Người cao tuổi là “tài sản” quý của quốc gia vì trong quá trình sống, làm việc, họ đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm sống và nguồn tri thức vô hạn. Phát huy vai trò của người cao tuổi đóng góp lớn cho sự phát triển bền vững của đất nước. Do đó, cần chú trọng nâng cao sức khỏe của người cao tuổi. 

Theo điều tra của Bệnh viện Lão khoa Trung ương, trung bình một người già mắc gần 3 bệnh mạn tính, triệu chứng không điển hình, dùng nhiều loại thuốc đồng thời và tai biến do điều trị tăng… Các bệnh mạn tính thường gặp ở người cao tuổi đó là: bệnh mạch vành, tăng huyết áp, đột quỵ, đái tháo đường, ung thư, hen phế quản, thoái hóa khớp, loãng xương, sa sút trí tuệ. 

Do khi tuổi càng cao, nhiều cơ quan trong cơ thể bị lão hóa dẫn đến suy giảm chức năng ở các mức độ khác nhau, hệ thống miễn dịch suy giảm dẫn tới dễ mắc bệnh, khả năng hồi phục sức khỏe kém.

Hiện nay thời tiết tại Đồng Nai đang vào thời điểm giao mùa nắng – mưa, nhiệt độ trong ngày thay đổi liên tục, là điều kiện thuận lợi cho các loại vi rút, vi khuẩn gây bệnh phát triển, lây lan và gây bệnh cho con người. Người cao tuổi sức đề kháng yếu rất dễ mắc bệnh, do đó cần nâng cao sức khỏe bằng lối sống lành mạnh.

Khám sức khoẻ cho NCT tại TYT xã Phước An, huyện Nhơn Trạch. 

Dưới đây là một số lời khuyên giúp nâng cao sức khỏe cho người cao tuổi:

Chế độ dinh dưỡng hợp lý:  Người cao tuổi cần ăn uống cân đối các nhóm dưỡng chất (gồm chất bột đường, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất). Nên ăn các thức ăn thực vật như: vừng, lạc, đậu đỗ, rau xanh và hoa quả chín, ăn ít thịt thay vào đó là cá, tôm. Vì người cao tuổi, tiêu hóa hấp thụ chất đạm kém nên dễ xảy ra tình trạng thiếu đạm. Ở đậu, lạc, vừng và cá đều có nhiều chất đạm lại có nhiều chất dầu giúp đề phòng các bệnh về tim mạch. Bên cạnh đó, khi ăn, cần ăn chậm nhai kỹ thức ăn. Chế biến các món hấp, luộc nhừ thay thế các món rán nướng. Các món ăn chế biến mềm, thái nhỏ, hầm kỹ để phù hợp với hàm răng yếu và dễ tiêu hóa. Không ăn quá no, nhất là vào buổi tối, sau khi ăn xong nên ngồi hoặc đi lại nhẹ nhàng trong vòng 30 phút sẽ giúp dạ dày nhào trộn thức ăn và dễ tiêu.

Tăng cường luyện tập: ở người cao tuổi thường có sự giảm dần về sức mạnh cũng như khả năng chịu đựng của cơ xương, cơ tim. Lối sống tĩnh tại, ít vận động càng làm cho sự suy giảm này diễn ra nhanh hơn và làm tăng nguy cơ bệnh tật và tử vong. Luyện tập thể lực đều đặn làm tăng cường sức khỏe, hạn chế mắc các bệnh tim mạch, góp phần làm giảm cân nặng trong trường hợp thừa cân, chống loãng xương, cải thiện cơ lực và các hoạt động chức năng, cải thiện về mặt tâm lý. Chế độ luyện tập của người cao tuổi nên thực hiện đều đặn từ 3 – 5 ngày một tuần, mỗi lần khoảng 20 – 60 phút. Mức độ luyện tập nên vừa phải vì khả năng gắng sức tối đa ở người cao tuổi thường bị suy giảm. Hiện nay có rất nhiều môn để luyện tập, người cao tuổi nên chọn một môn mà mình thích nhất, dễ thực hiện và phù hợp với sức khỏe của bản thân. Ví dụ: đi bộ, các bài tập thể dục nhẹ,…

Không hút thuốc lá: Trong số các yếu tố nguy cơ có thể ngăn ngừa được thì hút thuốc là là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tật tử vong ở người cao tuổi do hút thuốc gây hầu hết các vấn đề về hô hấp ở người cao tuổi, gây nhiều loại ung thư. Hút thuốc cũng là nguyên nhân quan trọng gây bệnh mạch vành, loãng xương. Việc cai thuốc mang lại lợi ích cho sức khỏe và tuổi thọ của người cao tuổi. Không bao giờ là quá muộn để cai thuốc. Tuy nhiên, nếu không thể cai được thì ít nhất cũng phải giảm bớt. 

