Từ cuối tháng 9 đến nay, nước ta ghi nhận thêm 3 ca nhiễm đậu mùa khỉ (Mpox), nâng tổng số ca mắc bệnh này lên 5 người. Đáng chú ý, qua điều tra dịch tễ, các ca mới mắc gần đây không đi nước ngoài hay tiếp xúc với người nước ngoài. Đến nay, các địa phương có liên quan vẫn đang tiếp tục điều tra để xác định nguồn lây của bệnh. Trước diễn biến phức tạp đó, ngành Y tế Đồng Nai đã chủ động triển khai các biện pháp theo dõi, giám sát, phòng chống bệnh đậu mùa khỉ, nhằm kiểm soát không để bệnh lây lan trên địa bàn tỉnh. 

3 ca bệnh đậu mùa khỉ mới xuất hiện không có yếu tố nước ngoài

Tính đến nay, cả nước đã ghi nhận 5 trường hợp mắc đậu mùa khỉ, trong đó, TP.Hồ Chí Minh có 4 ca và Bình Dương có 1 ca. Đáng chú ý, ngoại trừ 2 trường hợp đầu tiên nhiễm bệnh hồi tháng 10 năm 2022 do đi nước ngoài về thì cả 3 ca bệnh xuất hiện mới đây đều không đi nước ngoài hoặc tiếp xúc với người nước ngoài. 

Cụ thể, ngày 22-9-2023, ca bệnh thứ 3 được phát hiện tại TP.Hồ Chí Minh là bệnh nhân nam L.V.T (25 tuổi), có hộ khẩu thường trú tại xã Xuân Trường, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai. Bệnh nhân này đến khám tại Bệnh viện Da liễu TP.HCM trong tình trạng nổi hạch bẹn, phát ban dạng mủ tại vùng mặt, niêm mạc miệng, lòng bàn tay, chân, cơ quan sinh dục. Bệnh nhân được chẩn đoán nghi ngờ nhiễm đậu mùa khỉ và được lấy mẫu gửi Viện Pasteur TP.Hồ Chí Minh xét nghiệm. Sáng ngày 23-9-2023, bệnh nhân có kết quả dương tính với vi rút đậu mùa khỉ. Ca bệnh thứ 4 là chị N.T.L (sinh năm 2001) có địa chỉ tại Tân Uyên, Bình Dương, là bạn gái của ca bệnh thứ 3. Và mới đây nhất là bệnh nhân nam 34 tuổi, ngụ huyện Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh được phát hiện bệnh vào ngày 28/9.

Một số hình ảnh phát ban do bệnh đậu mùa khỉ.

Liên quan đến ca bệnh L.V.T có địa chỉ thường trú tại xã Xuân Trường, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai. Do bệnh nhân cư trú tại TP. Hồ Chí Minh nhưng có về thăm nhà tại Đồng Nai hôm 2-9-2023 nên ngành y tế tỉnh đã nhanh chóng triển khai các biện pháp điều tra dịch tễ. Qua đó, lập danh sách theo dõi y tế 4 người có tiếp xúc gần với bệnh nhân (gồm: ba, mẹ, bà nội và chị gái bệnh nhân). Đến nay, đã quá 21 ngày theo dõi và những người này vẫn hoàn toàn bình thường, chưa phát hiện biểu hiện liên quan đến bệnh đậu mùa khỉ.

Trong cuộc họp “Giám sát, điều trị, phòng chống nhiễm khuẩn bệnh đậu mùa khỉ tại khu vực phía Nam” được tổ chức ngày 2-10, TS-BS. Nguyễn Vũ Thượng, Viện phó Viện Pasteur TP.Hồ Chí Minh cho biết, cả 3 bệnh nhân mắc bệnh đậu mùa khỉ mới đây hiện vẫn chưa rõ nguồn lây, chưa tìm thấy yếu tố tiếp xúc với người nước ngoài. TS Nguyễn Vũ Thượng nhận định, rất có thể đây là những ca bệnh “nội địa” và các tỉnh thành chưa ghi nhận ca mắc không có nghĩa là không có ca nào, vẫn có khả năng đã có ca mắc trong cộng đồng nhưng chưa được phát hiện. Hiện các địa phương vẫn đang tiếp tục theo dõi, điều tra dịch tễ. 

Lý giải nguyên nhân vì sao không đi nước ngoài vẫn có thể mắc đậu mùa khỉ, TS Nguyễn Vũ Thượng cho rằng, rất có thể mầm bệnh đã xâm nhập vào Việt Nam và âm thầm lây lan trước đó, nhưng đến gần đây mới có ca biểu hiện đặc trưng đi khám và được phát hiện. 

 Đậu mùa khỉ (Mpox) là bệnh truyền nhiễm do virus đậu mùa khỉ gây ra. Năm 1970, ca bệnh đậu mùa khỉ đầu tiên ở người được ghi nhận tại Cộng hòa Dân chủ Congo. Đến nay, bệnh đậu mùa khỉ đã lây lan 80 quốc gia trên thế giới với diễn biến phức tạp.

Bệnh nhân bị đậu mùa khỉ thường có triệu chứng: Sốt, ớn lạnh, đau cơ, sưng hạch bạch huyết, phát ban... Với người bệnh đã khởi phát cơn sốt, phần lớn đều nổi ban kèm ngứa ngáy 1 - 3 ngày. Thông thường, bệnh kéo dài 2 - 4 tuần và triệu chứng bệnh được biểu hiện sau khi cơ thể nhiễm virus từ 5 đến 21 ngày.

Bệnh đậu mùa khỉ lây qua các chất tiết có mang virus từ các sang thương phát ban đậu mụn nước, mụn mủ. Bệnh lây từ người sang người qua tiếp xúc gần, bao gồm: qua tiếp mặt với mặt, cọ sát da với da, miệng với miệng hoặc miệng với da, gồm cả quan hệ tình dục. 

