Hiện nay Việt Nam đã chuyển từ hoạt động phòng chống sang phòng chống và loại trừ sốt rét. Theo chỉ đạo của Bộ Y tế, các địa phương trong cả nước đang triển khai lộ trình tiến tới loại trừ bệnh sốt rét vào năm 2025 và định hướng đến năm 2030. Tại Đồng Nai, đến nay đã có 3 huyện được công  nhận đã loại trừ sốt rét, theo kế hoạch đến năm 2023 sẽ tiến tới loại trừ sốt rét trên địa bàn toàn tỉnh.  

Nỗ lực loại trừ sốt rét vào năm 2023

Theo báo cáo Sở Y tế, năm 2020 Đồng Nai đã có 3 huyện đạt tiêu chí loại trừ sốt rét đó là thành phố Biên Hoà, Long Khánh và huyện Nhơn Trạch, trong năm 2021 tiếp tục thẩm định hồ sơ cho 8 huyện trên địa bàn và dự kiến đến năm 2023 Đồng Nai sẽ tiến tới loại trừ bệnh sốt rét.

Để được công nhận đơn vị đạt tiêu chuẩn loại trừ sốt rét bắt buộc đơn vị đó phải thực hiện được 8 tiêu chí và điều kiện theo quy định, trong đó có tiêu chí bắt buộc là ít nhất 3 năm liên tục không có ca bệnh sốt rét nội địa trên địa bàn và điều kiện đảm bảo để loại trừ bệnh sốt rét là duy trì thường xuyên 3 năm liên tục, trong đó có các điều kiện cụ thể như: báo cáo phân công cán bộ chuyên trách về phòng chống và loại trừ bệnh sốt rét; 100% các trường hợp bệnh sốt rét ngoại lai được báo cáo trong vòng 48 giờ kể từ khi phát hiện; 100% các trường hợp bệnh ngoại lai được điều tra trong 3 ngày kể từ khi phát hiện; báo cáo đơn vị có khả năng xét nghiệm xác định trường hợp mắc bệnh sốt rét… 

BS.CKI Nguyễn Thanh Tùng, Trưởng khoa ký sinh trùng - côn trùng Trung tâm Kiểm soát bệnh tật cho biết, theo phân tích vùng dịch tễ sốt rét năm 2019, hiện trên địa bàn tỉnh còn một xã Phú Lý huyện Vĩnh Cửu là nằm trong vùng sốt rét lưu hành vừa, 9 xã sốt rét lưu hành nhẹ. Dân số nguy cơ mắc sốt rét năm 2020 là gần 119 ngàn người được phân bố rộng rãi tại 5 huyện, trong đó tập trung nhiều ở 3 huyện Tân Phú, Vĩnh Cửu, Định Quán. Đây là những huyện có người dân đi làm theo mùa vụ cao, địa bàn nằm giáp ranh với các tỉnh Bình Phước, Lâm Đồng - là những tỉnh có tỷ lệ mắc sốt rét còn cao, chính vì vậy nguy cơ người dân mang mầm bệnh từ các địa phương khác về. Trước tình hình này, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật phối hợp với các trung tâm y tế, trạm y tế phường, xã tăng cường các hoạt động phòng chống sốt rét, tổ chức phun hoá chất diệt muỗi, tẩm mùng mền hoá chất, đẩy mạnh truyền thông phòng bệnh sốt rét. 

 Tẩm mùng cho người dân tại xã Nam Cát Tiên, huyện Tân Phú.

Cụ thể trong năm 2020, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh đã tiến hành xét nghiệm phát hiện ký sinh trùng sốt rét với số lam được thực hiện xét nghiệm là 40.692 (vượt chỉ tiêu), qua đó phát hiện số lam dương tính là 4; phối hợp với trung tâm y tế các huyện Định Quán, Vĩnh Cửu tổ chức phun hóa chất và tẩm mùng hóa chất cho 6 xã trọng điểm, kết quả đã có gần 16,6 ngàn mùng đôi được tẩm hóa chất, phun hóa chất bảo vệ cho trên 3,5 ngàn nhân khẩu; tổ chức giám sát hoạt động chương trình sốt rét tại 11 huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh, hiện số điểm kính hiển vi hoạt động là 50/50 tổng số điểm kính, trong đó cụm kính hoạt động tốt chiếm tỷ lệ 80%; tổ chức 4 lớp tập huấn thực hành xét nghiệm phát hiện và định loại ký sinh trùng sốt rét trên kính hiển vi cho các nhân viên y tế xã không thuộc các điểm kính trên địa bàn toàn tỉnh.  