Hạn chế uống rượu bia: Uống rượu quá mức làm tăng nguy cơ bị các bệnh như bệnh cơ tim, xơ gan, viêm teo dạ dày, viêm tụy mạn, bệnh thần kinh ngoại vi và sa sút tâm thần, tai nạn, suy dinh dưỡng, suy giảm miễn dịch và ngộ độc. Ở người cao tuổi, ngộ độc rượu có thể xảy ra chỉ với một lượng nhỏ do tình trạng giảm chuyển hóa vì tăng khối mỡ trong cơ thể. 

Kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng 1 lần: đây là khuyến cáo quan trọng giúp nâng cao sức khỏe. Nhiều bệnh mạn tính như tăng huyết áp, đái tháo đường và các loại ung thư như ung thư vú, cổ tử cung, đại tràng,…có thể được phát hiện trong quá trình kiểm tra sức khỏe định kỳ và điều trị sớm đạt hiệu quả cao.

Tóm lại, người cao tuổi nên có một chế độ dinh dưỡng hợp lý, luyện tập khoa học, tinh thần thoải mái để có thể sống vui sống khỏe. 

BS.Hồ Thị Hồng (CDC Đồng Nai)

Share with friends

Bài liên quan

Hiểu đúng về thuốc lá điện tử
Sàng lọc bệnh Thalassemia để nâng cao chất lượng dân số
Không chủ quan với bệnh ung thư dương vật
Nắng nóng, gia tăng bệnh tiêu chảy ở trẻ
Ngày Thế giới phòng chống bệnh lao 24/3: Tuân thủ điều trị để chữa khỏi bệnh lao
Lưu ý chăm sóc sức khỏe mùa nắng nóng
Chủ động phát hiện và điều trị hội chứng ống trụ
[Toạ đàm] Lợi ích của việc khám sức khỏe tiền hôn nhân
Ngày Quốc tế bệnh hiếm 29/2: Bệnh hiếm và gánh nặng của bệnh hiếm
Mộng thịt ở mắt và cách điều trị
Những thói quen gây đau dạ dày và cách hạn chế cơn đau
Cảnh giác với những bệnh thường gặp trong và sau Tết
Làm thế nào để khắc phục, phòng ngừa chứng tiểu đêm
Vì sức khỏe của bạn, hãy ăn giảm muối ngay từ hôm nay
Bệnh uốn ván sơ sinh: nguyên nhân và cách phòng bệnh
Dinh dưỡng hợp lý cho trẻ em dịp Tết
Bệnh trĩ - nỗi ám ảnh của nhiều người
Nâng cao kỹ năng sơ cấp cứu trong cộng đồng
[Video] Toạ đàm: Dinh dưỡng hợp lý phòng thừa cân, béo phì
Calo rỗng – Mối nguy hại cho sức khoẻ

THÔNG BÁO

TUYEN TRUYEN PHAP LUAT
Thủ tục hành chính

TƯ VẤN

Tư vấn tiêm các loại vắc xin:
  02513.899.580 hoặc 02513.846.680
 Tư vấn khám sức khỏe:
  02513.834.493-141
• Tư vấn Quan trắc môi trường - Lấy mẫu nước: 
  02513.835.672-131
• Tư vấn sức khỏe sinh sản:
  02513.942.461
• Tư vấn xét nghiệm nước
- thực phẩm:
  02518.871.681
• Tư vấn dinh dưỡng:
 02513.840.429
• Tư vấn HIV/AIDS:
  02518.872.322

LIÊN KẾT

Bộ Y tế
Cục Y Tế Dự Phòng
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
CONG THONG TIN TINH DONG NAI
Sở Y Tế Đồng Nai
Chương trình Sức khỏe Việt Nam
Bao Dong Nai
Dự án phòng chống Tăng huyết áp
BAO TIN TUC TTXVN