Trong thời gian qua các loại dịch bệnh đang gia tăng trở lại như COVID-19, tay chân miệng (TCM), đặc biệt là dịch sốt xuất huyết (SXH) bùng phát mạnh; trong khi đó số lượng nhân viên y tế xin nghỉ việc khá nhiều khiến cho ngành y tế thiếu nguồn nhân lực. Do đó, nhân viên y tế từ hệ dự phòng đến điều trị phải gồng gánh công việc, thậm chí phải tăng ca mới đủ người làm việc.

Hệ dự phòng “gồng mình” chống dịch

Bắc Sơn là xã có dân số đông nhất H.Trảng Bom với gần 80 ngàn dân, trong đó đa phần là dân di biến động, có nhiều khu nhà trọ công nhân, tuy nhiên nhiều nơi còn vệ sinh kém, ý thức phòng chống dịch còn hạn chế, nên đây cũng là 1 trong những xã có số ca mắc SXH cao của huyện Trảng Bom, đặc biệt ghi nhận 4 ca tử vong. Chính vì vậy, thời gian qua các nhân viên y tế của Trạm Y tế (TYT) xã Bắc Sơn vừa phải căng mình chống dịch vừa phải thực hiện các chương trình mục tiêu y tế quốc gia.  

“Trạm có 9 biên chế, nhưng nhân sự làm việc thường xuyên chỉ còn 6 người, do một người đi học thường xuyên, 2 người nghỉ hậu sản, chỉ nói về công việc của chương trình tiêm chủng mở rộng hàng tháng cũng đã quá tải. Với số lượng trẻ trong độ tuổi tiêm chủng rất lớn, nên chúng tôi thường phải tổ chức cho bốc số trước ngày tiêm 1 ngày. Đúng ngày tiêm, còn phải nhờ đến cộng tác viên y tế thôn ấp hỗ trợ mới hoàn thành công việc. Kết thúc việc tiêm cho trẻ lại thêm công tác báo cáo nhập liệu. Công việc luôn tay luôn chân mới kịp. Hoặc khi có ca bệnh về SXH, tay chân miệng thì nhân viên của trạm lại tiếp tục với việc tìm ca bệnh, tìm ổ dịch để xử lý…”, BS Trần Lê Toàn, Phụ trách TYT Bắc Sơn chia sẻ.

Nhân viên Trung tâm Y tế TP. Biên Hòa lấy mẫu để xét nghiệm COVID-19.

Hay tại Khoa Truyền nhiễm Trung tâm Y tế TP. Biên Hòa cũng đang thiếu nhân lực trầm trọng, nhân viên y tế ở đây luôn phiên nhau mới làm hết việc. Cả khoa có 8 người, trong đó có 1 bác sỹ. Nhân lực đã thiếu, trong khi khoa phải gánh một lúc 2-3 nhiệm vụ như phòng chống dịch như SXH, COVID-19, lại kiêm thêm công việc của phòng khám ngoại trú HIV/AIDS.

Điều dưỡng Phạm Thị Thu Phương, Khoa Truyền nhiễm, Trung tâm Y tế TP. Biên Hòa chia sẻ: “Với khối lượng công việc nhiều, khoa phải chia nhỏ nhân lực mới cáng đáng hết tất cả công việc trong một ngày. Nếu cùng lúc có bệnh nhân COVID-19, vừa có bệnh nhân SXH thì nhân viên y tế phải chạy lên chạy xuống như con thoi giữa hai khu điều trị”. 

Lượng công việc quá tải, điều dưỡng phải tăng ca

Bác sĩ Nguyễn Thanh Quyền, Trưởng khoa Bệnh nhiệt đới Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai cho biết, dịch bệnh COVID-19 vừa tạm ổn thì dịch SXH, TCM ập đến khiến các y, bác sĩ vô cùng vất vả. Hiện tại khoa chỉ có hai bác sỹ thường xuyên cộng thêm một bác sỹ tăng cường, trong khi đó ngày nào khoa cũng tiếp nhận hơn 10 bệnh nhân mới nhập viện, trung bình mỗi ngày khoa điều trị cho 130-150 bệnh nhân, nên khối lượng công việc rất lớn.  