Bên cạnh đó được sự tài trợ của dự án “Sáng kiến khu vực ngăn chặn và loại trừ sốt rét kháng thuốc Artermisinin” (Dự án RAI2E), trong năm tỉnh cũng đã cấp được 7.300 test phát hiện nhanh bệnh sốt rét cho 4 huyện Tân Phú, Định Quán, Vĩnh Cửu, Xuân lộc và các bệnh viện tuyến tỉnh, bệnh viện đa khoa khu vực; phân bổ gần 2,5 ngàn bộ võng và màn đôi tẩm hóa chất cho dân di biến động, cán bộ kiểm lâm, phụ nữ có thai, người đi rừng ngủ rẫy; xây dựng và cấp phát 4 panô, gần 9,4 ngàn poster truyền thông về phòng chống sốt rét; tổ chức 14 lớp tập huấn cho nhân viên y tế thực hiện công tác về sốt rét của các trung tâm y tế, trạm y tế và y tế thôn ấp; cung cấp và giám sát việc quản lý và sử dụng kinh phí, thuốc sốt rét, hóa chất, trang thiết bị, vật tư, dụng cụ phòng chống sốt rét kịp thời đầy đủ…  

“Nhờ làm tốt công tác phòng chống sốt rét, trong năm 2020 toàn tỉnh chỉ có 4 ca mắc, 3 tháng đầu năm 2021 không có ca ca mắc sốt rét nào, đây chính là tiền đề vững chắc để Đồng Nai tiến tới loại trừ bệnh sốt rét vào năm 2023” - BS Tùng chia sẻ.

Không được chủ quan, lơ là phòng bệnh

Cũng theo BS Nguyễn Thanh Tùng, nhờ đẩy mạnh các hoạt động phòng chống sốt rét, trong những năm gần đây tình hình sốt rét luôn giữ được ổn định, số ca mắc sốt rét giảm rõ rệt chính vì vậy đang có tình trạng nảy sinh tâm lý chủ quan trong công tác phòng chống sốt rét trong cộng đồng. Người dân không còn nghĩ đến bệnh sốt rét, do đó việc tìm ra nguồn bệnh khó khăn hơn. Việc phát hiện ca bệnh sốt rét không kịp thời có thể gây lan nhiễm ca sốt rét tại chỗ phát sinh và biến địa phương từ vùng không còn sốt rét trở thành vùng sốt rét lưu hành. 

Bên cạnh đó tạo sự chủ quan đối với nhân viên y tế trong việc chẩn đoán bệnh sốt rét, từ đó tạo ra nguy cơ điều trị trễ, ca bệnh sốt rét có thể trở thành ác tính và gây ra tử vong, chính vì vậy thời gian tới chúng tôi sẽ tăng cường công tác truyền thông, giám sát để có chỉ đạo kịp thời tránh tình trạng đáng tiếc xảy ra. Tăng cường công tác đào tạo nghiệp vụ chuyên môn nâng cao và đào tạo mới đối với các các bộ thực hiện công tác phòng chống và loại trừ bệnh sốt rét. Đối với người dân đặc biệt là những người thường xuyên đi rừng rẫy cần nắm rõ các biện pháp phòng tránh sốt rét để biết cách tự bảo vệ cho mình.

Thanh Tú 

Share with friends

Bài liên quan

[Video] Tọa đàm: 100% người mắc bệnh dại sẽ tử vong - Phòng ngừa ra sao?
Ghi nhận ca cúm A/H9 đầu tiên, Bộ Y tế hướng dẫn cách phòng cúm gia cầm lây sang người
Xuất hiện trẻ bị viêm não mô cầu tại Tây Ninh, cần tiêm vắc xin phòng bệnh
[Video] Tăng cường công tác phòng, chống bệnh dại
Tiêm vắc xin là biện pháp tốt nhất để chủ động phòng bệnh sởi
Các địa phương cần triển khai các biện pháp cấp bách phòng, chống bệnh dại
Người dân cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống bệnh dại
Chủ động phòng ngừa bệnh dại
Thêm 1 ca nghi mắc bệnh đậu mùa khỉ
[Infographics] Cúm A: Các dấu hiệu cảnh báo cần nhập viện khẩn cấp
Khuyến cáo phòng bệnh hô hấp gia tăng
[Infographic] Những điều cần biết về bệnh đậu mùa khỉ
Toàn dân chung tay cùng ngành y tế phòng chống dịch bệnh
Chủ động phòng bệnh cúm khi thời tiết giao mùa
[Tọa đàm] Những điều cần biết để phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ
Một số thông tin về bệnh đậu mùa khỉ
Hướng dẫn trẻ cách tự vệ khi bị chó tấn công
[Infographic] Bệnh đậu mùa khỉ và những điều cần biết
Đồng Nai tăng cường phòng chống bệnh đậu mùa khỉ
Chủ động phòng chống bệnh lây từ động vật sang người

THÔNG BÁO

TUYEN TRUYEN PHAP LUAT
Thủ tục hành chính

TƯ VẤN

Tư vấn tiêm các loại vắc xin:
  02513.899.580 hoặc 02513.846.680
 Tư vấn khám sức khỏe:
  02513.834.493-141
• Tư vấn Quan trắc môi trường - Lấy mẫu nước: 
  02513.835.672-131
• Tư vấn sức khỏe sinh sản:
  02513.942.461
• Tư vấn xét nghiệm nước
- thực phẩm:
  02518.871.681
• Tư vấn dinh dưỡng:
 02513.840.429
• Tư vấn HIV/AIDS:
  02518.872.322

LIÊN KẾT

Bộ Y tế
Cục Y Tế Dự Phòng
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
CONG THONG TIN TINH DONG NAI
Sở Y Tế Đồng Nai
Chương trình Sức khỏe Việt Nam
Bao Dong Nai
Dự án phòng chống Tăng huyết áp
BAO TIN TUC TTXVN