Nữ hộ sinh là người đóng vai trò quan trọng trong hệ thống chăm sóc sức khỏe, đặc biệt là chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em. Vì vậy từ năm 1991 đến nay, ngày 5/5 hàng năm được chọn là ngày Quốc tế nữ hộ sinh – một ngày tôn vinh những người phụ nữ thầm lặng, những người luôn quan tâm, chăm sóc sức khỏe người khác, mang niềm vui, nụ cười cho các gia đình mỗi khi chào đón thành viên mới.

“Vượt cạn” cùng thai phụ, tận tâm chăm sóc các bé

NHS Trần Thị Thuỷ Tiên, khoa sản Bệnh viện ĐK Đồng Nai cho biết, em công tác tại bệnh viện đến nay đã 6 năm và trải qua các buồng từ buồng đỡ đẻ, sơ sinh, hậu sản. Công việc ở mỗi buồng đều có những tích chất đặc thù riêng, đòi hỏi người hộ sinh không ngừng học tập, nâng cao tay nghề để đáp ứng các yêu cầu công việc. 

Ví dụ như đặc thù của phòng sản nhi đó là bé không ở cùng với mẹ, tất cả ăn uống vệ sinh đều do những hộ sinh thực hiện. Phòng phải đảm bảo độ vô khuẩn tuyệt đối, vì vậy những hộ sinh tham gia tại phòng này cần phải được tập huấn chăm sóc đặc biệt cho bé. 

“Đối với việc chăm sóc bệnh nhân là người lớn, chúng tôi có thể hỏi thăm hoặc giải đáp những thắc mắc, đáp ứng những yêu cầu của người bệnh, tuy nhiên đối với phòng sản nhi chúng tôi phải theo dõi, quan sát các bé, nhận biết đặc điểm của bé qua tiếng khóc như đói, ngạt mũi hay sặc sữa…, vì vậy đòi hỏi những người hộ sinh phải có tính cần mẫn, tinh tế và hơn hết là coi các bé như chính con của mình để chăm sóc tốt hơn”, NHS Trần Thị Thuỷ Tiên chia sẻ.

Còn với những hộ sinh làm việc tại buồng đỡ đẻ, niềm vui của họ là được giúp đỡ thai phụ sinh nở mẹ tròn con vuông, và trang bị cho các thai phụ những kiến thức ban đầu của người mẹ.

NHS Trần Thị Thuỷ Tiên, Khoa sản - Bệnh viện ĐK đồng Nai chăm sóc cho bé sau sinh.

Theo NHS Nguyễn Thị Thu Thủy, Trưởng khoa sản Bệnh viện ĐK Thống Nhất, khi sản phụ bắt đầu “vượt cạn” các nữ hộ sinh phải theo dõi rất sát sao. Chỉ cần lơ là trong theo dõi chuyển dạ, thai phụ có thể bị suy tim thai hoặc tai biến, rau thai quấn cổ mà không biết. Nếu không phát hiện sớm, can thiệp kịp thời thì em bé sinh ra có thể bị ngạt, sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe sau này.

“Trong quá trình “vượt cạn”, để sản phụ đỡ sợ và lo lắng, chúng tôi thường động viên, cỗ vũ sản phụ cố gắng thực hiện theo hướng dẫn và hợp tác tốt hơn trong quá trình chuyển dạ. Khi nhìn thấy em bé chào đời khỏe mạnh, sức khỏe sản phụ ổn định, đó là niềm vui rất lớn của chúng tôi”, NHS Nguyễn Thị Thu Thủy cho hay. 

Không chỉ giúp các sản phụ “vượt cạn” một cách an toàn mà ngay từ lúc mang thai, các nữ hộ sinh cũng đã hướng dẫn cho các thai phụ chăm sóc em bé như thế nào để có được một đứa con khỏe mạnh, thông minh và phát triển đầy đủ, toàn diện.

Niềm vui nhân đôi khi thai phụ sinh nở an toàn

Sinh ra và lớn lên tại mảnh đất nghèo ở tỉnh Đắk Lắk, ngay từ nhỏ NHS Trần Thị Thuỷ Tiên đã được đi theo mẹ đến các nhà dân ở vùng quê để đỡ đẻ tại nhà cho những sản phụ. Những hình ảnh hạnh phúc của các bà mẹ và tiếng khóc chào đời của những em bé mới được sinh ra đã in sâu vào tâm trí của Thủy Tiên và em đã quyết tâm nối nghiệp của mẹ. Với em niềm vui của các sản phụ cũng chính là niềm vui của mình. 

