Nhân dịp kỷ niệm 93 năm ngày Phụ nữ Việt Nam (20/10/1930-20/10/2023), PV CDC Đồng Nai đã có cuộc trao đổi với Thạc sĩ Võ Thị Ngọc Lắm, Phó Giám đốc Sở Y tế Đồng Nai về việc thực hiện mục tiêu chiến lược quốc gia về bình đẳng giới trong ngành y tế giai đoạn 2021-2030.

ThS Võ Thị Ngọc Lắm, Phó Giám đốc Sở Y tế Đồng Nai.

* Xin bà đánh giá khái quát về công tác thực hiện bình đẳng giới nói chung và của ngành y tế Đồng Nai nói riêng hiện nay?

ThS Võ Thị Ngọc Lắm: Như chúng ta biết, mục tiêu bình đẳng giới là hướng đến việc tạo điều kiện và cơ hội để phụ nữ và nam giới tham gia, thụ hưởng bình đẳng trong các lĩnh vực của đời sống xã hội, góp phần vào sự phát triển bền vững của đất nước. 

Ngành Y tế là một ngành đặc thù, trong đó lao động nữ chiếm tỷ lệ khá cao 68,8% trên tổng số công chức, viên chức và người lao động (CCVCLĐ). Do đó, để thực hiện thắng lợi mục tiêu chiến lược bình đẳng giới do Bộ Y tế và UBND tỉnh quy định, hằng năm ngành Y tế đều xây dựng kế hoạch định hướng phát triển và chỉ đạo các đơn vị trực thuộc thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về công tác bình đẳng giới nhằm đảm bảo ngày càng nhiều lao động nữ được tham gia vào tất cả các lĩnh vực, từ đó giúp phụ nữ khẳng định vị thế của mình trong cơ quan, đơn vị và xã hội, đồng thời tạo điều kiện cho phụ nữ tham gia cống hiến sức lực, trí tuệ cũng như được hưởng thụ những thành quả tạo ra và quan trọng hơn là được quyền lựa chọn những điều mong muốn khi có đủ điều kiện và cơ hội như nam giới. 

Trên thực tế, nhiều năm qua, ngành Y tế đã chủ động lồng ghép công tác tuyên truyền, phổ biến và chỉ đạo thực hiện hiệu quả các nội dung về bình đẳng giới đến toàn thể CCVCLĐ trong ngành. Theo đó, ngành Y tế luôn chú trọng tạo điều kiện và phát huy tối đa vai trò của đội ngũ CCVCLĐ nữ, nếu như năm 2018 tỷ lệ nữ giữ các chức vụ lãnh đạo, quản lý trong ngành chiếm 5,7% thì đến năm 2022 đã tăng lên 6,1%; tỉ lệ nữ được tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cũng tăng đều mỗi năm.

* Bộ Y tế đã có những quy định, UBND tỉnh cũng có những hướng dẫn về vấn đề bình đẳng giới trong lĩnh vực y tế. Trong đó tập trung vào 2 nội dung chính là: Đảm bảo bình đẳng giới trong tiếp cận, thụ hưởng dịch vụ chăm sóc sức khỏe và đảm bảo quyền bình đẳng với cán bộ y tế. Vậy ngành y tế thực hiện 2 nội dung này như thế nào, thưa bà?

ThS Võ Thị Ngọc Lắm: Thực hiện Quyết định số 5658/QĐ-BYT về kế hoạch thực hiện chiến lược quốc gia về bình đẳng giới trong ngành Y tế giai đoạn 2021-2030 và Kế hoạch thực hiện bình đẳng giới giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, ngành Y tế đã chỉ đạo các đơn vị triển khai thực hiện nghiêm các chỉ tiêu đề ra. Đối với nội dung đảm bảo bình đẳng giới trong tiếp cận, thụ hưởng dịch vụ chăm sóc sức khỏe, ngành Y tế đã thực hiện tốt mục tiêu đề ra, riêng chỉ tiêu tỷ suất sinh ở vị thành niên trong 2 năm 2021-2022 còn tương đối cao so với quy định, do đó ngành y tế rất mong sự chung tay của cả hệ thống chính trị tích cực tuyên truyền, phổ biến trong cộng đồng đặc biệt là ở những vùng sâu, vùng xa nhằm nâng cao nhận thức của nữ giới về kiến thức sinh sản, tham gia thăm khám và tư vấn tiền hôn nhân; bài trừ nạn tảo hôn và sự bất lợi khi sinh con ở tuổi vị thành niên,…để đảm bảo sức khỏe cho trẻ vị thành niên được phát triển toàn diện.

