Mùa mưa mới chỉ bắt đầu, nhưng số ca sốt xuất huyết (SXH) tại Đồng Nai từ đầu năm đến nay đã hơn 2.200 ca, trong đó có 02 ca tử vong. Nguy hiểm hơn, một số ổ dịch xuất hiện 2 chủng SXH DEN-1 và DEN-2, điều này dẫn đến người bị SXH có thể bị nặng, nguy hiểm đến tính mạng. Vì vậy, ngoài sự vào cuộc của các ngành chức năng, người dân cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh để bảo vệ sức khỏe cho mình và cộng đồng.

Số ca SXH tăng nhanh

Chỉ qua 1 thời gian ngắn, từ tháng đầu tháng 4- 2022, Khoa bệnh nhiệt đới – Bệnh viện ĐK Thống Nhất ghi nhận 200 bệnh nhân điều trị SXH. Theo BS. CKI Bùi Thị Nhung – Khoa bệnh Nhiệt đới, đây là con số tương đối lớn khi mùa mưa mới chỉ bắt đầu.

Khoa thu dung điều trị bệnh nhân từ những xã phường của TP.Biên Hòa và những ca bệnh từ tuyến dưới chuyển lên. Hầu hết những bệnh nhân nhập viện đều có dấu hiệu cảnh báo như chảy máu răng, máu mũi, mệt nhiều, đa số bệnh nhân nhập viện vào ngày thứ 4 của bệnh.

Điển hình như, chị N.T.H (28 tuổi, ngụ xã Suối Trầu, H. Trảng Bom) đã nhập viện điều trị được 4 ngày, hiện sức khỏe dần ổn định nhưng chỉ số bạch cầu vẫn còn cao cho nên chị phải ở lại bệnh viện theo dõi thêm. “Trước khi nhập viện, tôi bị sốt liên tục 3 ngày, tự uống thuốc hạ sốt. Mặc dù có hạ, nhưng lại bị nôn ói, tiêu chảy, có chảy máu răng, máu mũi, người mệt mỏi chỉ muốn nằm, tôi đi bệnh viện khám thì được biết là SXH”, chị H. chia sẻ. 

Bệnh nhân bị SXH điều trị tại Khoa Nhiệt đới – Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất. 

Hay bệnh nhân N.V.T (40 tuổi, ngụ TP. Biên Hòa) bị bệnh thận mạn đang thực hiện lọc máu chu kỳ tại khoa nội thận cũng phải nhập viện cấp cứu do sốc SXH Dengen 1. Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng huyết áp thấp, các chỉ số về máu thấp. Khoa bệnh Nhiệt đới xử trí như một ca sốc SXH, được thực hiện truyền máu, sau khi tạm ổn, bệnh nhân được chuyển lên Bệnh viện Chợ Rẫy để tiếp tục theo dõi. Đây là ca bệnh nặng do bệnh nhân có bệnh nền.  

“Người nghi ngờ bị SXH, có thể tự uống hạ sốt tại nhà, tuy nhiên từ ngày thứ 3 trở đi, nếu có những dấu hiệu mệt mỏi, nằm ly bì, nôn ói, đau bụng, chảy máu mũi, chảy máu răng cần được thăm khám tại cơ sở y tế, vì đây là thời điểm nguy hiểm nhất của bệnh, người bệnh có thể có những biến chứng nặng nguy hiểm đến tính mạng. Người bị SXH hạn chế tự ý truyền nước tại nhà, vì khi bị dư dịch trong cơ thể sẽ gây tình trạng dư dịch, bị phù, tràn dịch màng bụng, tràn dịch màng phổi. Khi gặp những bệnh nhân này, việc xử lý sốc SXH sẽ rất khó khăn”, BS Nhung chia sẻ. 

Người dân cần chủ động phòng bệnh

BSCKI – Phan Văn Phúc, Trưởng khoa phòng, chống bệnh Truyền nhiễm CDC Đồng Nai cho biết: “Năm nay dự báo là chu kỳ bùng phát dịch SXH trở lại. Ngoài ra, đây bệnh lưu hành địa phương, qua hệ thống giám sát còn cho thấy mật độ muỗi cao. Tại một số ổ dịch, còn phát hiện cùng lúc 2 chủng là DEN-1 và DEN-2. Điều này có nghĩa là sẽ ghi nhận nhiều ca bệnh nặng trong năm nay. Hiện số ca bệnh ghi nhận đã bằng cùng kỳ năm 2021”. 

Theo báo cáo giám sát SXH của Viện Pastuer (TP.Hồ Chí Minh) tại H. Tân Phú thì từ trước tới nay, H. Tân Phú là nơi ghi nhận ca mắc thấp nhất của tỉnh, nhưng đến năm 2021 số ca mắc có dấu hiệu gia tăng và tăng mạnh. Địa phương đã có những hoạt động kịp thời để xử lý tuy nhiên còn hạn chế và chưa tương xứng với quy mô dịch. Dịch SXH tại đây gia tăng liên tục và chưa có dấu hiệu suy giảm. Chỉ tính riêng tuần 18/2022, H. Tân Phú ghi nhận 334 ca mắc SXH Den, trong đó có 10 ca nặng và 01 ca tử vòng (xã Phú Điền). So với cùng kỳ năm 2021, số ca mắc SXH Den tăng 142%. Số ca mắc tập trung chủ yếu tại xã Phú Sơn (74 ca) và xã Phú Trung (61 ca)… Riêng tại xã Phú Sơn số ca mắc tăng từ tháng 4 và còn có dấu hiệu tăng và lan rộng toàn bộ 4/4 ấp.

