Theo kết quả một nghiên cứu mới đây đăng trên Tạp chí AMA Network Open, các triệu chứng dai dẳng sau mắc COVID-19, còn được gọi là tình trạng "COVID kéo dài", ảnh hưởng đến hơn 1/2 số người sống sót sau mắc COVID-19, và các hệ thống chăm sóc sức khỏe cần chuẩn bị kế hoạch để điều trị những bệnh nhân này.

COVID kéo dài có thể gây hậu quả lâu dài

Cho đến nay, 236 triệu người trên toàn thế giới đã có chẩn đoán mắc COVID-19 và nhiều người đã gặp các vấn đề sức khỏe cả về thể chất và tâm thần kéo dài trong 6 tháng hoặc lâu hơn.

Tác giả nghiên cứu, Tiến sĩ Paddy Sentongo, Phó giáo sư thuộc Đại học Park (Mỹ), cho biết: "Gánh nặng về suy giảm sức khỏe ở những người sống sót sau mắc COVID-19 là rất lớn. Trong số này có những rối loạn về sức khỏe tâm thần. Cuộc chiến của một người với COVID-19 không kết thúc bằng việc hồi phục sau giai đoạn cấp tính".

Để hiểu rõ thêm, nhóm nghiên cứu đã phân tích tổng quan 57 nghiên cứu bao gồm hơn 250.000 người lớn và trẻ em chưa được tiêm chủng có chẩn đoán mắc COVID-19 từ tháng 12/2019 đến tháng 3/2021. Hầu hết (79%) bệnh nhân đang sống ở các nước có thu nhập cao.

Các bệnh nhân được đánh giá sau 1 tháng (ngắn hạn), 2-5 tháng (trung hạn) và 6 tháng trở lên (dài hạn) sau điều trị. Nhìn chung, 50% số ca có các triệu chứng COVID-19 kéo dài và tỷ lệ này duy trì từ 1 tháng đến 6 tháng hoặc kéo dài hơn kể từ khi bị mắc bệnh.

Tiêm phòng vaccine COVID-19 là giải pháp quan trọng trong phòng bệnh.

Kết quả cũng cho thấy, hơn một nửa số ca bị sụt cân, mệt mỏi, sốt hoặc đau nhức. Khoảng 1/5 số ca bị giảm khả năng vận động. Gần 1/4 số ca gặp khó khăn trong khả năng tập trung. Khoảng 1/3 có chẩn đoán mắc chứng rối loạn lo âu lan tỏa (GAD). Trung bình, cứ 10 người thì 6 người có bất thường về chẩn đoán hình ảnh lồng ngực. Hơn 1/4 số ca có vấn đề về hô hấp và gần 1/5 số ca bị rụng tóc hoặc phát ban.

Đau ngực và đánh trống ngực ở các bệnh nhân là các triệu chứng liên quan đến tim phổ biến nhất, và đau dạ dày, chán ăn, tiêu chảy và nôn là những tình trạng rối loạn tiêu hóa thường gặp nhất.

Can thiệp sớm và tiêm phòng là giải pháp quan trọng

Vernon Chinchilli, chuyên gia y tế công cộng thuộc Trường đại học y Penn State (Mỹ), đồng tác giả nghiên cứu, cho biết: "Kết quả nghiên cứu này đã xác nhận những gì mà các cán bộ y tế và những bệnh nhân sống sót sau mắc COVID-19 đã mô tả, đó là những tác động tiêu cực đến sức khỏe liên quan tới tình trạng "COVID kéo dài".

Theo nhóm nghiên cứu: "Trong khi các nghiên cứu trước đây tìm hiểu về mức độ phổ biến của các triệu chứng COVID-19 kéo dài, thì nghiên cứu này đã xem xét nhiều triệu chứng hơn với nhóm dân số lớn hơn, bao gồm những người ở các quốc gia có thu nhập cao, trung bình và thấp. Do đó, chúng tôi tin rằng những phát hiện của nghiên cứu là đáng tin cậy dựa trên dữ liệu sẵn có".

Các nhà khoa học cho rằng: "Can thiệp sớm đóng vai trò rất quan trọng để cải thiện chất lượng cuộc sống cho nhiều người sống sót sau mắc COVID-19. 

Trong đó, tiêm phòng là cách tốt nhất để tránh nguy cơ nhiễm SARS-CoV-2 và giúp giảm tỷ lệ bị tình trạng "COVID kéo dài" ngay cả khi chẳng may bị tình trạng "lây nhiễm đột phá", đó là tình trạng bị nhiễm virus khi đã được chủng ngừa đầy đủ".

Tài Văn

Share with friends

Bài liên quan

Chủ động phòng chống dịch sốt xuất huyết trước nguy cơ bùng phát
Triển khai đồng bộ các giải pháp, quyết không để “dịch chồng dịch”
Giai đoạn nguy hiểm khi trẻ mắc sốt xuất huyết cha mẹ cần lưu ý
[Video] Nhiều ca sốt xuất huyết nặng nhập viện điều trị
Ứng phó COVID-19 trong giai đoạn mới: Chủ động, không chủ quan
Chủ động phòng bệnh sốt xuất huyết trong mùa mưa
COVID-19 đã là bệnh truyền nhiễm nhóm B, người mắc có cần cách ly y tế?
Dịch bệnh dại còn diễn biến phức tạp, người dân cần chủ động phòng ngừa
Bộ Y tế khuyến cáo phòng, chống dịch COVID-19
Khuyến cáo phòng bệnh viêm não, màng não do não mô cầu
[Infographic] Bộ Y tế khuyến cáo phòng chống bệnh sởi đối với người trưởng thành có nguy cơ cao
Bộ Y tế khuyến cáo người lớn có nguy cơ cao cần tiêm vắc xin phòng bệnh sởi
Cảnh báo dịch sốt xuất huyết gia tăng dù chưa vào mùa mưa
[Video] Phòng bệnh tay chân miệng khi vào mùa
[Video] Bệnh dại - Hiểm hoạ từ vật nuôi thả rong
Hướng dẫn mới nhất của Bộ Y tế về chẩn đoán, điều trị bệnh sởi
Hiệu quả từ chiến dịch tiêm vắc xin phòng, chống dịch sởi
Cần tăng cường phối hợp liên ngành trong công tác phòng, chống bệnh dại
Bệnh sởi - Những thông tin cần biết
[Infographic] Khuyến cáo của Bộ Y tế phòng, chống bệnh sởi
TUYEN TRUYEN PHAP LUAT
Thủ tục hành chính

TƯ VẤN

Tư vấn tiêm các loại vắc xin:
  02513.899.580 hoặc 02513.846.680
 Tư vấn khám sức khỏe, khám bệnh nghề nghiệp:
  02513.834.493-141
• Tư vấn Quan trắc môi trường - Lấy mẫu nước: 
  02513.835.672-131
• Tư vấn sức khỏe sinh sản:
  02513.942.461
• Tư vấn xét nghiệm nước
- thực phẩm:
  02518.871.681
• Tư vấn dinh dưỡng:
 02513.840.429
• Tư vấn HIV/AIDS:
  02518.872.322

LIÊN KẾT

Bộ Y tế
Cục Y Tế Dự Phòng
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
CONG THONG TIN TINH DONG NAI
Sở Y Tế Đồng Nai
Bao dong nai
BAO TIN TUC TTXVN