Để hưởng BHYT khi chuyển tuyến, người bệnh phải hội đủ những điều kiện, thủ tục theo quy định. Theo đó, nhiều trường hợp, khi nhập viện, người bệnh theo yêu cầu chuyên môn phải chuyển tuyến đến cơ sở khám chữa bệnh khác.

4 trường hợp chuyển tuyến

Theo quy định tại Điều 4 Thông tư số 14/2014/TT-BYT và Thông tư 43/2013/TT-BYT, chuyển tuyến được thực hiện trong các trường hợp sau đây:

- Chuyển người bệnh từ tuyến dưới lên tuyến trên liền kề theo trình tự: Tuyến xã lên tuyến huyện, tuyến huyện lên tuyến tỉnh, tuyến tỉnh lên tuyến Trung ương hoặc nếu cơ sở khám chữa bệnh tuyến trên liền kề không có dịch vụ kỹ thuật phù hợp thì được chuyển lên tuyến cao hơn.

Bệnh nhân chờ khám bệnh BHYT tại Bệnh viện ĐKKV Long Khánh.

Trong đó, căn cứ Điều 3 Thông tư 43/2013/TT-BYT, các loại tuyến gồm:

Tuyến Trung ương: Các bệnh viện hạng I trực thuộc Bộ Y tế, Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương... Tuyến tỉnh: Bệnh viện xếp hạng II trở xuống trực thuộc Bộ Y tế, bệnh viện hạng I, hạng II thuộc Sở Y tế... Tuyến huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh: Các bệnh viện hạng III, hạng IV, bệnh viện chưa xếp hạng, trung tâm y tế huyện, bệnh xá công an tỉnh, phòng khám đa khoa, chuyên khoa... Tuyến xã, phường, thị trấn: Trạm y tế xã, trạm xá, phòng khám bác sĩ gia đình...

- Chuyển người bệnh từ tuyến trên về tuyến dưới;

- Chuyển người bệnh giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong cùng tuyến.

Điều kiện

Để được coi là chuyển đúng tuyến, Điều 5 Thông tư 14 quy định cụ thể điều kiện của từng trường hợp sau:

- Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chuyển người bệnh từ tuyến dưới lên tuyến trên: Bệnh không phù hợp với năng lực chẩn đoán và điều trị, danh mục kỹ thuật của cơ sở khám chữa bệnh tuyến dưới hoặc do điều kiện khách quan, cơ sở khám chữa bệnh tuyến dưới không đủ điều kiện để chẩn đoán và điều trị; cơ sở khám chữa bệnh tuyến trên liền kề không có dịch vụ kỹ thuật phù hợp thì cơ sở khám chữa bệnh tuyến dưới được chuyển lên tuyến cao hơn; trước khi chuyển tuyến, người bệnh phải được hội chẩn và có chỉ định chuyển tuyến (trừ phòng khám và cơ sở khám chữa bệnh ở Trung ương).

- Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chuyển người bệnh từ tuyến trên về tuyến dưới: Khi người bệnh đã được chẩn đoán, được điều trị qua giai đoạn cấp cứu, xác định tình trạng bệnh đã thuyên giảm, có thể tiếp tục điều trị ở tuyến dưới.

- Chuyển người bệnh giữa các cơ sở khám chữa bệnh cùng tuyến: Bệnh không phù hợp với cơ sở khám chữa bệnh đó hoặc phù hợp nhưng do điều kiện khách quan, cơ sở khám chữa bệnh không đủ điều kiện chẩn đoán, điều trị. Bệnh phù hợp với danh mục kỹ thuật của cơ sở khám chữa bệnh cùng tuyến dự kiến chuyển đến đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

- Chuyển tuyến giữa các cơ sở khám chữa bệnh trên cùng địa bàn giáp ranh để bảo đảm điều kiện thuận lợi cho người bệnh.

Ngoài những trường hợp này, các trường hợp chuyển tuyến khác đều là chuyển vượt tuyến.

Đồng thời, nếu người bệnh không đáp ứng các điều kiện trên nhưng vẫn yêu cầu chuyển tuyến thì được giải quyết chuyển tuyến để bảo đảm quyền lựa chọn nơi khám chữa bệnh của người bệnh.

Tuy nhiên, khi chuyển tuyến, cơ sở khám chữa bệnh phải cung cấp thông tin về phạm vi quyền lợi và mức hưởng BHYT chi phí khám chữa bệnh không đúng tuyến để người bệnh được biết.

