Theo báo cáo Sở Y tế, trong những ngày gần đây số ca mắc mới COVID-19 đang có xu hướng gia tăng tại tỉnh Đồng Nai, cũng như cả nước và trên thế giới. Nhất là hiện nay biến chủng mới BA.5 của vi rút SARS-CoV-2 đã xâm nhập vào Việt Nam, đây là biến chủng lây nhiễm nhanh trong cộng đồng, cũng có thể sẽ làm tăng nguy cơ bùng phát dịch bệnh trở lại vì vậy người dân không nên chủ quan.

Dịch COVID-19 có nguy cơ tái bùng phát 

Theo báo cáo của Sở Y tế, sau nhiều tháng liên tiếp không ghi nhận ca tử vong do COVID-19, ngày 2-7, trên địa bàn tỉnh ghi nhận 1 trường hợp tử vong. Đây là ca tử vong do COVID-19 thứ 1.964 của tỉnh Đồng Nai kể từ đầu dịch đến nay.

Theo thống kê của Sở Y tế, cộng dồn từ 27-4-2021 đến nay, toàn tỉnh ghi nhận hơn 419,5 ngàn ca mắc COVID-19. Trong đó, hơn 99,5% bệnh nhân đã khỏi bệnh, hơn 1,9 ngàn trường hợp đã tử vong, hiện chỉ còn 18 bệnh nhân đang theo dõi tại nhà. Kể từ đầu tháng 7 -2022, trung bình mỗi ngày có khoảng 5-7 ca (những ngày trước kia không ghi nhận ca mắc mới hoặc chỉ ghi nhận từ 1-2 ca).  

Mới đây ghi nhận tại huyện Xuân Lộc đã xuất hiện chùm 5 ca bệnh, qua điều tra khoanh vùng dịch tễ có 135 trường hợp F1 tiếp xúc gần và 230 trường hợp ít nguy cơ, tất cả các trường hợp trên đã tiến hành xét nghiệm hiện đang chờ kết quả. 

Tiêm vắc xin phòng COVID-19 đầy đủ, đúng lịch là cách tốt nhất để ngăn chặn dịch bùng phát trở lại.

Phó giám đốc Sở Y tế Nguyễn Hữu Tài cho hay, theo nhận định của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Bộ Y tế, tình hình dịch bệnh COVID-19 hiện vẫn còn diễn biến phức tạp, khó lường. Nguy cơ dịch bùng phát trở lại là hoàn toàn có thể khi biến thể của Omicron liên tục xuất hiện các chủng mới và chưa phải là biến thể cuối cùng.

Tiêm vắc xin phòng COVID-19 là cách tốt nhất để ngăn chặn dịch bùng phát trở lại

Sau thời gian dịch COVID-19 đã lắng xuống, mọi hoạt động xã hội được hoạt động trở lại thì nhiều người dân có tâm lý chủ quan với các biện pháp phòng, chống dịch, không chấp hành việc đeo khẩu trang mỗi khi ra đường, đến nơi công cộng; không còn tuân thủ việc tự cách ly khi biết mình nhiễm bệnh… Đặc biệt, không ít người đã từ chối tiêm vắc xin mũi 3 và mũi 4 phòng COVID-19.

Chị N.H.P., ở khu phố 4, phường Trảng Dài cho biết, con gái chị đang học lớp 6, vừa qua cháu có bị nhiễm COVID-19 nên khi nhà trường thông báo lịch chích ngừa COVID-19 cho học sinh chị không đăng ký vì một phần chị sợ ảnh hưởng đến vấn đề sinh sản của cháu cũng như ảnh hưởng đến trí nhớ và các tác dụng phụ của vắc xin.

Còn anh N.V.T., phường Tân Phong cho hay, anh đã tiêm đủ 3 mũi vắc xin rồi nên vấn đề tiêm thêm mũi 4 là không cần thiết và ảnh hưởng đến sức khoẻ. Không chỉ có mình anh mà nhà anh có 4 người cũng chưa chích vắc xin mũi nhắc lại.  

