Hiện nay, số ca nhập viện (SXH) tại các bệnh viện trên địa bàn tỉnh Đồng Nai ngày càng tăng, trong đó có nhiều ca sốc SXH nặng. Để đảm bảo công tác thu dung, điều trị tốt nhất cho người bệnh, các bệnh viện đã chuẩn bị giường bệnh, máy móc, thuốc men, dịch truyền, đồng thời cử y, bác sĩ tham gia các lớp tập huấn nâng cao năng lực trong chẩn đoán, điều trị SXH do Sở Y tế tổ chức nhằm đáp ứng tốt việc điều trị bệnh. 

Bệnh nhân nhập viện tăng, ca sốc nặng nhiều

Những ngày gần đây tại Khoa bệnh Nhiệt đới và Khoa Hồi sức tích cực chống độc Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai luôn kín giường điều trị do số ca mắc bệnh tay chân miệng, SXH tăng nhanh. Theo BS CKI Nguyễn Thanh Quyền, Trưởng Khoa bệnh Nhiệt đới, từ đầu tháng 4 trở lại đây bệnh SXH tăng cao. Khoa bệnh Nhiệt đới có 101 giường, tuy nhiên, những ngày gần đây số lượng trẻ mắc các bệnh truyền nhiễm tăng cao, trong đó SXH chiếm phần đa nên có thời điểm khoa phải kê lên 140 giường bệnh.

Trong khi đó, tại Khoa Hồi sức tích cực chống độc Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai có chỉ tiêu 28 giường bệnh, tuy nhiên ThS-BS Trần Lê Duy Cường, Phó khoa Hồi tích cực chống độc cho biết hàng ngày khoa tiếp nhận điều trị từ 38-40 bệnh nhân, trong đó số ca SXH dao động từ 15-20 bệnh. Đáng chú ý, số ca SXH nặng có sốc rất nhiều và thường chiếm nhiều ở những trẻ bị bệnh nền kèm theo như tan máu bẩm sinh, tim bẩm sinh hay trẻ có cơ địa béo phì. Do vậy, việc theo dõi những trẻ này phải kỹ càng, phải đo huyết áp, xét nghiệm máu thường xuyên vì những trẻ có bệnh nền thường dễ diễn tiến nặng, khi đó quá trình điều trị cũng khó khăn hơn.  

Bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai thăm khám cho trẻ bị SXH tại bệnh viện.

Còn tại Bệnh viện ĐK Đồng Nai, trung bình mỗi ngày khoa Nhiễm tiếp nhận 15-20 ca bệnh mới, trong đó khoảng 2/3 là bệnh SXH. Không chỉ tăng về số ca, mà số lượng bệnh nặng cũng tăng, một tuần có ít nhất 3-4 ca sốc SXH.

“Người dân khi sốt cao liên tục 2 ngày, không đáp ứng thuốc hạ sốt thì nên đến cơ sở y tế gần nhất kiểm tra, xét nghiệm máu để được bác sĩ chẩn đoán và có hướng điều trị phù hợp. Vì hiện nay, nhiều trường hợp bệnh nhân do chủ quan cứ nghĩ mình bị cảm cúm nên mua thuốc về điều trị hoặc đến các phòng khám tư nhân truyền dịch, điều này dẫn đến nhiều trường hợp vào viện trong tình trạng tiền sốc, thậm chí đã sốc, chúng tôi phải cấp cứu, chống sốc tại chỗ”, BS Đồng Minh Hùng, Trưởng khoa Nhiễm Bệnh viện ĐK Đồng Nai cho hay. 

Bác sĩ Bệnh viện Quốc tế Hoàn Mỹ Đồng Nai khám cho bệnh nhân SXH.

