Hiệp hội kháng virus quốc tế- Hội đồng Hoa Kỳ vừa trình bày các khuyến nghị cập nhật về việc sử dụng thuốc kháng virus trong điều trị và phòng ngừa HIV… Khuyến nghị cập nhật này được đăng trên Tạp chí của Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ mới đây.

Bằng chứng liên quan đến khuyến nghị đã được xem xét và các nghiên cứu được trình bày tại các hội nghị khoa học được đánh giá ngang hàng từ tháng 1/2020 đến tháng 10/2022 đã được đưa vào.

Theo đó, các tác giả lưu ý rằng nên bắt đầu điều trị bằng thuốc kháng virus càng sớm càng tốt sau khi chẩn đoán HIV. Cần giải quyết các rào cản đối với việc chăm sóc, bao gồm đảm bảo khả năng tiếp cận điều trị ARV và hỗ trợ tuân thủ điều trị.

Hiện đã có nhiều tiến bộ trong phòng và điều trị HIV.

Nền tảng chính của liệu pháp ban đầu vẫn là chế độ điều trị có chứa chất ức chế chuyển chuỗi tích hợp (INSTIs). Đối với những người đã đạt được sự ức chế virus bằng chế độ thuốc uống hàng ngày, có thể chuyển sang lựa chọn liệu pháp tiêm tác dụng kéo dài với cabotegravir cộng với rilpivirine, được cung cấp 2 tháng/lần.

Tăng cân và các biến chứng chuyển hóa có liên quan đến một số loại thuốc kháng virus, càn có chiến lược mới để cải thiện những biến chứng này. Việc quản lý các bệnh đi kèm trong suốt cuộc đời của người bệnh ngày càng quan trọng, bởi vì những người nhiễm HIV đang sống lâu hơn và đối mặt với những thách thức về sức khỏe của tuổi già.

Thêm vào đó, quản lý rối loạn sử dụng chất gây nghiện ở người nhiễm HIV đòi hỏi một cách tiếp cận tích hợp, dựa trên bằng chứng. Các lựa chọn điều trị dự phòng trước phơi nhiễm (PrEP) bao gồm thuốc uống (tenofovir disoproxil fumarate hoặc tenofovir alafenamide cộng với emtricitabine) và thuốc tiêm tác dụng kéo dài như cabotegravir...

Các trường hợp khẩn cấp về sức khỏe toàn cầu gần đây, như đại dịch COVID-19 và sự bùng phát virus mpox, tiếp tục có ảnh hưởng lớn đến những người nhiễm HIV và việc cung cấp dịch vụ. Để giải quyết những thách thức này, một cách tiếp cận dựa trên sự công bằng là rất cần thiết.

Mặc dù, những tiến bộ trong kết quả điều trị và phòng ngừa HIV tiếp tục được cải thiện, nhưng vẫn còn những thách thức và cơ hội, các tác giả nhấn mạnh.

B.Ngọc
Nguồn: suckhoedoisong.vn

Share with friends

Bài liên quan

Kiểm soát HIV từ chiến dịch K=K
Nâng cao kiến thức về phòng, chống HIV cho giới trẻ
Tăng cường phòng chống HIV/AIDS cho người lao động
Huy động khu vực tư nhân tham gia vào phòng, chống HIV/AIDS
Hội thảo giới thiệu chương trình thí điểm mua sắm dịch vụ phòng chống HIV/AIDS với các tổ chức xã hội
Hiệu quả bước đầu thí điểm hợp đồng xã hội trong phòng, chống HIV/AIDS
Nhiều giải pháp hướng tới chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030
Tạo dựng không gian an toàn vì sức khỏe người lao động
Mở rộng mạng lưới điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV
Tăng cường mở rộng các mô hình điều trị trước phơi nhiễm HIV bằng PrEP
Ngày Thế giới phòng chống AIDS 1-12: Tăng cường phòng chống HIV/AIDS trong bối cảnh đại dịch COVID-19
Người nhiễm HIV/AIDS mắc COVID-19 dễ trở nặng
Đảm bảo điều trị liên tục cho bệnh nhân HIV trong mùa dịch COVID-19
Cơ hội điều trị viêm gan C cho bệnh nhân đồng nhiễm HIV và viêm gan C
Báo động trẻ hoá người nhiễm HIV ở Đồng Nai
Nỗ lực chấm dứt dịch HIV/AIDS vào năm 2030
Mở rộng điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV
Tạo thuận lợi cho bệnh nhân điều trị ARV
Đồng Nai: Điểm sáng trong thực hiện chương trình phòng chống HIV/AIDS, lao
Hiệu quả Chương trình dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con
12

THÔNG BÁO

TUYEN TRUYEN PHAP LUAT
Thủ tục hành chính

TƯ VẤN

Tư vấn tiêm các loại vắc xin:
  02513.899.580 hoặc 02513.846.680
 Tư vấn khám sức khỏe:
  02513.834.493-141
• Tư vấn Quan trắc môi trường - Lấy mẫu nước: 
  02513.835.672-131
• Tư vấn sức khỏe sinh sản:
  02513.942.461
• Tư vấn xét nghiệm nước
- thực phẩm:
  02518.871.681
• Tư vấn dinh dưỡng:
 02513.840.429
• Tư vấn HIV/AIDS:
  02518.872.322

LIÊN KẾT

Bộ Y tế
Cục Y Tế Dự Phòng
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
CONG THONG TIN TINH DONG NAI
Sở Y Tế Đồng Nai
Chương trình Sức khỏe Việt Nam
Bao Dong Nai
Dự án phòng chống Tăng huyết áp
BAO TIN TUC TTXVN