Công tác truyền thông được ngành y tế đặc biệt trú trọng, hằng năm đều phối hợp với các ban ngành, đoàn thể thực hiện bằng nhiều hình thức như: tổ chức hội nghị, hội thảo, tọa đàm,… cho nhiều đối tượng khác nhau về mất cân bằng giới tính khi sinh và vấn đề bình đẳng giới cho hơn 6 ngàn lượt người tham gia. Giao Chi cục Dân số-KHHGĐ tỉnh hằng năm tổ chức Hội nghị biểu dương các trẻ em gái thuộc gia đình sinh con một bề là gái, không sinh con thứ ba học giỏi sống tốt,… Những hoạt động này đã tác rất động lớn đến nhận thức của toàn dân trong vấn đề mất cân bằng giới tính khi sinh và bình đẳng giới trên thực tế.

Đối với chỉ tiêu đảm bảo quyền bình đẳng với cán bộ y tế, ngoài việc thực hiện tốt các các chế độ chính sách của Nhà nước đối với CCVCLĐ thì ngành Y tế đặc biệt quan tâm đến đời sống vật chất và tinh thần của đội ngũ CCVCLĐ, luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi để lao động nữ được tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ; tổ chức các phong trào thi đua kỷ niệm các ngày lễ lớn như: 8/3, 28/6, 20/10,… để chị em phụ nữ có dịp được gặp gỡ, giao lưu, gắn tình đoàn kết đồng thời học hỏi, trao đổi kinh nghiệm trong công việc và cuộc sống,… góp phần hoàn thành thắng lợi chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao. 

Toàn ngành y tế hiện có 23 đơn vị trực thuộc, tổng số 9.537 CCVCLĐ, trong đó nữ 6.565 người (tỉ lệ 68,8%); số cán bộ lãnh đạo quản lý 831 người, trong đó nữ 376 (tỉ lệ 45,24%). Dự tính mỗi năm sẽ tăng từ 15% cho các vị trí quy hoạch lãnh đạo là nữ. 

* Trong quá trình triển khai thực hiện các mục tiêu bình đẳng giới có gặp những trở ngại nào không, thưa bà?

ThS Võ Thị Ngọc Lắm:  Trở ngại lớn nhất hiện nay có lẽ là vấn đề định kiến về giới trong xã hội vẫn còn tồn tại, bên cạnh đó quan điểm của một số lãnh đạo ở một số cơ quan, đơn vị vẫn chưa tin tưởng trong phân công nhiệm vụ đối với cán bộ nữ, dẫn đến cơ cấu quy hoạch, bổ nhiệm các vị trí lãnh đạo, quản lý vẫn chưa đạt chỉ tiêu theo quy định.

Một trở ngại nữa đó là lao động nữ vừa thực hiện chức năng sinh nở, làm vợ, làm mẹ nhưng vẫn đảm trách khối lượng công việc ở cơ quan, đơn vị như nam giới, nên đôi khi chưa chủ động việc sắp xếp thời gian tham gia học tập, bồi dưỡng để đáp ứng các tiêu chuẩn quy định đối với các chức danh lãnh đạo, quản lý. Hơn nữa, nhiều chị em có tư tưởng an phận, không muốn phấn đấu nên đã ảnh hưởng ít nhiều đến tỉ lệ nữ lãnh đạo, quản lý trong ngành Y tế hiện nay. 

Về kinh phí hoạt động giành cho chương trình bình đẳng giới cũng tùy thuộc vào từng cơ quan, đơn vị bố trí, do đó việc triển các hoạt động chưa đa dạng, chưa gắn kết với các hoạt động chuyên môn cũng như việc phối kết hợp với các đơn vị có liên quan. Mặc dù ngành Y tế đã thành lập Ban vì sự tiến bộ của phụ nữ, nhưng do thiếu nguồn kinh phí nên các hoạt động của Ban vẫn còn nhiều hạn chế. 

* Vậy theo bà, ngành Y tế cần có những giải pháp gì để khắc phục những khó khăn, rào cản này để hoàn thành mục tiêu đã đề ra? 

