Omicron trở thành “cơn sóng thần” càn quét các nước, đặc biệt là Hoa Kỳ. Biến thể được xác định cách đây chưa đầy 2 tháng, có khả năng lây nhiễm cao và hiện chiếm gần như tất cả các trường hợp COVID-19 mới, đẩy biến thể Delta vào phía sau.

Cần đánh giá đúng về Omicron

Số ca bệnh COVID-19 tăng nhanh dẫn đến số ca nhập viện và tử vong gia tăng, đặc biệt là những người chưa được tiêm chủng. Nó có thể tiếp tục tăng trong vài tuần, ngay cả sau khi số ca mắc mới bắt đầu giảm. Sự gia tăng về số ca bệnh đã và đang gây sức ép tới hệ thống y tế. Người bệnh quá tải, thiếu nhân viên y tế và cơ sở vật chất.

Omicron ít gây ra bệnh nặng hơn Delta, vì vậy nhiều người nghĩ rằng nó chỉ như một bệnh cúm mùa (điều chưa từng xảy ra với những biến thể trước đây gây chết người cao hơn nhiều so với bất kỳ chủng cúm nào trong 100 năm qua). Omicron có mức độ nghiêm trọng tương đương bệnh cúm, nhưng cũng có những lưu ý quan trọng.

Trên cơ sở cá nhân, COVID-19 do Omicron gây ra các triệu chứng tương đương cúm ở nhiều khía cạnh. Đối với đại đa số những người được tiêm chủng, COVID-19 gây ra các triệu chứng như cúm, cảm lạnh, hoặc thậm chí hoàn toàn không có triệu chứng. Hầu hết người bệnh sẽ hồi phục trong vài ngày. Một số ít sẽ phải nhập viện, chủ yếu là những người chưa tiêm chủng, người cao tuổi, người suy giảm hệ miễn dịch nghiêm trọng hoặc có nhiều bệnh nền kèm theo sẽ có nguy cơ tử vong.

Ở biến thể Delta, nguy cơ tử vong do không tiêm chủng cao gấp 10 lần so với người đã được tiêm chủng. Còn đối với Omicron, nguy cơ tử vong ước tính thấp hơn 90% so với Delta, có lẽ chiếm khoảng 0.1% (1/1000) người nhiễm Omicron.

Trên cơ sở xã hội, trong vài tuần tới Omicron có thể trở nên tồi tệ hơn nhiều so với việc "chỉ là bệnh cúm". Nó có khả năng lây nhiễm đáng kinh ngạc – ngoại trừ bệnh sởi và thủy đậu, có lẽ đây là căn bệnh dễ lây nhiễm nhất hiện nay. Ở Hoa Kỳ, cứ 10 người thì có một người nhiễm Omicron.

Bạn hãy thử nghĩ theo cách này: Bệnh cúm lây nhiễm cho khoảng 60 triệu người Hoa Kỳ trong vòng 3 – 4 tháng, thì Omicron có thể lây nhiễm ít nhất gấp đôi con số đó chỉ trong 3 – 4 tuần. Điều đó có nghĩa là có thể gấp 10 lần số ca mắc Omicron so với số ca cúm trong tuần và bản thân bệnh cúm cũng gây quá tải bệnh viện vào cao điểm mùa dịch.

Thích ứng linh hoạt

Chúng ta không biết điều gì sẽ xảy ra tiếp theo. Omicron có thể là đợt COVID-19 cuối cùng trước khi nó trở thành một căn bệnh đặc hữu dễ kiểm soát hơn. Hoặc cũng có thể Delta tái xuất hiện khi Omicron suy yếu, hoặc một biến thể khác vừa cực kỳ dễ lây truyền vừa có độc lực cao sẽ xuất hiện vào tháng tới hay trong những năm tới. Không ai có thể dự đoán được tương lai của COVID-19 hay mối đe doạ bệnh truyền nhiễm tiếp theo. Đó là lý do chúng ta phải tăng cường khả năng thích ứng.

Hãy tiêm chủng đầy đủ, đeo khẩu trang nơi công cộng và không tụ tập đông người. Cách ly khỏi những người tiếp xúc dễ bị tổn thương nhất và đảm bảo sẵn có các phương pháp điều trị COVID-19 hiệu quả. Mọi người đều quá mệt mỏi vì đại dịch.

Nhưng nếu chúng ta thích nghi nhanh thì COVID-19 sẽ càng ít chi phối cuộc sống của chúng ta.

H.Trà (SKĐS)
Theo CNN tháng 1/2021

Share with friends

Bài liên quan

Triển khai đồng bộ các giải pháp, quyết không để “dịch chồng dịch”
Giai đoạn nguy hiểm khi trẻ mắc sốt xuất huyết cha mẹ cần lưu ý
[Video] Nhiều ca sốt xuất huyết nặng nhập viện điều trị
Ứng phó COVID-19 trong giai đoạn mới: Chủ động, không chủ quan
Chủ động phòng bệnh sốt xuất huyết trong mùa mưa
COVID-19 đã là bệnh truyền nhiễm nhóm B, người mắc có cần cách ly y tế?
Dịch bệnh dại còn diễn biến phức tạp, người dân cần chủ động phòng ngừa
Bộ Y tế khuyến cáo phòng, chống dịch COVID-19
Khuyến cáo phòng bệnh viêm não, màng não do não mô cầu
[Infographic] Bộ Y tế khuyến cáo phòng chống bệnh sởi đối với người trưởng thành có nguy cơ cao
Bộ Y tế khuyến cáo người lớn có nguy cơ cao cần tiêm vắc xin phòng bệnh sởi
Cảnh báo dịch sốt xuất huyết gia tăng dù chưa vào mùa mưa
[Video] Phòng bệnh tay chân miệng khi vào mùa
[Video] Bệnh dại - Hiểm hoạ từ vật nuôi thả rong
Hướng dẫn mới nhất của Bộ Y tế về chẩn đoán, điều trị bệnh sởi
Hiệu quả từ chiến dịch tiêm vắc xin phòng, chống dịch sởi
Cần tăng cường phối hợp liên ngành trong công tác phòng, chống bệnh dại
Bệnh sởi - Những thông tin cần biết
[Infographic] Khuyến cáo của Bộ Y tế phòng, chống bệnh sởi
[Video] Cảnh báo bệnh tay chân miệng bước vào mùa cao điểm

THÔNG BÁO

TUYEN TRUYEN PHAP LUAT
Thủ tục hành chính

TƯ VẤN

Tư vấn tiêm các loại vắc xin:
  02513.899.580 hoặc 02513.846.680
 Tư vấn khám sức khỏe, khám bệnh nghề nghiệp:
  02513.834.493-141
• Tư vấn Quan trắc môi trường - Lấy mẫu nước: 
  02513.835.672-131
• Tư vấn sức khỏe sinh sản:
  02513.942.461
• Tư vấn xét nghiệm nước
- thực phẩm:
  02518.871.681
• Tư vấn dinh dưỡng:
 02513.840.429
• Tư vấn HIV/AIDS:
  02518.872.322

LIÊN KẾT

Bộ Y tế
Cục Y Tế Dự Phòng
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
CONG THONG TIN TINH DONG NAI
Sở Y Tế Đồng Nai
Bao dong nai
BAO TIN TUC TTXVN