ThS.BS Phí Thị Lệ Tân, Khoa Nội Bệnh viện Quốc tế Hoàn Mỹ Đồng Nai cũng cho biết, thời gian qua số lượng bệnh nhân nhập viện do SXH rất đông, trung bình mỗi ngày hơn 20 ca, chưa kể số ca nhẹ được cho điều trị ngoại trú cũng khá nhiều. Trong số bệnh nhân điều trị SXH tại đây, có nhiều ca có dấu hiệu xuất huyết nặng như nôn ra máu; đi cầu đi tiểu ra máu; chảy máu chân răng. Ngoài ra còn ghi nhận các trường hợp bị viêm gan từ mức độ trung bình đến nặng, phải điều trị lâu hơn. 

Theo báo cáo Sở Y tế Đồng Nai, tính từ đầu năm đến nay, Đồng Nai có hơn 5.100 ca mắc SXH (trong đó có hơn 3.300 ca trẻ em), tăng 86.69% so với cùng kỳ năm 2021, đã ghi nhận 5 ca tử vong.

Chuẩn bị các điều kiện tốt nhất trong điều trị SXH

Theo Phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai Nguyễn Trọng Nghĩa, hiện bệnh viện đang bắt đầu quá tải, do số lượng trẻ em mắc 3 bệnh SXH, TCM, nhiễm khuẩn hô hấp tăng cao. So với năm trước, hiện nay bệnh SXH đang tăng cao cả về số lượng ca bệnh và số ca bệnh nặng. Để đáp ứng nhu cầu thu dung điều trị bệnh SXH, cách đây vài tháng bệnh viện đã chuẩn bị đầy đủ các dịch truyền, thuốc men, trang thiết bị máy móc, phòng ốc cho bệnh nhân nằm. Bệnh viện cũng đã tổ chức lớp tập huấn về chăm sóc, theo dõi điều trị bệnh nhân SXH cho toàn tỉnh và tập huấn cho bác sĩ, điều dưỡng ở bệnh viện nhằm mục đích chẩn đoán, điều trị bệnh SXH tốt nhất.  

BS.CKI Đồng Minh Hùng, Trưởng khoa Nhiễm Bệnh viện ĐK Đồng Nai cho hay, khoa Nhiễm của bệnh viện có 60 giường bệnh, nhưng phải trừ một khu khoảng 10 giường để điều trị ca COVID-19 nặng. Do khoa Nhiễm trước đây là khoa Hồi sức COVID-19 nên đã có đầy đủ máy móc, trang thiết bị như máy monitor, máy thở, máy bơm điện, máy đếm giọt… và bệnh viện cũng trang bị đầy đủ dịch truyền, cao phân tử đáp ứng được việc điều trị cho bệnh nhân SXH.

“Hiện tại dung dịch cao phân tử HES 200 theo chuẩn của Bộ Y tế đã không còn hàng trên toàn quốc, nên bệnh viện đang sử dụng dung dịch cao phân tử HES 130 và đã mua dự trữ cao phân tử này trong mùa dịch SXH. Còn về tiểu cầu, các bệnh viện tuyến tỉnh không dự trữ nên khi có bệnh nhân cần  thì bệnh viện sẽ lên Bệnh viện Chợ Rẫy TP.HCM để mua. Thời gian qua cũng có nhiều ca phải truyền tiểu cầu”, BS Hùng cho biết thêm.

 Trẻ nằm điều trị SXH tại Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai.

Để đáp ứng công tác điều trị SXH, bệnh viện cũng đã cử các bác sĩ, điều dưỡng tham gia các lớp tập huấn nâng cao năng lực trong chẩn đoán, điều trị SXH do Sở Y tế tổ chức. Tuy nhiên, BS Hùng lo lắng, thời gian tới dự báo số ca SXH còn tăng cao, trong khi đó nhân lực của khoa chỉ có 8 bác sĩ, nhưng phải phụ trách thêm Phòng khám OPC (phòng khám, điều trị ngoại trú HIV) và phải đi công tác phục vụ cho công tác phòng chống SXH của tỉnh nên sẽ gặp khó khăn về nhân lực. Vì vậy, khoa cũng đã lên phương án trong trường hợp số ca mắc SXH nhập viện tiếp tục tăng cao sẽ huy động các khoa khác xuống hỗ trợ. Hoặc những khoa còn giường trống sẽ tiếp nhận những ca SXH nhẹ, còn khoa Nhiễm sẽ điều trị  những ca SXH nặng, để giảm áp lực cho khoa Nhiễm. 

