Bệnh tim mạch và đột quỵ là nguyên nhân gây tử vong cao nhất trên thế giới, hằng năm gây tử vong 17,5 triệu người, trong đó 80% ở các nước có thu nhập thấp hoặc trung bình. Liên đoàn Tim mạch thế giới đã chọn ngày 29 tháng 9 hằng năm là Ngày tim mạch thế giới, nhằm vận động tất cả mọi người trên toàn cầu cùng nhau hành động bảo vệ trái tim lành mạnh. 

Trong tình hình đại dịch Covid-19 chưa biết sẽ đi tới đâu, chúng ta đều hiểu rằng chăm sóc trái tim của mình quan trọng hơn bao giờ hết.

Bệnh tim mạch nào đáng được quan tâm?

Đó là bệnh lý mạch vành (có thể gây ra nhồi máu cơ tim) và bệnh lý mạch máu não (có thể dẫn đến đột quỵ). Đối với trẻ em, bên cạnh mối quan tâm về các loại bệnh tim bẩm sinh, đã đến lúc chúng ta cần chuẩn bị cho tương lai lâu dài của các bệnh tim mắc phải, đó là bệnh Kawasaki và các bệnh tim mạch liên quan béo phì.

Các yếu tố làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch

Một số yếu tố khó lòng thay đổi được như tiền sử gia đình có người mắc bệnh tim mạch, bệnh đái tháo đường, tuổi già, giới tính nam, phụ nữ tuổi mãn kinh, dân tộc châu Á hay châu Phi, tình trạng kinh tế xã hội nhiều áp lực. Tuy nhiên, có những yếu tố mà chúng ta được lựa chọn để làm trái tim khỏe hơn, đó là sự vận động, chế độ ăn lành mạnh, giữ ổn định huyết áp, mỡ máu, không sử dụng thuốc lá, bia rượu, tránh tình trạng béo phì.  

Thông điệp của Ngày tim mạch thế giới năm nay là dịp để chúng ta sử dụng: 

• Cái đầu hiểu về cách sống cho trái tim khỏe mạnh và làm theo những hiểu biết đó để thay đổi thái độ của mình về chất lượng cuộc sống tốt hơn trong tương lai.

• Tác động của mình đến những người thân yêu, tác động của nhân viên y tế đến bệnh nhân để giúp họ thay đổi tích cực vì trái tim khỏe mạnh, tác động của chính quyền thông qua những chính sách giúp cải thiện sức khỏe của trái tim như hạn chế sử dụng đường, cấm hút thuốc lá, giảm ô nhiễm môi trường.

• Sự cảm thông hỗ trợ những người dễ bị tổn thương nhất trong xã hội, những người có bệnh lý tim mạch có thể mang mối nguy cơ cao trong đại dịch này. 

Làm gì cho trái tim khỏe mạnh? Với một vài thay đổi về lối sống, chúng ta có thể làm giảm nguy cơ bệnh lý tim mạch và đột quỵ. Chúng ta hãy cùng hành động vì một trái tim khỏe mạnh:

• Chúng ta hãy phòng ngừa bệnh tim mạch bằng cách chọn lựa chế độ ăn lành mạnh, nói không với thuốc lá, thường xuyên tập thể dục để làm gương cho con cái và những người thân yêu.

• Nếu bạn có bệnh tim mạch (suy tim, cao huyết áp, đái tháo đường…), đừng để đại dịch ngăn cản bạn kiểm tra sức khỏe trái tim định kỳ.

Chúng ta hãy cùng nhau làm cho Ngày tim mạch thế giới 2020 đem lại nhiều tác động hơn nhằm giúp mọi người sống lâu hơn, sống khỏe hơn và sống tốt hơn!

BS. Nguyễn Thị Ly Ly
Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai

Share with friends

Bài liên quan

Hội nghị triển khai học tập Nghị quyết Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam và Nghị quyết Đại hội XI công đoàn tỉnh Đồng Nai
Báo động đỏ toàn viện cứu sống mẹ con sản phụ bị sản giật
Thu hồi thuốc Compacin - Ciprofloxacin 250mg không đạt tiêu chuẩn chất lượng
Bệnh viện ĐK Thống Nhất và Công ty TNHH Gene Solution Lab ký kết hợp tác triển khai các gói xét nghiệm gen hiện đại
Đồng Nai tiếp nhận 113 ngàn liều vắc xin Sởi - Rubella
Tổng kết Dự án USAID/PATH STEPS tại tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2023-2024
Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trong trường học
Phẫu thuật lấy hơn 50 viên sỏi trong túi mật cho bệnh nhân trẻ tuổi
Gắp bàn chải đánh răng dài 15cm trong thực quản bệnh nhân
Tiếp nhận 250 đơn vị máu trong chương trình hiến máu tình nguyện
Hơn 250 bé được tham gia đêm hội trăng rằm với chủ đề “Vầng trăng tuổi thơ”
Ngày An toàn người bệnh Thế giới năm 2024 với thông điệp “Chẩn đoán chính xác - Điều trị an toàn”
Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai vô địch giải bóng đá các đơn vị Y tế lần thứ nhất
Kiểm tra an toàn thực phẩm tại trường Mẫu giáo Dona Standard
Nâng cao năng lực cho nhân viên y tế về khám phát hiện bệnh tâm thần tại cộng đồng
Hội thảo "Chẩn đoán và điều trị nhồi máu cơ tim cấp"
Công đoàn ngành Y tế vận động quyên góp, ủng hộ giúp đỡ đồng bào khắc phục hậu quả do thiên tai
Hơn 100 em nhỏ nhiễm HIV được tặng quà trung thu
[Video] Người dân vùng lũ lụt cần làm gì để có nước sạch sử dụng?
Điều trị gãy xương bằng phương pháp xâm lấn tối thiểu hiện đại
TUYEN TRUYEN PHAP LUAT
Thủ tục hành chính

TƯ VẤN

Tư vấn tiêm các loại vắc xin:
  02513.899.580 hoặc 02513.846.680
 Tư vấn khám sức khỏe:
  02513.834.493-141
• Tư vấn Quan trắc môi trường - Lấy mẫu nước: 
  02513.835.672-131
• Tư vấn sức khỏe sinh sản:
  02513.942.461
• Tư vấn xét nghiệm nước
- thực phẩm:
  02518.871.681
• Tư vấn dinh dưỡng:
 02513.840.429
• Tư vấn HIV/AIDS:
  02518.872.322

LIÊN KẾT

Bộ Y tế
Cục Y Tế Dự Phòng
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
CONG THONG TIN TINH DONG NAI
Sở Y Tế Đồng Nai
Chương trình Sức khỏe Việt Nam
Bao Dong Nai
Dự án phòng chống Tăng huyết áp
BAO TIN TUC TTXVN