Mặc dù tình hình dịch COVID-19 đã được kiểm soát, tuy nhiên trong một tuần trở lại đây số ca mắc COVID-19 mới tăng 53% so với tuần trước đó. Theo các bác sĩ, hiện nay dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp với nhiều biến thể mới của SARS-CoV-2, trong khi hiệu lực của vắc xin giảm dần theo thời gian, do đó, tiêm vắc xin mũi nhắc lại đầy đủ, đúng lịch vẫn là biện pháp quan trọng, hiệu quả trong phòng, chống dịch và bảo vệ sức khỏe người dân.

Nhiều khó khăn trong vận động học sinh tiêm vắc xin COVID-19 

Sở Y tế vừa phối hợp với Sở Giáo dục đào tạo Đồng Nai thực hiện giám sát tình hình tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho cán bộ, giáo viên và học sinh tại một số trường học trên địa bàn tỉnh.

Tại TP. Biên Hòa, đoàn đã đến giám sát Trường THCS Nguyễn Công Trứ (phường Tân Hòa, TP. Biên Hòa), Ban giám hiệu nhà trường cho biết, trường có tổng số 1,6 ngàn học sinh và 59 cán bộ, giáo viên, công nhân viên.  

Nhà trường luôn chấp hành và thực hiện nghiêm các văn bản của các ngành, các cấp về công tác phòng chống dịch COVID-19, nhất là công tác tiêm vắc xin cho học sinh và giáo viên. Mặc dù, trường đã tuyên truyền, vận động, giải thích về lợi ích và sự cần thiết của vắc xin bằng nhiều kênh khác nhau như: Fanpage, Zalo, sinh hoạt dưới cờ, nhưng vì nhiều lý do, tỷ lệ tiêm vắc xin mũi 3, mũi 4 của trường tương đối thấp. Cụ thể, đối với giáo viên, nhân viên của trường tiêm mũi 3 đạt 100%, mũi 4 chỉ đạt 11,86%. Đối với học sinh dưới 12 tuổi mũi 1 đạt tỉ lệ 66.06%; mũi 2 đạt 42,37%. Đối với trẻ trên 12-17 tuổi mũi 1 đạt 92,54%; mũi 2 đạt 82,29%; mũi 3 chỉ đạt 11,44%. 

Sở Y tế phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo giám sát công tác tiêm vắc xin COVID-19 tại Trường THCS Nguyễn Công Trứ, phường Tân Hòa, TP. Biên Hòa.

Thầy Nguyễn Văn Cương – Hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Công Trứ cho biết, khi triển khai mũi nhắc lại trong giai đoạn hiện nay mới chỉ riêng ngành y tế, nhà trường thực hiện, thiếu hẳn sự vào cuộc của chính quyền địa phương và các ban ngành như giai đoạn đầu của chiến dịch. Trong khi đó, số ca mắc, số ca tử vong giảm nên phụ huynh cho rằng việc tiêm mũi nhắc lại là không cần thiết không đồng ý cho con tiêm, nên khó khăn trong vận động học sinh tiêm vắc xin COVID-19. Ngoài ra, đặc thù người dân của địa phương đa phần là dân di biến động nên phần nào khó khăn trong việc xác định mã định danh cá nhân cho học sinh.

Tại trường THPT Lê Hồng Phong, phường Hố Nai, TP.Biên Hòa, tỷ lệ tiêm vắc xin phòng COVID-19 đạt kết quả cao hơn. Trong tổng số hơn 1.400 học sinh, tỷ lệ tiêm mũi 1 và mũi 2 đều đạt 100%, tuy nhiên mũi 3 cũng mới đạt hơn 50%. Đối với giáo viên, tỷ lệ tiêm mũi 3 đạt 100%, mũi 4 đạt hơn 88%. 

Ban giám hiệu nhà trường cho hay, nhà trường sẽ tiếp tục thực hiện đồng loạt các biện pháp để tăng tỷ lệ học sinh và giáo viên được tiêm vắc xin phòng COVID-19. Với các trường hợp chưa tiêm mũi 3 ngay trong tuần tới, nhà trường sẽ tuyên truyền để các em học sinh thấy được lợi ích khi tiêm vắc xin. Đồng thời nhà trường thay đổi hình thức tuyên truyền để phụ huynh thấy được lợi ích tiêm vắc xin và cho con em đăng ký tiêm.

Tiếp tục tuyên truyền, vận động học sinh, sinh viên tiêm vắc xin 

Hiện nay, Đồng Nai vẫn là địa phương có tỷ lệ tiêm vắc xin COVID-19 còn thấp so với nhiều địa phương khác. Hiện nhóm 12-17 tuổi, tỷ lệ tiêm mũi 3 mới đạt hơn 45%. Từ 18 tuổi trở lên mũi 3 mới đạt hơn 69%, mũi 4 đạt gần 72%. Trong khi đó tình hình dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp với nhiều biến thể mới củaSARS-CoV-2. Trong 7 ngày qua, toàn tỉnh ghi nhận 176 ca mắc COVID-19 mới, tăng 53% so với tuần trước đó, không ghi nhận ca tử vong. Do đó, tiêm vắc xin vẫn là biện pháp quan trọng và hiệu quả trong phòng, chống dịch. 