Hầu hết các trường hợp, triệu chứng của bệnh đậu mùa khỉ tự mất đi trong vòng vài tuần. Tuy nhiên, ở một số người, khi nhiễm bệnh có thể dẫn tới các biến chứng hoặc thậm chí tử vong. Trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và người bị suy giảm miễn dịch có nguy cơ mắc triệu chứng nghiêm trọng hơn và tử vong do bệnh đậu mùa khỉ. 

Tăng cường giám sát, truyền thông không để đậu mùa khỉ lây lan  

BS.CKI Phan Văn Phúc – Trưởng khoa Phòng chống bệnh truyền nhiễm – CDC Đồng Nai khẳng định, đến nay, 4 ca tiếp xúc gần với bệnh nhân nhiễm đậu mùa khỉ có hộ khẩu thường trú tại Đồng Nai đã qua thời gian theo dõi và không có dấu hiệu lây nhiễm. Tuy nhiên, ngành Y tế tỉnh không chủ quan, tiếp tục theo dõi, triển khai các biện pháp phòng chống bệnh đậu mùa khỉ trên địa bàn tỉnh. Đăc biệt, tăng cường công tác truyền thông để người dân nắm được các dấu hiệu và nguy cơ ây lan của dịch bệnh, chủ động đến khám và khai báo y tế. Bên cạnh đó, tập huấn nâng cao kỹ năng nhận biết đậu mùa khỉ cho các cơ sở khám bệnh, tránh nhầm lẫn bệnh đậu mùa khỉ và những bệnh da liễu, bệnh lây qua đường tình dục khác, để kịp thời phát hiện, không bỏ sót ca mắc đậu mùa khỉ trên địa bàn.

CDC Đồng Nai tham gia họp trực truyến về “Tăng cường giám sát, điều trị, phòng chống nhiễm khuẩn bệnh đậu mùa khỉ tại khu vực phía Nam”.

Ngành Y tế khuyến cáo người dân nếu phát hiện bản thân hoặc người xung quanh có triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh đậu mùa khỉ cần đến ngay các cơ sở y tế để được tư vấn, chẩn đoán và điều trị đúng. Người bị bệnh cần tuân thủ nghiêm túc các hướng dẫn của nhân viên y tế trong chăm sóc điều trị cho bản thân, giảm thiểu các biến chứng và phòng lây nhiễm cho người khác. Người bệnh cũng cần thông tin cho những người tiếp xúc gần với mình để có sự theo dõi, phát hiện sớm triệu chứng bệnh, ngăn chặn sự lây lan. 

Đánh giá về tình hình lây lan, BS. Phan Văn Phúc nhận định, nguy cơ bùng phát bệnh đậu mùa khỉ thành dịch lớn không cao vì đây là bệnh truyền nhiễm nhóm B, không phải bệnh lây trong nhóm cộng đồng lớn. Người dân không nên quá hoang mang, nhưng cũng không được chủ quan, cần thực hiện đúng các khuyến cáo của ngành y tế về các biện pháp phòng bệnh. 

Thiên Thanh

Share with friends

Bài liên quan

Đẩy mạnh các biện pháp phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm
[Video] Tọa đàm: 100% người mắc bệnh dại sẽ tử vong - Phòng ngừa ra sao?
Ghi nhận ca cúm A/H9 đầu tiên, Bộ Y tế hướng dẫn cách phòng cúm gia cầm lây sang người
Xuất hiện trẻ bị viêm não mô cầu tại Tây Ninh, cần tiêm vắc xin phòng bệnh
[Video] Tăng cường công tác phòng, chống bệnh dại
Tiêm vắc xin là biện pháp tốt nhất để chủ động phòng bệnh sởi
Các địa phương cần triển khai các biện pháp cấp bách phòng, chống bệnh dại
Người dân cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống bệnh dại
Chủ động phòng ngừa bệnh dại
Thêm 1 ca nghi mắc bệnh đậu mùa khỉ
[Infographics] Cúm A: Các dấu hiệu cảnh báo cần nhập viện khẩn cấp
Khuyến cáo phòng bệnh hô hấp gia tăng
[Infographic] Những điều cần biết về bệnh đậu mùa khỉ
Toàn dân chung tay cùng ngành y tế phòng chống dịch bệnh
Chủ động phòng bệnh cúm khi thời tiết giao mùa
[Tọa đàm] Những điều cần biết để phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ
Một số thông tin về bệnh đậu mùa khỉ
Hướng dẫn trẻ cách tự vệ khi bị chó tấn công
[Infographic] Bệnh đậu mùa khỉ và những điều cần biết
Chủ động phòng chống bệnh lây từ động vật sang người

THÔNG BÁO

TUYEN TRUYEN PHAP LUAT
Thủ tục hành chính

TƯ VẤN

Tư vấn tiêm các loại vắc xin:
  02513.899.580 hoặc 02513.846.680
 Tư vấn khám sức khỏe:
  02513.834.493-141
• Tư vấn Quan trắc môi trường - Lấy mẫu nước: 
  02513.835.672-131
• Tư vấn sức khỏe sinh sản:
  02513.942.461
• Tư vấn xét nghiệm nước
- thực phẩm:
  02518.871.681
• Tư vấn dinh dưỡng:
 02513.840.429
• Tư vấn HIV/AIDS:
  02518.872.322

LIÊN KẾT

Bộ Y tế
Cục Y Tế Dự Phòng
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
CONG THONG TIN TINH DONG NAI
Sở Y Tế Đồng Nai
Chương trình Sức khỏe Việt Nam
Bao Dong Nai
Dự án phòng chống Tăng huyết áp
BAO TIN TUC TTXVN