Hiện nay dịch bệnh COVID-19 cơ bản đã được kiểm soát, bên cạnh đó các bệnh truyền nhiễm như sốt xuất huyết, tay chân miệng, sởi… cũng có chiều hướng giảm. Tuy nhiên, theo lãnh đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Đồng Nai, mặc dù một số bệnh truyền nhiễm có giảm nhưng vẫn tiềm ẩn nguy cơ bùng phát dịch, đặc biệt là sốt xuất huyết khi thời tiết đang là mùa mưa, do đó người dân cần thực các biện pháp phòng bệnh, không chủ quan lơ là, tránh để tình trạng dịch chồng dịch.

Số ca mắc giảm

Theo thông tin từ CDC Đồng Nai, tính từ đầu năm đến nay, các bệnh truyền nhiễm như: sốt xuất huyết, tay chân miệng có tăng so với cùng kỳ năm 2020, tuy nhiên so với từng tháng trong năm thì các ca mắc giảm mạnh.  

Cụ thể, trong tháng 8 ghi nhận 476 ca mắc sốt xuất huyết, giảm 58,14%; ghi nhận 13 ca tay chân miệng bằng so với tháng 7, đặc biệt sởi và sốt rét không ghi nhận ca mắc. Các địa phương có ca mắc giảm so với những tháng trước gồm: Long Thành, Định Quán, Cẩm Mỹ…

Huyện Trảng Bom là một trong những địa phương có số ca mắc sốt xuất huyết giảm nhiều, cụ thể trong tháng 7 toàn huyện ghi nhận 148 ca, giảm 47 ca so với tháng trước; bệnh tay chân miệng và sởi từ tháng 7 đến nay không ghi nhận ca mắc. Nguyên nhân các ca mắc giảm trên địa bàn huyện do đang thực hiện giãn cách xã hội để phòng, chống dịch COVID-19 nên người dân cũng ý thức được trong việc giữ gìn vệ sinh nhà cửa và môi trường xung quanh. 

BS.CKI Phan Văn Phúc, Trưởng khoa Phòng chống bệnh truyền nhiễm - CDC Đồng Nai cho biết, song song với công tác phòng, chống dịch COVID-19, thì các dịch bệnh truyền nhiễm khác luôn được CDC đặc biệt quan tâm, với mục tiêu không để tình trạng dịch chồng dịch. Để giảm ca mắc, trong thời gian qua, CDC đã đẩy mạnh công tác truyền thông về nguyên nhân, triệu chứng cũng như cách phòng chống bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng, sởi… đến người dân để người dân chủ động phòng tránh. 

Phun hóa chất diệt muỗi phòng chống sốt xuất huyết tại xã Hiệp Phước, H. Nhơn Trạch.

Bên cạnh đó, đã triển khai nhiều biện pháp tích cực để hạn chế số ca mắc sốt xuất huyết, như phối hợp với các địa phương tổ chức chiến dịch diệt lăng quăng và phun hóa chất diện rộng tại các xã phường trọng điểm; tăng cường xử lý các ổ dịch…

Người dân cần nâng cao ý thức phòng bệnh, không chủ quan, lơ là   

Theo BS.CKI Phan Văn Phúc, hiện nay do tỉnh đang thực hiện giãn cách để phòng, chống dịch bệnh COVID-19 nên một số bệnh truyền nhiễm giảm và có nhiều địa phương không ghi nhận ca mắc sởi và tay chân miệng, tuy nhiên người dân không được chủ quan. Để phòng tránh các bệnh sởi, tay chân miệng người dân cần vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, lau rửa đồ chơi cho trẻ, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng sát khuẩn… Nếu trong nhà có trẻ bị tay chân miệng hay sởi thì cần chú ý không để lây sang cho trẻ khác trong nhà bằng cách: không dùng chung các vật dụng ăn uống, đồ chơi, khăn tay… 

Đặc biệt đối với bệnh sốt xuất huyết, trong giai đoạn này chỉ có người dân nào mắc bệnh có dấu hiệu nặng mới đến các cơ sở y tế khám, điều trị, còn những bệnh nhẹ người dân tự điều trị ở nhà. Do đó, theo số liệu báo cáo chúng ta không thể thống kê hết nên nguy cơ tiềm ẩn bệnh vẫn còn, vì vậy người dân không được chủ quan mà cần chủ động thực hiện các biện pháp mà ngành Y tế khuyến cáo, như: vệ sinh nhà cửa, nơi ở sạch sẽ, ngủ màn dù ban ngày hay ban đêm, mặc quần áo dài tay để tránh bị muỗi đốt; diệt lăng quăng, diệt muỗi, lật úp các vật dụng chứa nước không cần thiết, phát quang bụi rậm ngay trong khu vực của nhà mình.

“Dù ở trong thời điểm nào thì người dân cần nâng cao ý thức phòng bệnh, không được chủ quan, lơ là, đồng thời tích cực phối hợp với ngành Y tế và chính quyền địa phương thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm và COVID-19” – bác sĩ Phúc khuyến cáo. 

Sao Mai

Share with friends

Bài liên quan

[Video] Tọa đàm: 100% người mắc bệnh dại sẽ tử vong - Phòng ngừa ra sao?
Ghi nhận ca cúm A/H9 đầu tiên, Bộ Y tế hướng dẫn cách phòng cúm gia cầm lây sang người
Xuất hiện trẻ bị viêm não mô cầu tại Tây Ninh, cần tiêm vắc xin phòng bệnh
[Video] Tăng cường công tác phòng, chống bệnh dại
Tiêm vắc xin là biện pháp tốt nhất để chủ động phòng bệnh sởi
Các địa phương cần triển khai các biện pháp cấp bách phòng, chống bệnh dại
Người dân cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống bệnh dại
Chủ động phòng ngừa bệnh dại
Thêm 1 ca nghi mắc bệnh đậu mùa khỉ
[Infographics] Cúm A: Các dấu hiệu cảnh báo cần nhập viện khẩn cấp
Khuyến cáo phòng bệnh hô hấp gia tăng
[Infographic] Những điều cần biết về bệnh đậu mùa khỉ
Toàn dân chung tay cùng ngành y tế phòng chống dịch bệnh
Chủ động phòng bệnh cúm khi thời tiết giao mùa
[Tọa đàm] Những điều cần biết để phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ
Một số thông tin về bệnh đậu mùa khỉ
Hướng dẫn trẻ cách tự vệ khi bị chó tấn công
[Infographic] Bệnh đậu mùa khỉ và những điều cần biết
Đồng Nai tăng cường phòng chống bệnh đậu mùa khỉ
Chủ động phòng chống bệnh lây từ động vật sang người
TUYEN TRUYEN PHAP LUAT
Thủ tục hành chính

TƯ VẤN

Tư vấn tiêm các loại vắc xin:
  02513.899.580 hoặc 02513.846.680
 Tư vấn khám sức khỏe:
  02513.834.493-141
• Tư vấn Quan trắc môi trường - Lấy mẫu nước: 
  02513.835.672-131
• Tư vấn sức khỏe sinh sản:
  02513.942.461
• Tư vấn xét nghiệm nước
- thực phẩm:
  02518.871.681
• Tư vấn dinh dưỡng:
 02513.840.429
• Tư vấn HIV/AIDS:
  02518.872.322

LIÊN KẾT

Bộ Y tế
Cục Y Tế Dự Phòng
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
CONG THONG TIN TINH DONG NAI
Sở Y Tế Đồng Nai
Chương trình Sức khỏe Việt Nam
Bao Dong Nai
Dự án phòng chống Tăng huyết áp
BAO TIN TUC TTXVN