ThS.BS Nguyễn Hữu Tài – Phó Giám đốc Sở Y tế cho biết, với tỷ lệ tiêm thấp này chúng tôi rất lo lắng, vì học sinh, sinh viên đi học tập trung và thường xuyên giao tiếp nên nguy cơ mắc và lây lan dịch bệnh rất lớn. ThS.BS Tài đề nghị các trường tiếp tục vận động, tuyên truyền bằng nhiều kênh để phụ huynh đồng ý cho con em mình tiêm mũi nhắc lại vắc xin phòng COVID-19. Chủ động phối hợp với chính quyền, y tế địa phương để có thể triển khai tiêm cho học sinh, sinh viên, nhằm đảm bảo công tác phòng, chống dịch tại các trường học nói riêng và của tỉnh nói chung. 

Tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho học sinh Trường THCS Trường Sa, phường Trảng Dài, TP. Biên Hòa.

BS.CKI Phan Văn Phúc, Trưởng khoa Phòng chống bệnh truyền nhiễm, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật cho hay, mặc dù tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đã được kiểm soát, tuy nhiên vẫn cần tiêm vắc xin phòng COVID-19 mũi nhắc lại. Mũi nhắc lại vắc xin là một phần quan trọng trong việc bảo vệ chúng ta khỏi bị bệnh nặng hoặc tử vong do COVID-19, hạn chế các ca mắc mới hoặc tái nhiễm, tiếp tục duy trì miễn dịch cộng đồng. Mũi nhắc lại của vắcxin COVID-19 giúp tăng cường hoặc khôi phục khả năng bảo vệ có thể đã giảm theo thời gian sau khi tiêm liều cơ bản. Đặc biệt ở nhóm nguy cơ cao như trẻ em, người lớn tuổi và người mắc bệnh nền; bảo đảm duy trì miễn dịch cộng đồng, kiểm soát dịch bền vững. Việc tiêm nhắc lại vắc xin rất quan trọng và mang ý nghĩa quyết định cho sự ổn định lâu dài. 

Theo các chuyên gia cho biết, miễn dịch cộng đồng sẽ giảm theo thời gian, do đó vẫn cần tiêm vắc xin COVID-19 mũi nhắc lại. Việc này không chỉ tạo miễn dịch bền vững mà quan trọng là bảo vệ người tiêm. Các nghiên cứu ghi nhận, tiêm vắc xin mũi 4 giúp người lớn tuổi giảm 50% nguy cơ bệnh nặng so với người chỉ tiêm 3 mũi. Ở người trẻ tuổi, tiêm mũi 4 cũng giúp giảm 40% nguy cơ nhiễm COVID-19 có triệu chứng, từ đó giúp hạn chế nguy cơ gián đoạn công việc, học tập cũng như giảm nguy cơ bị hậu COVID-19.

Sao Mai

Share with friends

Bài liên quan

[Video] Tọa đàm: 100% người mắc bệnh dại sẽ tử vong - Phòng ngừa ra sao?
Ghi nhận ca cúm A/H9 đầu tiên, Bộ Y tế hướng dẫn cách phòng cúm gia cầm lây sang người
Xuất hiện trẻ bị viêm não mô cầu tại Tây Ninh, cần tiêm vắc xin phòng bệnh
[Video] Tăng cường công tác phòng, chống bệnh dại
Tiêm vắc xin là biện pháp tốt nhất để chủ động phòng bệnh sởi
Các địa phương cần triển khai các biện pháp cấp bách phòng, chống bệnh dại
Người dân cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống bệnh dại
Chủ động phòng ngừa bệnh dại
Thêm 1 ca nghi mắc bệnh đậu mùa khỉ
[Infographics] Cúm A: Các dấu hiệu cảnh báo cần nhập viện khẩn cấp
Khuyến cáo phòng bệnh hô hấp gia tăng
[Infographic] Những điều cần biết về bệnh đậu mùa khỉ
Toàn dân chung tay cùng ngành y tế phòng chống dịch bệnh
Chủ động phòng bệnh cúm khi thời tiết giao mùa
[Tọa đàm] Những điều cần biết để phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ
Một số thông tin về bệnh đậu mùa khỉ
Hướng dẫn trẻ cách tự vệ khi bị chó tấn công
[Infographic] Bệnh đậu mùa khỉ và những điều cần biết
Đồng Nai tăng cường phòng chống bệnh đậu mùa khỉ
Chủ động phòng chống bệnh lây từ động vật sang người

THÔNG BÁO

TUYEN TRUYEN PHAP LUAT
Thủ tục hành chính

TƯ VẤN

Tư vấn tiêm các loại vắc xin:
  02513.899.580 hoặc 02513.846.680
 Tư vấn khám sức khỏe:
  02513.834.493-141
• Tư vấn Quan trắc môi trường - Lấy mẫu nước: 
  02513.835.672-131
• Tư vấn sức khỏe sinh sản:
  02513.942.461
• Tư vấn xét nghiệm nước
- thực phẩm:
  02518.871.681
• Tư vấn dinh dưỡng:
 02513.840.429
• Tư vấn HIV/AIDS:
  02518.872.322

LIÊN KẾT

Bộ Y tế
Cục Y Tế Dự Phòng
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
CONG THONG TIN TINH DONG NAI
Sở Y Tế Đồng Nai
Chương trình Sức khỏe Việt Nam
Bao Dong Nai
Dự án phòng chống Tăng huyết áp
BAO TIN TUC TTXVN