp cứu phản vệ ban hành kèm theo Thông tư số 51/2017/TT-BYT ngày 29/12/2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế. Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị hội chứng giảm tiểu cầu, huyết khối sau tiêm vắc xin COVID-19 ban hành kèm theo Quyết định số 1966/QĐ-BYT ngày 22/4/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế).

3. Để phòng phản ứng phản vệ có thể xảy ra khi tiêm vắc xin phòng COVID-19 cần chú ý tránh mất thời gian lấy thuốc ra khỏi hộp thuốc vì diễn biến phản ứng phản vệ rất nhanh, yêu cầu mỗi bàn tiêm chủng trước khi tiêm vắc xin và tại khu vực theo dõi phản ứng sau tiêm chủng phải chuẩn bị và xử trí như sau:

+ Chuẩn bị sẵn 01 bơm tiêm có chứa dung dịch Adrenalin 1mg/1ml (rút sẵn 1ml thuốc Adrenalin 1mg/1ml vào bơm tiêm gắn sẵn kim, đậy kín kim tiêm bằng nắp).

+ Khi thấy một trong các dấu hiệu của phản vệ (khó thở, vật vã, phù nhanh, mạch nhanh nhỏ, đau quặn bụng, ỉa chảy…) tiêm ngay 1/2mg Adrenalin tiêm bắp (ưu tiên mặt trước cơ bắp đùi), sau đó theo dõi và xử trí theo hướng dẫn xử trí cấp cứu phản vệ ban hành kèm theo Thông tư số 51/2017/TT-BYT.

Kết thúc buổi tiêm chủng nếu không sử dụng đến cần phải hủy bỏ bơm tiêm có chứa dung dịch Adrenalin 1mg/1ml.  

4. Khẩn trương tổ chức cấp cứu theo hướng dẫn trên và đồng thời báo cáo Bộ Y tế (Cục quản lý Khám, chữa bệnh) theo số máy 0984371919, đặc biệt là các trường hợp đề nghị cần hội chẩn trực tuyến đặc thù liên hệ theo số máy 0912477566.

BS.Hồ Thị Hồng
CDC Đồng Nai

Share with friends

Bài liên quan

[Video] Tọa đàm: 100% người mắc bệnh dại sẽ tử vong - Phòng ngừa ra sao?
Ghi nhận ca cúm A/H9 đầu tiên, Bộ Y tế hướng dẫn cách phòng cúm gia cầm lây sang người
Xuất hiện trẻ bị viêm não mô cầu tại Tây Ninh, cần tiêm vắc xin phòng bệnh
[Video] Tăng cường công tác phòng, chống bệnh dại
Tiêm vắc xin là biện pháp tốt nhất để chủ động phòng bệnh sởi
Các địa phương cần triển khai các biện pháp cấp bách phòng, chống bệnh dại
Người dân cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống bệnh dại
Chủ động phòng ngừa bệnh dại
Thêm 1 ca nghi mắc bệnh đậu mùa khỉ
[Infographics] Cúm A: Các dấu hiệu cảnh báo cần nhập viện khẩn cấp
Khuyến cáo phòng bệnh hô hấp gia tăng
[Infographic] Những điều cần biết về bệnh đậu mùa khỉ
Toàn dân chung tay cùng ngành y tế phòng chống dịch bệnh
Chủ động phòng bệnh cúm khi thời tiết giao mùa
[Tọa đàm] Những điều cần biết để phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ
Một số thông tin về bệnh đậu mùa khỉ
Hướng dẫn trẻ cách tự vệ khi bị chó tấn công
[Infographic] Bệnh đậu mùa khỉ và những điều cần biết
Đồng Nai tăng cường phòng chống bệnh đậu mùa khỉ
Chủ động phòng chống bệnh lây từ động vật sang người

THÔNG BÁO

TUYEN TRUYEN PHAP LUAT
Thủ tục hành chính

TƯ VẤN

Tư vấn tiêm các loại vắc xin:
  02513.899.580 hoặc 02513.846.680
 Tư vấn khám sức khỏe:
  02513.834.493-141
• Tư vấn Quan trắc môi trường - Lấy mẫu nước: 
  02513.835.672-131
• Tư vấn sức khỏe sinh sản:
  02513.942.461
• Tư vấn xét nghiệm nước
- thực phẩm:
  02518.871.681
• Tư vấn dinh dưỡng:
 02513.840.429
• Tư vấn HIV/AIDS:
  02518.872.322

LIÊN KẾT

Bộ Y tế
Cục Y Tế Dự Phòng
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
CONG THONG TIN TINH DONG NAI
Sở Y Tế Đồng Nai
Chương trình Sức khỏe Việt Nam
Bao Dong Nai
Dự án phòng chống Tăng huyết áp
BAO TIN TUC TTXVN