Bệnh bại liệt (Poliomyelitis) là một bệnh nhiễm vi rút cấp tính lây truyền theo đường tiêu hóa do vi rút Polio gây ra, có thể lây truyền thành dịch. 

Vi rút bại liệt có 3 týp huyết thanh: týp 1, týp 2 và týp 3. Chúng có khả năng  tồn tại lâu dài ngoài môi trường, sống được vài ba tháng ở nhiệt độ 0-4°C. Trong nước, ở nhiệt độ thường, chúng sống được 2 tuần. Vi rút bại liệt chịu đựng khô hanh, bị tiêu diệt ở nhiệt độ 56°C sau 30 phút và bị tiêu diệt bởi thuốc tím (KMnO4). 

Biểu hiện lâm sàng của bệnh gồm: Thể liệt mềm cấp điển hình với các triệu chứng sốt, chán ăn, nhức đầu, buồn nôn, đau cơ các chi, gáy và lưng, dần dần mất vận động dẫn đến liệt không đối xứng, mức độ liệt tối đa là liệt tủy sống, liệt hành tủy dẫn đến suy hô hấp và tử vong, liệt ở chi không hồi phục làm bệnh nhân khó vận động hoặc mất vận động; Thể viêm màng não vô khuẩn gây sốt, nhức đầu, đau cơ, cứng gáy; Thể nhẹ với triệu chứng sốt, khó ngủ, nhức đầu, buồn nôn, nôn, táo bón, có thể hồi phục trong vài ngày; Thể ẩn, không rõ triệu chứng là thể thường gặp, song thể nhẹ có thể chuyển biến sang nặng.

Nguồn truyền bệnh là bệnh nhân ở các thể lâm sàng và người lành mang vi rút. Họ đào thải rất nhiều vi rút bại liệt qua phân làm ô nhiễm nguồn nước và thực phẩm, từ đó lây truyền cho người lành qua đường tiêu hóa.

Tiêm vắc xin cho trẻ trong chương trình Tiêm chủng mở rộng tại Trạm Y tế xã Suối Nho, huyện Định Quán.

Đây là một căn bệnh rất dễ lây truyền và có thể dẫn tới tử vong hoặc để lại di chứng liệt không hồi phục và tàn tật suốt đời, đặc biệt trẻ em dưới 5 tuổi có nguy cơ cao mắc bệnh này hơn bất kỳ lứa tuổi nào khác. Cho đến nay, bệnh  bại  liệt vẫn chưa  có thuốc điều trị đặc hiệu, chỉ có các phương pháp  điều trị nhằm giảm bớt triệu chứng bệnh. Chính vì thế việc phòng bệnh rất quan trọng. 

Sử dụng vắc xin là biện pháp phòng bệnh chủ động hiệu quả nhất. Hiện nay, vắc xin bại liệt đường uống (bOPV, phòng týp 1 và 3)  đang được triển khai cho trẻ vào lúc 2, 3 và 4 tháng tuổi, vắc xin bại liệt đường tiêm (IPV, phòng týp 1, 2 và 3) tiêm cho trẻ lúc 5 tháng và 9 tháng tuổi trong chương trình Tiêm chủng mở rộng. 

Lợi ích của tiêm vắc xin bại liệt IPV

Tiêm 01 mũi vắc xin IPV có chứa cả 3 tuýp kháng nguyên bại liệt týp 1, 2 và 3 giúp tăng cường miễn dịch đối với týp 1 và týp 3 đồng thời tạo miễn dịch phòng bệnh đối với týp 2 cho trẻ sử dụng 3 liều bOPV.

Theo nghiên cứu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) về đánh giá tồn lưu miễn dịch với bại liệt (2017-2018) trên nhóm trẻ chưa được tiêm chủng vắc xin IPV cho thấy chỉ có 13,1% trẻ có kháng thể vi rút kháng bại liệt týp 2, tồn lưu miễn dịch này phần lớn là kháng thể được mẹ truyền sang trong thai kỳ và giảm nhanh sau 4 tháng sau sinh. Do đó, WHO khuyến cáo việc tiêm vắc xin IPV là cần thiết, giúp bảo vệ cơ thể trước vi rút bại liệt týp 2; đồng thời loại bỏ dần việc sử dụng vắc xin bại liệt đường uống (bOPV) từ đó loại bỏ hoàn toàn vi rút bại liệt có nguồn gốc hoang dại cũng như nguồn gốc từ vắc xin. 

