Viêm gan B là một căn bệnh gây ra bởi vi rút viêm gan B, làm tổn hại tới gan, là nguyên nhân dẫn đến suy gan, xơ gan, ung thư gan nếu phát hiện muộn. Do đó, việc phát hiện sớm và điều trị bệnh kịp thời rất quan trọng đối với người bệnh. 

Cần nhận biết sớm bệnh và điều trị kịp thời

Mặc dù có tiền sử bệnh viêm gan B, nhưng chị Nguyễn Thu H., 31 tuổi, ở phường Tân Phong, TP. Biên Hòa đã tự ý ngưng thuốc trong quá trình điều trị khi chưa có sự hướng dẫn của bác sĩ. Điều này khiến bệnh viêm gan B của chị bùng phát, dẫn đến tổn thương gan cấp tính phải vào Bệnh viện Quốc tế Hoàn Mỹ Đồng Nai điều trị. 

Còn trường hợp bệnh nhân Phạm Huy H., 22 tuổi, ở huyện Trảng Bom, do nhận biết sớm dấu hiệu điển hình của bệnh và được người nhà đưa đến bệnh viện, đến nay sau 3 ngày điều trị bệnh của H. cải thiện tốt. Bệnh nhân H. cho biết, trước lúc nhập viện H. thường chán ăn, chướng bụng và vàng da, sau đó người nhà đưa H. vào bệnh viện kiểm tra thì được chẩn đoán viêm gan B phải nhập viện điều trị.

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân bị viêm gan B tại Bệnh viện Quốc tế Hoàn Mỹ Đồng Nai.

BS.CKI  Lã Thị Thủy, Khoa Nội Bệnh viện Quốc tế Hoàn Mỹ Đồng Nai cho biết, từ đầu năm đến nay bệnh viện tiếp nhận điều trị cho khoảng 200 trường hợp viêm gan và các biến chứng về gan như: ung thư gan, xơ gan. Còn trường hợp của 2 bệnh nhân nói trên nếu không được điều trị kịp thời hay bỏ trị giữa chừng sẽ dẫn đến nhiều biến chứng lo ngại của viêm gan B như: suy gan, ảnh hưởng đến não, chức năng của gan. Còn được phát hiện và điều trị kịp thời và không ngưng thuốc sẽ ngăn ngừa được suy gan cấp tính, xơ gan hay thậm chí là ung thư gan sau này. 

“Dấu hiệu đối với trường hợp bệnh nhân viêm gan B mạn tính thường không rõ rệt, bệnh nhân cảm thấy bình thường. Còn trong bối cảnh viêm gan B cấp tính bùng phát viêm gan B mạn tính, người bệnh sẽ có dấu hiệu như: sụt cân, chán ăn, vàng da, mắt, đầy bụng khó tiêu, đau hạ sườn phải. Nếu nặng hơn thường bệnh nhân bị viêm gan B cấp và đợt bùng phát viêm gan B mạn có thể bệnh nhân sẽ gặp những biến chứng như: xơ gan, phù toàn thân, ung thư gan. Do đó, việc nhận biết sớm bệnh và điều trị kịp thời rất quan trọng sẽ ngăn ngừa được các biến chứng suy gan cấp tính, xơ gan hay thậm chí là ung thư gan sau này”, BS Thủy cho biết thêm.

Tiêm vắc xin là biện pháp hiệu quả để phòng viêm gan B

Theo bác sĩ Thủy, bệnh viêm gan B lây chủ yếu qua đường máu, đường quan hệ tình dục và lây từ mẹ sang con. Cụ thể, lây qua đường máu nếu một người bình thường có vết thương hở tiếp xúc với máu của người bị viêm gan B; dùng chung dao cạo râu, dụng cụ làm móng tay, dùng chung kim chích với người bị viêm gan B. Còn đối với đường quan hệ tình dục, vi rút viêm gan B có thể lây nhiễm qua các vết xước nhỏ nếu quan hệ tình dục không an toàn. Với đường lây mẹ con, nếu người mẹ bị viêm gan B thì khả năng lây nhiễm bệnh cho thai nhi rất cao. 