 

Lật úp các vật dụng chứa nước không dùng, loại bỏ vật phế thải gây động nước để không làm phát sinh lăng quăng phòng chống SXH.

Kết quả điều tra thực địa cho thấy dụng cụ có lăng quăng chủ yếu là vật dụng linh tinh phế thải, chậu kiểng xung quanh nhà. Khu vực hộ dân đều có vườn trồng cây lâu năm, có nhiều vậy dụng chứa nước không được thu gom, xử lý. 

Để phòng bệnh, mỗi người dân cần chủ động bảo vệ cho chính mình và người thân bằng cách diệt muỗi và hạn chế môi trường sinh sống của muỗi như: đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước (bể nước ăn, giếng nước, chum, vại, thùng phuy, các dụng cụ khác như lon, chai, lọ,…) để muỗi không vào đẻ trứng. Thực hiện thường xuyên các biện pháp diệt lăng quăng bằng cách thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn; thau rửa dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ như bát kê chân chạn, lọ hoa, khay nước của tủ lạnh hay điều hòa, máng thoát nước, máng gia súc/gia cầm, bể cây cảnh; lật úp các dụng cụ không chứa nước; thay nước bình hoa/bình bông; bỏ muối, dầu hoặc hóa chất diệt lăng quăng vào bát nước kê chân chạn, các ổ nước đọng, các hốc nước tự nhiên không cho muỗi đẻ trứng. Ngủ màn, mặc quần áo dài phòng muỗi đốt ngay cả ban ngày. Hạn chế treo trong nhà áo quần đã mặc. 

Phun hóa chất diệt muỗi tại các ổ dịch ở huyện Tân Phú. 

“Không có muỗi và ấu trùng của muỗi thì không có SXH. Vì vậy người dân cần thực hiện các biện pháp phòng chống và phối hợp với ngành Y tế trong các đợt phun hóa chất diệt muỗi. Khi phát hiện các dấu hiệu của bệnh SXH cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị, không tự ý điều trị tại nhà”, BS Phúc khuyến cáo. 

 Bệnh SXH Dengue là bệnh truyền nhiễm mắc phải khi nhiễm virus Dengue do muỗi Aedes aegypti hay còn gọi là muỗi vằn truyền nhiễm gây nên. Virus này có 4 chủng huyết thanh khác nhau là DEN-1, DEN-2, DEN-3 và DEN-4. Bệnh nhân nhiễm chủng virus nào thì chỉ có khả năng tạo miễn dịch suốt đời với chủng virus đó. Do vậy, một người có thể nhiễm 4 chủng khác nhau. 

Mai Liên

Share with friends

Bài liên quan

[Video] Tọa đàm: 100% người mắc bệnh dại sẽ tử vong - Phòng ngừa ra sao?
Ghi nhận ca cúm A/H9 đầu tiên, Bộ Y tế hướng dẫn cách phòng cúm gia cầm lây sang người
Xuất hiện trẻ bị viêm não mô cầu tại Tây Ninh, cần tiêm vắc xin phòng bệnh
[Video] Tăng cường công tác phòng, chống bệnh dại
Tiêm vắc xin là biện pháp tốt nhất để chủ động phòng bệnh sởi
Các địa phương cần triển khai các biện pháp cấp bách phòng, chống bệnh dại
Người dân cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống bệnh dại
Chủ động phòng ngừa bệnh dại
Thêm 1 ca nghi mắc bệnh đậu mùa khỉ
[Infographics] Cúm A: Các dấu hiệu cảnh báo cần nhập viện khẩn cấp
Khuyến cáo phòng bệnh hô hấp gia tăng
[Infographic] Những điều cần biết về bệnh đậu mùa khỉ
Toàn dân chung tay cùng ngành y tế phòng chống dịch bệnh
Chủ động phòng bệnh cúm khi thời tiết giao mùa
[Tọa đàm] Những điều cần biết để phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ
Một số thông tin về bệnh đậu mùa khỉ
Hướng dẫn trẻ cách tự vệ khi bị chó tấn công
[Infographic] Bệnh đậu mùa khỉ và những điều cần biết
Đồng Nai tăng cường phòng chống bệnh đậu mùa khỉ
Chủ động phòng chống bệnh lây từ động vật sang người

THÔNG BÁO

TUYEN TRUYEN PHAP LUAT
Thủ tục hành chính

TƯ VẤN

Tư vấn tiêm các loại vắc xin:
  02513.899.580 hoặc 02513.846.680
 Tư vấn khám sức khỏe:
  02513.834.493-141
• Tư vấn Quan trắc môi trường - Lấy mẫu nước: 
  02513.835.672-131
• Tư vấn sức khỏe sinh sản:
  02513.942.461
• Tư vấn xét nghiệm nước
- thực phẩm:
  02518.871.681
• Tư vấn dinh dưỡng:
 02513.840.429
• Tư vấn HIV/AIDS:
  02518.872.322

LIÊN KẾT

Bộ Y tế
Cục Y Tế Dự Phòng
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
CONG THONG TIN TINH DONG NAI
Sở Y Tế Đồng Nai
Chương trình Sức khỏe Việt Nam
Bao Dong Nai
Dự án phòng chống Tăng huyết áp
BAO TIN TUC TTXVN