ThS Võ Thị Ngọc Lắm: Từ những khó khăn ở trên, trước tiên ngành Y tế cần tiếp tục đẩy mạnh công tác truyền thông, nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi về bình đẳng giới của các cấp, các ngành và tại các cơ quan, đơn vị; bản thân mỗi người phụ nữ cũng phải cố gắng phấn đấu vươn lên để cống hiến và thụ hưởng những thành quả tốt đẹp mà cơ quan, gia đình và xã hội đã tạo điều kiện cho nữ giới.

Sắp tới, ngành Y tế sẽ có nhiều giải pháp cụ thể trong việc xây dựng cơ cấu cán bộ nữ hợp lý ở tất cả các vị trí, từ quy hoạch đến bổ nhiệm, đảm bảo tỉ lệ nữ giữ chức danh lãnh đạo, quản lý đúng theo quy định.

Trong nhiều năm qua, ngành Y tế luôn nhận được sự quan tâm, ủng hộ của các cấp, các ngành và cả hệ thống chính trị, do đó người đứng đầu các cơ quan, đơn vị cần quan tâm đầu tư kinh phí, bố trí cán bộ có tâm huyết phụ trách công tác bình đẳng giới nhằm tăng cường hơn nữa các hoạt động liên quan đến chế độ, chính sách, công tác đào tạo, bồi dưỡng, tạo điều kiện cho lao động nữ được học tập và tham gia vào mọi hoạt động của đời sống xã hội để công tác bình đẳng giới được thực hiện nghiêm trong thực tế./.

Bích Ngọc (thực hiện)

Share with friends

Bài liên quan

Kịp thời cứu sống bé gái bị chấn thương sọ não không có biểu hiện đặc trưng
Gần 2.600 người khuyết tật được hỗ trợ theo dự án DIRECT
Thêm một người bị chó dại cắn tại TP.Biên Hoà
Đình chỉ lưu hành, thu hồi thuốc Methotrexat Bidiphar
[Video] Tổ chức uống vitamin A đợt 2/2023 cho trẻ dưới 5 tuổi
Giảm muối trong chế độ ăn để phòng ngừa bệnh
[Video] Bảo hiểm y tế - “Phao cứu sinh” cho người bệnh
Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới hài lòng người bệnh
Tập huấn văn bản quy phạm pháp luật về chất thải y tế
CDC Đồng Nai tổ chức Hội nghị nghiệm thu đề tài, sáng kiến nghiên cứu khoa học năm 2023
Hút thuốc lá thụ động nguy hại hơn cả trực tiếp hút thuốc
Tập huấn giám sát bệnh truyền nhiễm trong tiêm chủng mở rộng
Đa dạng hóa hoạt động truyền thông dân số
Những điều dưỡng tận tâm chăm sóc bệnh nhi
Định Quán tập huấn phòng chống HIV/AIDS
Lọc màng bụng mang lại nhiều lợi ích cho người bệnh suy thận mạn
Truyền thông kiến thức phòng lây nhiễm HIV/AIDS cho học viên cơ sở cai nghiện ma tuý
Triển khai tiêm vắc xin cúm mùa cho nhân viên y tế Đồng Nai
Chúng ta cần lương thực, không cần thuốc lá
Bệnh viện Đa khoa khu vực Long Khánh tổ chức Hội nghị Khoa học kỹ thuật
TUYEN TRUYEN PHAP LUAT
Thủ tục hành chính

TƯ VẤN

Tư vấn tiêm các loại vắc xin:
  02513.899.580 hoặc 02513.846.680
 Tư vấn khám sức khỏe:
  02513.834.493-141
• Tư vấn Quan trắc môi trường - Lấy mẫu nước: 
  02513.835.672-131
• Tư vấn sức khỏe sinh sản:
  02513.942.461
• Tư vấn xét nghiệm nước
- thực phẩm:
  02518.871.681
• Tư vấn dinh dưỡng:
 02513.840.429
• Tư vấn HIV/AIDS:
  02518.872.322

LIÊN KẾT

Bộ Y tế
TRANG TIN VỀ DỊCH BỆNH VIÊM ĐƯỜNG HÔ HẤP CẤP COVID-19
Cục Y Tế Dự Phòng
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
CONG THONG TIN TINH DONG NAI
Sở Y Tế Đồng Nai
Chương trình Sức khỏe Việt Nam
Bao Dong Nai
Dự án phòng chống Tăng huyết áp
BAO TIN TUC TTXVN