BS.CKI Phan Văn Phúc - Trưởng khoa Phòng chống bệnh truyền nhiễm, CDC Đồng Nai cho biết, hiện nay dịch COVID-19 vẫn chưa hoàn toàn chấm dứt, bên cạnh đó chủng mới BA.5 đã xâm nhập. Vì vậy cho dù một người đã tiêm vắc xin hay đã bị nhiễm COVID-19 thì đến giai đoạn này kháng thể cũng đã giảm cho nên nếu có nhiễm một tác nhân COVID-19 bất kỳ dù ở chủng nào vẫn có thể mắc bệnh trở lại bình thường. Người dân không nên chủ quan mà cần đi tiêm vắc xin các mũi nhắc lại, vì tiêm vắc xin là yếu tố then chốt để phòng chống dịch COVID-19 cho bản thân cũng như cho xã hội. Bên cạnh đó người dân cần hạn chế đến các nơi vui chơi giải trí, tụ tập đông người nếu như không cần thiết.

Cũng theo bác sĩ Nguyễn Hữu Tài, sự xuất hiện biến thể mới của Omicron có khả năng làm trầm trọng thêm ca nhiễm. Từ đó, sẽ làm tăng số ca tử vong, đặc biệt là với nhóm người dễ tổn thương như: người già, người có bệnh lý nền nặng, ung thư, lao phổi hay bị các bệnh suy giảm miễn dịch như HIV… Mới đây, đã có một bệnh nhân có bệnh lý nền cao huyết áp và tiểu đường tử vong do COVID-19, cho thấy COVID-19 vẫn là dịch bệnh nguy hiểm. Do vậy, ngành y tế Đồng Nai vẫn xác định vắc xin phòng COVID-19 là nền tảng quan trọng trong công tác phòng, chống dịch COVID-19, là yếu tố tiên quyết để chấm dứt và ngăn không để đại dịch COVID-19 bùng phát trở lại với sự xâm nhập của các biến chủng mới.

Thanh Tú 

Share with friends

Bài liên quan

Cần chủ động phòng ngừa khi bệnh tay chân miệng có chiều hướng gia tăng
Chú trọng thực hiện các biện pháp phòng chống sốt xuất huyết
Người bệnh tử vong do COVID-19 thường ở nhóm nguy cơ cao
Chủ động phòng bệnh khi giao mùa
Toạ đàm: Những lợi ích của tiêm vắc xin phòng bệnh cúm
Chủ động triển khai các biện pháp phòng bệnh sốt xuất huyết
CDC Đồng Nai chủ động triển khai các hoạt động phòng, chống dịch bệnh
[Infographics] Các dấu hiệu, triệu chứng và cách phòng bệnh cúm A
Ngày thế giới phòng chống lao 24/3: Bệnh lao vẫn đang đe dọa sức khoẻ cộng đồng
Chủ động phòng chống dịch bệnh ngay từ đầu năm
Biến thể XBB.1.5 nguy hiểm thế nào? Triệu chứng thường gặp và cách phòng ngừa
Những điều cần biết về biến thể phụ của chủng Omicron dễ lây lan nhất hiện nay
Cần tiêm vắc xin phòng cúm hàng năm
Chủ động phòng chống dịch bệnh mùa Đông - Xuân
Bệnh sốt xuất huyết và những điều cần biết
Tăng cường triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh
Hiệu lực vắc xin COVID-19 giảm theo thời gian, cần thiết phải tiêm mũi nhắc lại
Bộ Y tế khuyến cáo 7 cách phòng bệnh Whitmore
Những sai lầm thường gặp khiến bệnh nhân sốt xuất huyết trở nặng
Những bệnh truyền nhiễm có thể bùng phát khi giao mùa và nguyên tắc dự phòng
TUYEN TRUYEN PHAP LUAT
Thủ tục hành chính

TƯ VẤN

Tư vấn tiêm các loại vắc xin:
  02513.899.580 hoặc 02513.846.680
 Tư vấn khám sức khỏe:
  02513.834.493-141
 Tư vấn Quan trắc môi trường - Lấy mẫu nước: 
  02513.835.672-131
 Tư vấn sức khỏe sinh sản:
  02513.942.461
Tư vấn xét nghiệm nước
- thực phẩm:
  02518.871.681
Tư vấn dinh dưỡng:
 02513.840.429
 Tư vấn HIV/AIDS:
  02518.872.322

LIÊN KẾT

Bộ Y tế
TRANG TIN VỀ DỊCH BỆNH VIÊM ĐƯỜNG HÔ HẤP CẤP COVID-19
Cục Y Tế Dự Phòng
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
CONG THONG TIN TINH DONG NAI
Sở Y Tế Đồng Nai
Chương trình Sức khỏe Việt Nam
Bao Dong Nai
Dự án phòng chống Tăng huyết áp
BAO TIN TUC TTXVN