Từ đầu năm 2022 đến nay, Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai đã có hơn 30 điều dưỡng nghỉ việc, buộc những điều dưỡng ở lại phải trực đêm liên tục và không có thời gian nghỉ ngơi để tái tạo sức lao động. Họ thậm chí phải tăng ca để làm thêm việc vì bệnh nhân vào viện không thể không tiếp nhận.

Chị Trương Thị Ngọc Lan, Điều dưỡng Trưởng khoa Hồi sức tích cực chống độc Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai chia sẻ: Từ khi bắt đầu dịch SXH, khoa lúc nào cũng kín giường bệnh, hầu hết là bệnh nặng. Bệnh nhân nhập viện đều ở trạng thái sốc SXH. Mỗi tua trực, một điều dưỡng phải chăm 3- 4 bệnh nhân, có lúc lên 5 bệnh nhân. Đối với bệnh nhân ở khoa này, phải theo dõi hàng giờ, mỗi giờ điều dưỡng phải đếm mạch, đo huyết áp, đo nhịp thở, tính lượng nước tiểu. Ngoài ra, còn phải đo nhiệt độ 3 tiếng một lần, nếu bệnh nhân diễn tiến xấu phải tiến hành làm thêm các xét nghiệm...

“Các điều dưỡng ở đây đang phải chịu áp lực công việc khủng khiếp khi liên tục phải đi làm việc “tua 3” (làm việc 3 ngày theo giờ hành chính và trực 1 ngày đêm) hoặc “tua 2” (làm việc 2 ngày theo giờ hành chính và trực 1 ngày đêm) mới gánh được công việc của những người đã nghỉ việc. Một tua trực của nhân viên điều dưỡng bắt đầu từ lúc vào trại đến lúc giao ca, chỉ tranh thủ được lúc đi ăn trưa, nhưng có hôm có ca cấp cứu thở máy, lọc máu thì gần như 2-3h chiều mới được ăn cơm trưa”, chị Lan cho biết thêm.

Điều dưỡng Khoa Bệnh Nhiệt đới Bệnh viện ĐK Thống Nhất cấp cứu cho bệnh nhân SXH nhập viện.

Chỉ tính riêng Khoa Hồi sức tích cực chống độc, số điều dưỡng đã nghỉ việc từ đầu năm đến nay là 9 người. Theo chị Lan, điều dưỡng tại khoa Hồi sức tích cực chống độc phải qua một quá trình đào tạo lâu dài hơn ở các nơi khác, vì vậy họ nghỉ việc cũng rất tiếc nhưng vì áp lực công việc và thu nhập chưa tương xứng nên họ nghỉ. Dù bệnh viện có tổ chức tuyển dụng nhưng vẫn chưa thu hút được điều dưỡng về làm việc. 

Tại Khoa bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất cũng có tình trạng chung. Từ tháng 2-2022, khi dịch COVID-19 tạm lắng, các khoa phòng quay trở lại làm việc bình thường. Trong thời gian gần đây khi có những ca bệnh COVID-19 nhập viện, Khoa bệnh Nhiệt đới chia làm 2 khu vực, một phần là điều trị bệnh nhân SXH, phần còn lại là điều trị cho bệnh nhân COVID-19. “Cả khoa hiện tại chỉ còn 10 điều dưỡng, bình thường mỗi tua trực phải có 3 điều dưỡng. Trong ca trực họ phải chạy qua lại giữa 2 khu điều trị để hỗ trợ bệnh nhân. Đối với nhân viên y tế ở đây việc nghỉ  phép dài ngày là không thể thực hiện, chỉ giải quyết cho những trường hợp cấp bách”, anh Nguyễn Minh Phúc – Điều dưỡng Trưởng khoa bệnh nhiệt đới, Bệnh viện đa khoa Thống Nhất chia sẻ.  