BS.CKII Nguyễn Văn Bình, Phó giám đốc Sở Y tế Đồng Nai cho biết, hiện nay tình hình bệnh SXH trên địa bàn tỉnh đang diễn biến phức tạp, do vậy các bệnh viện, trung tâm y tế có giường bệnh cần chuẩn bị đầy đủ phòng ốc, máy móc, thuốc men để đáp ứng tốt việc thu dung điều trị SXH. Đặc biệt, các bác sĩ, điều dưỡng cần cập nhật những quy định về công tác chuyên môn, các phác đồ điều trị mới của Bộ Y tế, nâng cao năng lực trong chẩn đoán, theo dõi điều trị SXH qua các lớp tập huấn mà Sở Y tế cũng như các bệnh viện tổ chức.

“SXH là bệnh có cơ chế bệnh sinh, triệu chứng, phác đồ điều trị rõ ràng nhưng diễn biến bệnh ở mỗi bệnh nhân khác nhau, do vậy đòi hỏi các bác sĩ nâng cao năng lực để chẩn đoán đúng bệnh, đúng giai đoạn để có phác đồ điều trị phù hợp, hạn chế thấp nhất ca tử vong”, BS Bình nhấn mạnh.

Gia Nhi 

Share with friends

Bài liên quan

Chủ động phòng chống bệnh lây từ động vật sang người
Tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh đau mắt đỏ
[Video] Cảnh báo dịch bệnh gia tăng mùa tựu trường
Chủ động phòng, chống bệnh tay chân miệng đầu năm học mới
Tiêm vắc xin – biện pháp hiệu quả nhất phòng bệnh Thủy đậu
Phân loại và các biện pháp phòng bệnh truyền nhiễm
Tập trung triển khai các giải pháp không để dịch chồng dịch
Chủ động phòng bệnh viêm não Nhật Bản
Không chủ quan với bệnh tay chân miệng
Số ca tay chân miệng vẫn đang tăng, lo ngại chủng gây bệnh nặng
Phòng bệnh tay chân miệng và các bệnh thường gặp mùa hè cho trẻ
Khuyến cáo phòng bệnh thủy đậu
Cần chủ động phòng ngừa khi bệnh tay chân miệng có chiều hướng gia tăng
Chú trọng thực hiện các biện pháp phòng chống sốt xuất huyết
Người bệnh tử vong do COVID-19 thường ở nhóm nguy cơ cao
Chủ động phòng bệnh khi giao mùa
Toạ đàm: Những lợi ích của tiêm vắc xin phòng bệnh cúm
Chủ động triển khai các biện pháp phòng bệnh sốt xuất huyết
CDC Đồng Nai chủ động triển khai các hoạt động phòng, chống dịch bệnh
[Infographics] Các dấu hiệu, triệu chứng và cách phòng bệnh cúm A
TUYEN TRUYEN PHAP LUAT
Thủ tục hành chính

TƯ VẤN

Tư vấn tiêm các loại vắc xin:
  02513.899.580 hoặc 02513.846.680
 Tư vấn khám sức khỏe:
  02513.834.493-141
• Tư vấn Quan trắc môi trường - Lấy mẫu nước: 
  02513.835.672-131
• Tư vấn sức khỏe sinh sản:
  02513.942.461
• Tư vấn xét nghiệm nước
- thực phẩm:
  02518.871.681
• Tư vấn dinh dưỡng:
 02513.840.429
• Tư vấn HIV/AIDS:
  02518.872.322

LIÊN KẾT

Bộ Y tế
TRANG TIN VỀ DỊCH BỆNH VIÊM ĐƯỜNG HÔ HẤP CẤP COVID-19
Cục Y Tế Dự Phòng
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
CONG THONG TIN TINH DONG NAI
Sở Y Tế Đồng Nai
Chương trình Sức khỏe Việt Nam
Bao Dong Nai
Dự án phòng chống Tăng huyết áp
BAO TIN TUC TTXVN