Ngày 23/7/2022, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu đối với bệnh đậu mùa khỉ (monkey pox). Đây là bệnh truyền nhiễm cấp tính, có khả năng gây dịch, do vi rút đậu mùa khỉ gây ra. 

Bệnh có nguồn gốc từ Châu Phi, hiện có khoảng 22.485 ca bệnh xác định tại 79 quốc gia và vùng lãnh thổ trong đó có 5 ca tử vong.

Bệnh đậu mùa khỉ lây truyền qua hai con đường:  

Từ động vật sang người: do tiếp xúc với động vật bị nhiễm bệnh, chẳng hạn như chuột, khỉ; tiếp xúc trực tiếp với máu, chất dịch cơ thể hoặc các tổn thương bên ngoài của động vật bị nhiễm bệnh; tiêu thụ thịt chưa nấu chín từ động vật bị nhiễm bệnh.

Từ người sang người: do tiếp xúc trực tiếp với tổn thương trên da, máu, dịch cơ thể của người bị nhiễm bệnh; qua giọt bắn đường hô hấp khi tiếp xúc trực diện (không đeo khẩu trang), kéo dài; tiếp xúc thân mật, chẳng hạn như hôn, quan hệ tình dục, đặc biệt là quan hệ tình dục đồng giới nam; tiếp xúc gián tiếp qua các vật dụng của người nhiễm bệnh; lây truyền từ mẹ sang con.

Dấu hiệu nhận biết  

Bệnh có 3 triệu chứng chính là sốt, phát ban dạng phỏng nước và sưng hạch ngoại vi. Ngoài ra, người bệnh có thể có triệu chứng khác như đau đầu, mệt mỏi, ớn lạnh, đau họng, đau cơ. Bệnh thường tự khỏi trong vòng 2-4 tuần.

Mặc dù các ca bệnh đậu mùa khỉ có thể tự khỏi nhưng ở các đối tượng có hệ miễn dịch yếu như trẻ em, phụ nữ có thai, phụ nữ cho con bú hoặc người đang mắc bệnh cấp hoặc mãn tính như sốt xuất huyết, ung thư,… nếu không được theo dõi, điều trị có thể dẫn tới các biến chứng nặng, bao gồm: tổn thương mắt (giảm thị lực, sẹo giác mạc), viêm phổi, hội chứng suy hô hấp cấp, nhiễm trùng huyết, viêm não,… và có thể dẫn tới tử vong.

Các nốt phát ban lan rộng trên cơ thể bệnh nhân mắc bệnh đậu mùa khỉ. 

Biện pháp phòng bệnh

Trước tình hình dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp, cùng với các dịch bệnh khác đang lưu hành tại Việt Nam nói chung và Đồng Nai nói riêng như sốt xuất huyết, cúm A, tay chân miệng,… để tránh tình trạng dịch chồng dịch, người dân không nên chủ quan, lơ là trong thực hiện các biện pháp phòng các bệnh đang lưu hành cũng như các bệnh chưa xâm nhập vào lãnh thổ Việt Nam. 

Cụ thể, để chủ động, tích cực phòng bệnh đậu mùa khỉ người dân cần thực hiện các biện pháp sau đây:

- Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng với nước sạch hoặc các dung dịch sát khuẩn thông thường, đặc biệt là khi vừa tiếp xúc với người/ động vật.

- Thực hiện ăn chín, uống sôi. Chỉ ăn thịt động vật rõ nguồn gốc xuất xứ, đã qua kiểm định.

- Tránh tiếp xúc với người/động vật có nguy cơ mắc bệnh (bao gồm cả động vật bị bệnh hoặc đã chết ở những khu vực xảy ra bệnh đậu mùa ở khỉ).

- Tránh tiếp xúc với vật dụng, bề mặt có nguy cơ nhiễm vi rút đậu mùa khỉ như khăn trải giường, quần áo người bệnh.

- Người nghi ngờ mắc bệnh đậu mùa khỉ cần tự cách ly, tránh tiếp xúc với người lành và báo ngay cho cơ sở y tế gần nhất để được hướng dẫn cách ly, điều trị.

Đối với vắc xin đậu mùa khỉ (vắc xin sửa đổi Ankara) hiện nay Tổ chức Y tế thế giới chỉ khuyến khích tiêm cho những nhóm đối tượng có nguy cơ cao (nhân viên y tế, nhân viên phòng xét nghiệm,…), chưa khuyến cáo tiêm chủng đại trà vào thời điểm này.

BS.Hồ Thị Hồng
CDC Đồng Nai

Share with friends

Bài liên quan

[Video] Tọa đàm: 100% người mắc bệnh dại sẽ tử vong - Phòng ngừa ra sao?
Ghi nhận ca cúm A/H9 đầu tiên, Bộ Y tế hướng dẫn cách phòng cúm gia cầm lây sang người
Xuất hiện trẻ bị viêm não mô cầu tại Tây Ninh, cần tiêm vắc xin phòng bệnh
[Video] Tăng cường công tác phòng, chống bệnh dại
Tiêm vắc xin là biện pháp tốt nhất để chủ động phòng bệnh sởi
Các địa phương cần triển khai các biện pháp cấp bách phòng, chống bệnh dại
Người dân cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống bệnh dại
Chủ động phòng ngừa bệnh dại
Thêm 1 ca nghi mắc bệnh đậu mùa khỉ
[Infographics] Cúm A: Các dấu hiệu cảnh báo cần nhập viện khẩn cấp
Khuyến cáo phòng bệnh hô hấp gia tăng
[Infographic] Những điều cần biết về bệnh đậu mùa khỉ
Toàn dân chung tay cùng ngành y tế phòng chống dịch bệnh
Chủ động phòng bệnh cúm khi thời tiết giao mùa
[Tọa đàm] Những điều cần biết để phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ
Một số thông tin về bệnh đậu mùa khỉ
Hướng dẫn trẻ cách tự vệ khi bị chó tấn công
[Infographic] Bệnh đậu mùa khỉ và những điều cần biết
Đồng Nai tăng cường phòng chống bệnh đậu mùa khỉ
Chủ động phòng chống bệnh lây từ động vật sang người

THÔNG BÁO

TUYEN TRUYEN PHAP LUAT
Thủ tục hành chính

TƯ VẤN

Tư vấn tiêm các loại vắc xin:
  02513.899.580 hoặc 02513.846.680
 Tư vấn khám sức khỏe:
  02513.834.493-141
• Tư vấn Quan trắc môi trường - Lấy mẫu nước: 
  02513.835.672-131
• Tư vấn sức khỏe sinh sản:
  02513.942.461
• Tư vấn xét nghiệm nước
- thực phẩm:
  02518.871.681
• Tư vấn dinh dưỡng:
 02513.840.429
• Tư vấn HIV/AIDS:
  02518.872.322

LIÊN KẾT

Bộ Y tế
Cục Y Tế Dự Phòng
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
CONG THONG TIN TINH DONG NAI
Sở Y Tế Đồng Nai
Chương trình Sức khỏe Việt Nam
Bao Dong Nai
Dự án phòng chống Tăng huyết áp
BAO TIN TUC TTXVN