Theo thống kê của Sở Y tế Đồng Nai, từ năm 2019 đến nay, trên địa bàn tỉnh có hơn 600 y, bác sĩ, điều dưỡng làm việc tại các cơ sở y tế công lập nghỉ việc. Riêng trong 6 tháng đầu năm 2022 có 360 nhân viên y tế nghỉ việc, trong đó có 109 bác sĩ và gần 100 điều dưỡng, còn lại là nhân viên kỹ thuật khác liên quan trực tiếp đến y tế. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến công tác chuyên môn của các cơ sở y tế, trong đó những nhân viên y tế đang công tác cũng gặp nhiều áp lực khi gồng gánh nhiều công việc. 

Mai Liên

Share with friends

Bài liên quan

Nâng cao công tác kiểm soát nhiễm khuẩn vì an toàn người bệnh
Bệnh viện ĐKKV Định Quán triển khai khu khám theo yêu cầu và tiêm chủng dịch vụ
Nội soi gắp thành công dị vật thực quản cho bệnh nhân có rối loạn đông máu
Trung tâm Y tế khu vực Cẩm Mỹ phẫu thuật thành công khối u bao hoạt dịch gây chèn ép thần kinh cổ tay
Sở Y tế họp triển khai nhiệm vụ sau sáp nhập
Bệnh viện Da liễu Đồng Nai triển khai kỹ thuật xét nghiệm 64 dị nguyên gây dị ứng
CDC Đồng Nai công bố các quyết định về công tác cán bộ
Bộ Y tế hướng dẫn phương án sắp xếp, bố trí cơ sở y tế theo mô hình tổ chức chính quyền địa phương hai cấp
Hưởng ứng Ngày Dân số Thế giới 11/7 với chủ đề “Quyền tự quyết về sinh sản trong một thế giới đang thay đổi”
Phẫu thuật thoát vị bẹn hiếm gặp ở nữ giới
Điều trị thành công u phì đại tuyến tiền liệt và trĩ sa nghẹt cho bệnh nhân cao tuổi
UBND tỉnh và Sở Y tế công bố quyết định về công tác cán bộ ngành Y tế
Phun hóa chất diệt muỗi diện rộng phòng, chống sốt xuất huyết
Bé trai bị cá rô chui vào cổ họng khi đang chơi
Bài 3: Hướng đến xây dựng nền y tế thông minh
Thu hồi trên toàn quốc nhiều mỹ phẩm vi phạm, có cả kem đánh răng phổ biến
Bài 2: Hiệu quả ứng dụng kỹ thuật cao trong điều trị chấn thương sọ não, chấn thương chỉnh hình
Bài 2: Ứng dụng công nghệ thông tin nâng cao sức khỏe và quản lý y tế
Đồng Nai tăng cường giám sát mối nguy ô nhiễm thực phẩm năm 2025
Đồng Nai có 18 cá nhân được phong tặng Thầy thuốc ưu tú

THÔNG BÁO

TUYEN TRUYEN PHAP LUAT
Thủ tục hành chính

TƯ VẤN

Tư vấn tiêm các loại vắc xin:
  02513.899.580 hoặc 02513.846.680
 Tư vấn khám sức khỏe, khám bệnh nghề nghiệp:
  02513.834.493-141
• Tư vấn Quan trắc môi trường - Lấy mẫu nước: 
  02513.835.672-131
• Tư vấn sức khỏe sinh sản:
  02513.942.461
• Tư vấn xét nghiệm nước
- thực phẩm:
  02518.871.681
• Tư vấn dinh dưỡng:
 02513.840.429
• Tư vấn HIV/AIDS:
  02518.872.322

LIÊN KẾT

Bộ Y tế
Cục Y Tế Dự Phòng
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
CONG THONG TIN TINH DONG NAI
Sở Y Tế Đồng Nai
Bao dong nai
BAO TIN TUC TTXVN