Nhiều người bị đau đầu sau khi uống rượu bia liền sử dụng thuốc paracetamol vì nghĩ sẽ làm giảm triệu chứng này. Tuy nhiên đây lại là cách làm gây hại cho sức khỏe.

Bác sĩ Đinh Thế Tiến - Khoa Nội tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa Đức Giang cho biết, rượu làm giảm lượng glucose trong máu dẫn tới chóng mặt ở người say rượu. Uống rượu, bia khiến bạn mệt mỏi, mất nước nên càng nôn nao, đau đầu.

Khi uống rượu, gan sẽ phải làm việc cật lực để chuyển hóa và đào thải ethanol. Sử dụng paracetamol vô tình sẽ làm tăng gánh nặng chuyển hóa đối với gan và gây tình trạng ngộ độc paracetamol.

Bên cạnh đó, paracetamol, aspirin và một số loại thuốc giảm đau, hạ sốt khi uống với rượu sẽ kích ứng niêm mạc dạ dày, gây chảy máu đường tiêu hóa, làm tăng gấp đôi tác hại lên gan.

Ngoài ra, paracetamol là thuốc giảm đau hạ sốt, uống theo chỉ định và liều lượng. Thuốc chống chỉ định với người có bệnh lý cấp tính về gan (viêm gan virus đang giai đoạn cấp tính, đang điều trị tổn thương gan cấp tính do mọi nguyên nhân...). Bệnh nhân có bệnh lý về gan nhưng không trong giai đoạn cấp tính, phải giảm liều và giảm cả thời gian dùng thuốc.

Chưa kể, uống rượu quá nhiều dẫn đến bệnh lý gan như viêm gan, xơ gan. Nếu bạn thường xuyên uống rượu, bia, chỉ cần dùng với liều paracetamol thông thường cũng có thể gây hại.

TS.BS Nguyễn Trung Nguyên - Giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai thì cho rằng, uống thuốc giảm đau để khống chế cơn đau đầu, khó chịu sau những chầu nhậu là sai lầm.

Các bác sĩ khuyên không nên uống thêm vitamin B1, B6, acid folic, paracetamol, aspirin… để làm giảm đau đầu khi say.

Paracetamol, aspirin và một số loại thuốc giảm đau, hạ sốt khi uống với rượu sẽ kích ứng niêm mạc dạ dày, gây chảy máu đường tiêu hóa, làm tăng gấp đôi tác hại lên gan.

Rượu bia là thức uống gây hại cho sức khỏe, người dân nên hạn chế sử dụng. 

"Dùng quá liều paracetamol giảm đau đầu sau khi uống rượu bia có thể gây tổn thương và ngộ độc gan.

Cách hạn chế cơn đau đầu sau uống rượu bia

BS. Đinh Thế Tiến khuyến cáo, khi bị đau đầu do rượu, bia, bạn nên tìm cách khác để giảm đau như uống nhiều nước lọc, nước gừng và chất điện giải để giúp đào thải nhanh chất cồn khỏi cơ thể.

Không nên để bụng đói trước khi uống khiến cơ thể hấp thụ rượu nhanh và dễ say hơn.

Sau khi uống rượu, bạn nên ăn cháo loãng hoặc súp nóng để bổ sung muối natri và kali, giúp cơ thể hồi phục nhanh.

Chuyên gia chống độc Nguyễn Trung Nguyên tư vấn, nếu người say vẫn nhận biết được thì nên cho ăn uống đầy đủ dinh dưỡng. Người uống rượu thường ít ăn, chỉ uống cho tới khi bị rơi vào tình trạng ngộ độc, rất dễ bị hạ đường huyết. Vì vậy, lựa chọn thức ăn có chứa tinh bột, đường là cách giúp đưa đường huyết của cơ thể về mức an toàn.

Thực tế đã có những bệnh nhân sau khi uống say về ngủ luôn không ăn gì và bị hạ đường huyết. Sáng hôm sau, khi người nhà đánh thức, bệnh nhân đã tử vong.

Loại thực phẩm nên cho bệnh nhân say rượu dùng là thực phẩm có đường, tinh bột như gạo, ngô, khoai. Ngoài ra, có thể uống nước đường, sữa, nước canh, nước mật ong hoặc oresol. Một số thức ăn dễ tiêu giúp cho người say nhanh chóng giải rượu như cháo loãng, bún, phở…

Dương Hải
Nguồn: suckhoedoisong.vn

Share with friends

Bài liên quan

Vắc xin – “lá chắn” bảo vệ sức khỏe mọi người
Những ai cần tiêm phòng viêm gan B?
Vắc xin Gardasil 9 - phòng ngừa bệnh do vi rút HPV cho cả nam và nữ
Chủ động phòng, chống bệnh liên cầu lợn trên người
Phòng bệnh viêm da cơ địa
Tiêm vắc xin là biện pháp duy nhất phòng bệnh dại
Không chủ quan khi trẻ chậm nói
Bác sĩ cảnh báo dấu hiệu của thiếu máu não thoáng qua
Cần tiêm vắc xin phòng cúm hàng năm, nhất là trẻ nhỏ hoặc người có bệnh mạn tính
Sàng lọc trước sinh giúp trẻ sinh ra khỏe mạnh
Rượu bia tác động đến tuyến tụy như thế nào?
Rối loạn tiêu hóa ngày Xuân và cách phòng ngừa
Vì sao uống rượu bia làm tăng nguy cơ gây ung thư?
Nhận biết giò, chả có hàn the dịp Tết
Nhận biết rượu dởm và tránh ngộ độc rượu ngày Tết
Vui Tết an toàn: tránh lạm dụng rượu bia
10 thói quen không tốt cần tránh khi trời lạnh để phòng biến cố về sức khỏe
Bộ Y tế ban hành hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh do virus Adeno
7 triệu chứng nghiêm trọng của cúm cần lưu ý
Tỷ lệ sử dụng thuốc lá điện tử tăng 18 lần sau 5 năm, nhiều hệ luỵ khôn lường cho sức khoẻ
TUYEN TRUYEN PHAP LUAT
Thủ tục hành chính

TƯ VẤN

Tư vấn tiêm các loại vắc xin:
  02513.899.580 hoặc 02513.846.680
 Tư vấn khám sức khỏe:
  02513.834.493-141
 Tư vấn Quan trắc môi trường - Lấy mẫu nước: 
  02513.835.672-131
 Tư vấn sức khỏe sinh sản:
  02513.942.461
Tư vấn xét nghiệm nước
- thực phẩm:
  02518.871.681
Tư vấn dinh dưỡng:
 02513.840.429
 Tư vấn HIV/AIDS:
  02518.872.322

LIÊN KẾT

Bộ Y tế
TRANG TIN VỀ DỊCH BỆNH VIÊM ĐƯỜNG HÔ HẤP CẤP COVID-19
Cục Y Tế Dự Phòng
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
CONG THONG TIN TINH DONG NAI
Sở Y Tế Đồng Nai
Chương trình Sức khỏe Việt Nam
Bao Dong Nai
Dự án phòng chống Tăng huyết áp
BAO TIN TUC TTXVN