“Hiện nay việc điều trị viêm gan B vẫn là thách thức lớn, xác suất điều trị khỏi bệnh rất thấp. Vì vậy, việc phòng ngừa vẫn là mục tiêu hàng đầu tránh mắc bệnh và hạn chế tử vong. Đối với những người nào chưa từng bị viêm gan B nên đi tầm soát, quan trọng nhất là để phòng tránh bệnh viêm gan B hiệu quả là tiêm vắc xin. Đối với gia đình có người bị viêm gan B thì những người thân không sử dụng chung đồ dùng cá nhân, dụng cụ làm móng, dao cạo râu, nếu là vợ hoặc chồng bị viêm gan B thì phải có biện pháp quan hệ tình dục an toàn…” –BS Thủy khuyến cáo.

Sao Mai 

Share with friends

Bài liên quan

Cần chủ động phòng ngừa khi bệnh tay chân miệng có chiều hướng gia tăng
Chú trọng thực hiện các biện pháp phòng chống sốt xuất huyết
Người bệnh tử vong do COVID-19 thường ở nhóm nguy cơ cao
Chủ động phòng bệnh khi giao mùa
Toạ đàm: Những lợi ích của tiêm vắc xin phòng bệnh cúm
Chủ động triển khai các biện pháp phòng bệnh sốt xuất huyết
CDC Đồng Nai chủ động triển khai các hoạt động phòng, chống dịch bệnh
[Infographics] Các dấu hiệu, triệu chứng và cách phòng bệnh cúm A
Ngày thế giới phòng chống lao 24/3: Bệnh lao vẫn đang đe dọa sức khoẻ cộng đồng
Chủ động phòng chống dịch bệnh ngay từ đầu năm
Biến thể XBB.1.5 nguy hiểm thế nào? Triệu chứng thường gặp và cách phòng ngừa
Những điều cần biết về biến thể phụ của chủng Omicron dễ lây lan nhất hiện nay
Cần tiêm vắc xin phòng cúm hàng năm
Chủ động phòng chống dịch bệnh mùa Đông - Xuân
Bệnh sốt xuất huyết và những điều cần biết
Tăng cường triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh
Hiệu lực vắc xin COVID-19 giảm theo thời gian, cần thiết phải tiêm mũi nhắc lại
Bộ Y tế khuyến cáo 7 cách phòng bệnh Whitmore
Những sai lầm thường gặp khiến bệnh nhân sốt xuất huyết trở nặng
Những bệnh truyền nhiễm có thể bùng phát khi giao mùa và nguyên tắc dự phòng
TUYEN TRUYEN PHAP LUAT
Thủ tục hành chính

TƯ VẤN

Tư vấn tiêm các loại vắc xin:
  02513.899.580 hoặc 02513.846.680
 Tư vấn khám sức khỏe:
  02513.834.493-141
 Tư vấn Quan trắc môi trường - Lấy mẫu nước: 
  02513.835.672-131
 Tư vấn sức khỏe sinh sản:
  02513.942.461
Tư vấn xét nghiệm nước
- thực phẩm:
  02518.871.681
Tư vấn dinh dưỡng:
 02513.840.429
 Tư vấn HIV/AIDS:
  02518.872.322

LIÊN KẾT

Bộ Y tế
TRANG TIN VỀ DỊCH BỆNH VIÊM ĐƯỜNG HÔ HẤP CẤP COVID-19
Cục Y Tế Dự Phòng
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
CONG THONG TIN TINH DONG NAI
Sở Y Tế Đồng Nai
Chương trình Sức khỏe Việt Nam
Bao Dong Nai
Dự án phòng chống Tăng huyết áp
BAO TIN TUC TTXVN