Bên cạnh đó, vắc xin IPV là vắc xin bất hoạt nên có tính an toàn cao. Phản ứng sau tiêm ghi nhận là phản ứng thông thường, không có trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng. Vậy nên phụ huynh có thể yên tâm đưa trẻ đi tiêm chủng để bảo vệ sức khỏe của trẻ, việc này cũng góp phần bảo vệ sức khỏe gia đình và cộng đồng.   

Lịch tiêm/uống vắc xin phòng bại liệt trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng hiện nay:

- Trẻ 2 tháng tuổi: Uống vắc xin bại liệt (bOPV) lần 1.
- Trẻ 3 tháng tuổi: Uống vắc xin bại liệt (bOPV)  lần 2.
- Trẻ 4 tháng tuổi: Uống vắc xin bại liệt (bOPV)  lần 3.
- Trẻ 5 tháng tuổi: Tiêm vắc xin bại liệt (IPV) mũi 1.
- Trẻ 9 tháng tuổi: Tiêm vắc xin bại liệt (IPV) mũi 2. Trường hợp trẻ tiêm IPV mũi 1 chậm thì phải đảm bảo khoảng cách tiêm IPV mũi 2 ít nhất 1 tháng sau IPV mũi 1.

BS.Hồ Thị Hồng
CDC Đồng Nai

Share with friends

Bài liên quan

Mắc bệnh sởi làm gì cho nhanh khỏi?
Hướng dẫn chăm sóc trẻ bị sởi đúng cách
Chăm sóc da đúng cách để có làn da đẹp
[Video] Toạ đàm: Cấy chỉ y học mang lại nhiều lợi ích cho người bệnh
[Video] Tọa đàm: Lợi ích của xét nghiệm NIPT trong thai kỳ
[Video] Phòng ngừa các bệnh viêm đường hô hấp ở trẻ em
Không chủ quan với bệnh đường hô hấp ở trẻ
[Video] Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng điều trị như thế nào?
Viêm não tự miễn - căn bệnh tốn tiền tỷ để điều trị, nguy cơ tử vong rất cao
[Video] Tọa đàm: Cách chăm sóc để có làn da khỏe đẹp
Chủ động phòng chống bệnh Mác-bớc có tỷ lệ tử vong cao
8 cách giúp phòng xơ vữa động mạch, ngăn ngừa đột quỵ
Hiệu quả của phương pháp Stapler trong cắt bao quy đầu
Ngày Thế giới rửa tay với xà phòng 15/10: Rửa tay bằng xà phòng vì sức khỏe của bạn và cộng đồng
Rửa tay bằng xà phòng vì sức khỏe của bạn và cộng đồng
Không chủ quan với bệnh lý sỏi mật
Để trẻ có đôi mắt khỏe mạnh
[Video] Điều trị rối loạn vận động: Lợi ích của việc tiêm Botulinum Toxin A
Những điều cần biết về bệnh Kawasaki
6 bệnh viêm màng não, viêm não thường gặp
TUYEN TRUYEN PHAP LUAT
Thủ tục hành chính

TƯ VẤN

Tư vấn tiêm các loại vắc xin:
  02513.899.580 hoặc 02513.846.680
 Tư vấn khám sức khỏe:
  02513.834.493-141
• Tư vấn Quan trắc môi trường - Lấy mẫu nước: 
  02513.835.672-131
• Tư vấn sức khỏe sinh sản:
  02513.942.461
• Tư vấn xét nghiệm nước
- thực phẩm:
  02518.871.681
• Tư vấn dinh dưỡng:
 02513.840.429
• Tư vấn HIV/AIDS:
  02518.872.322

LIÊN KẾT

Bộ Y tế
Cục Y Tế Dự Phòng
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
CONG THONG TIN TINH DONG NAI
Sở Y Tế Đồng Nai
Chương trình Sức khỏe Việt Nam
Bao Dong Nai
Dự án phòng chống Tăng huyết áp
BAO TIN TUC TTXVN