Mức hưởng BHYT khi chuyển đúng tuyến

Nếu thuộc trường hợp chuyển tuyến đúng tuyến, người bệnh được Quỹ BHYT thanh toán chi phí khám chữa bệnh trong phạm vi được hưởng với mức quy định tại Khoản 6, Điều 1 Luật sửa đổi Luật BHYT:

- 100% chi phí khám chữa bệnh nếu thuộc các đối tượng: Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ quân đội đang tại ngũ, học viên công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu hưởng lương như quân nhân... Người có công với cách mạng, cựu chiến binh; Trẻ em dưới 6 tuổi; Người thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hằng tháng; Người thuộc hộ nghèo, người dân tộc thiểu số sinh sống ở vùng có điều kiện khó khăn, đặc biệt khó khăn, xã đảo, huyện đảo; Thân nhân của người có công với cách mạng là cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con của liệt sĩ, người có công nuôi dưỡng liệt sĩ. Có chi phí cho một lần khám chữa bệnh thấp hơn mức quy định tại tuyến xã; Có thời gian tham gia BHYT 5 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí khám chữa bệnh trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở;

- 95% chi phí khám chữa bệnh: Người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng; Thân nhân của người có công với cách mạng trừ cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con của liệt sĩ, người có công nuôi dưỡng liệt sĩ; Người thuộc hộ cận nghèo...

- 80% chi phí khám chữa bệnh: Các trường hợp còn lại.

N.Nam

Share with friends

Bài liên quan

Tăng cường phòng chống dịch bệnh, bảo đảm an toàn thực phẩm tại các trường học
Thời tiết thay đổi, tiêm vắc xin phòng bệnh để bảo vệ sức khỏe tốt hơn
Bệnh viện Y dược cổ truyền tỉnh tổ chức kỷ niệm Ngày Quốc tế điều dưỡng
Đẩy mạnh hoạt động truyền thông, nâng cao ý thức phòng bệnh cho người dân
Cần phối hợp chặt chẽ trong quản lý, kiểm tra đối với các cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ, thức ăn đường phố
Nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm tại Long Khánh có liên quan đến 2 chủng vi khuẩn Salmonella và E.coli
CDC Đồng Nai giám sát công tác phòng, chống sốt xuất huyết tại các địa phương
Tặng 120 phần quà và suất cơm từ thiện cho bệnh nhân
Ngày Thalassemia thế giới 8/5: Sàng lọc bệnh tan máu bẩm sinh để nâng cao chất lượng dân số
Trao quyền giáo dục về bệnh hen phế quản
Giám sát phòng, chống sốt xuất huyết tại các xã có số mắc cao
Phẫu thuật bóc tách khối u tinh hoàn 'khủng'
Hơn 1.200 ca nhập viện vì thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng trong năm 2023
Thông cáo báo chí về tình hình vụ ngộ độc thực phẩm trên địa bàn TP.Long Khánh
Hỗ trợ học sinh ôn tập và thi học kỳ sau khi khỏi bệnh
Đoàn bác sỹ từ TP.Hồ Chí Minh đến hỗ trợ điều trị cho 2 bệnh nhi ngộ độc nặng sau khi ăn bánh mì
Biểu dương các đơn vị kịp thời cấp cứu nạn nhân vụ nổ lò hơi
Bộ Y tế làm việc với Sở Y tế về vụ ngộ độc thực phẩm sau khi ăn bánh mì tại Long Khánh
Ngành y tế Đồng Nai cần phát triển mạng lưới điều trị đột quỵ đáp ứng yêu cầu cấp thiết của người dân
Khẩn trương khắc phục hậu quả vụ ngộ độc thực phẩm nghiêm trọng tại Long Khánh

THÔNG BÁO

TUYEN TRUYEN PHAP LUAT
Thủ tục hành chính

TƯ VẤN

Tư vấn tiêm các loại vắc xin:
  02513.899.580 hoặc 02513.846.680
 Tư vấn khám sức khỏe:
  02513.834.493-141
• Tư vấn Quan trắc môi trường - Lấy mẫu nước: 
  02513.835.672-131
• Tư vấn sức khỏe sinh sản:
  02513.942.461
• Tư vấn xét nghiệm nước
- thực phẩm:
  02518.871.681
• Tư vấn dinh dưỡng:
 02513.840.429
• Tư vấn HIV/AIDS:
  02518.872.322

LIÊN KẾT

Bộ Y tế
Cục Y Tế Dự Phòng
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
CONG THONG TIN TINH DONG NAI
Sở Y Tế Đồng Nai
Chương trình Sức khỏe Việt Nam
Bao Dong Nai
Dự án phòng chống Tăng huyết áp
BAO TIN TUC TTXVN