Còn NHS Nguyễn Thị Ngọc Lệ, Khoa Sản Bệnh viện ĐK Đồng Nai chia sẻ: “Ngành y đem đến niềm vui cho bệnh nhân là cho họ sức khỏe phục hồi sau khi bệnh. Còn đối với Khoa Sản niềm vui được nhân đôi, đó là khi đến với mình là một người nhưng khi họ về sẽ là hai. Tôi rất vui vì đã lựa chọn con đường đầy ý nghĩa đó là giúp đỡ được các thai phụ sinh nở an toàn. Nếu được chọn lại từ đầu tôi vẫn sẽ lựa chọn làm một nữ hộ sinh”. 

NHS Tống Thị Thu Hương, Trưởng Trại bệnh phụ khoa, Khoa Sản Bệnh viện ĐK Đồng Nai cho biết công việc hằng ngày của chị là sáng đến các buồng thăm bệnh, giám sát các nữ hộ sinh chăm sóc bệnh nhân, kiểm tra các hồ sơ bệnh án, hỗ trợ các bác sĩ khám bệnh.

“Công việc của nghề hộ sinh giống như làm dâu trăm họ, vì vậy để lan tỏa được năng lượng tích cực cho bệnh nhân thì mỗi ngày chúng tôi đều phải tạo cho mình một niềm vui để chuyển tải niềm vui, niềm lạc quan cho người bệnh, tạo cho mình có thêm động lực. Dù bất kể ngành nào, công việc nào cũng vậy, hiểu được ý nghĩa của công việc mình đang làm, yêu nghề, có tâm với nghề, và đặc biệt có một trái tim nhân hậu thì dù công việc có khó khăn đến mấy cũng sẽ vượt qua”, NHS Tống Thị Thu Hương tâm sự.

Quá trình vượt cạn của thai phụ vốn luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro, đồng cảm thấu hiểu với thiên chức làm mẹ của người phụ nữ và mong muốn những đứa trẻ ra đời khỏe mạnh đó là lý do mà những nữ hộ sinh vượt qua mọi áp lực để gắn bó với nghề này.

Thanh Tú

Share with friends

Bài liên quan

Triển khai các nhiệm vụ, giải pháp đảm bảo an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh
Ghép da thành công cho bệnh nhân bị hoại tử da do rắn cắn
[Video] Bệnh suy tim nguy hiểm – Đừng chủ quan!
Phẫu thuật nội soi tái tạo dây chằng chéo trước cho bệnh nhân bị chấn thương thể thao
Điều trị thành công bệnh nhân lớn tuổi bị u Lympho không Hodgkin dẫn đến suy gan, suy thận nặng
Phẫu thuật thành công trường hợp sa trực tràng nặng
Trạm y tế xã Trị An nỗ lực thực hiện tốt công tác tiêm chủng
Hướng dẫn sử dụng thuốc đái tháo đường và xử trí hạ đường huyết tại nhà
Phẫu thuật thành công thay khớp háng lần 2 cho bệnh nhân lớn tuổi
Tập huấn Kỹ năng truyền thông về dân số
Định Quán đồng loạt tổ chức tuyên truyền vận động chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi
Phẫu thuật nối thành công cẳng tay trái cho nam bệnh nhân
Dịch bệnh truyền nhiễm diễn biến phức tạp, Bộ Y tế đề nghị tăng cường các biện pháp phòng chống
Đoàn cơ sở Sở Y tế: Chú trọng xây dựng tổ chức đoàn vững mạnh
Hợp tác với chuyên gia nâng cao chất lượng khám chữa bệnh
Kịp thời cứu sống bệnh nhân ngưng tim, ngưng thở ngoại viện
Hơn 500 trẻ Trường nầm non Hoa Sen được khám sức khỏe răng miệng
Bệnh tay chân miệng tăng, sốt xuất huyết giảm
Hợp tác nâng cao chất lượng y tế giữa Hadassah (Israel) và Đồng Nai
Phòng các bệnh về da mùa nắng nóng
TUYEN TRUYEN PHAP LUAT
Thủ tục hành chính

TƯ VẤN

Tư vấn tiêm các loại vắc xin:
  02513.899.580 hoặc 02513.846.680
 Tư vấn khám sức khỏe:
  02513.834.493-141
• Tư vấn Quan trắc môi trường - Lấy mẫu nước: 
  02513.835.672-131
• Tư vấn sức khỏe sinh sản:
  02513.942.461
• Tư vấn xét nghiệm nước
- thực phẩm:
  02518.871.681
• Tư vấn dinh dưỡng:
 02513.840.429
• Tư vấn HIV/AIDS:
  02518.872.322

LIÊN KẾT

Bộ Y tế
Cục Y Tế Dự Phòng
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
CONG THONG TIN TINH DONG NAI
Sở Y Tế Đồng Nai
Chương trình Sức khỏe Việt Nam
Bao Dong Nai
Dự án phòng chống Tăng huyết áp
BAO TIN TUC TTXVN