Hưởng ứng ngày Ngày Sức khỏe tâm thần thế giới (10/10), Hiệp hội Tâm thần thế giới nhấn mạnh sự bất bình đẳng đang gia tăng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe tâm thần, nhất là trong đại dịch COVID-19.

Theo Hiệp hội Tâm thần thế giới, khoảng 75% đến 95% người dân có rối loạn tâm thần ở những nước có thu nhập thấp hoặc trung bình không thể tiếp cận được các dịch vụ về sức khỏe tâm thần và việc tiếp cận dịch vụ sức khỏe tâm thần ở các nước có thu nhập cao cũng chưa được tốt.

Tỉ lệ phân bổ ngân sách cho lĩnh vực sức khỏe tâm thần còn chưa phù hợp dẫn đến những khoảng trống trong lĩnh vực điều trị về tâm thần. Rất nhiều người bệnh có những vấn đề về sức khỏe tâm thần nhưng họ không nhận được điều trị, tư vấn của các nhân viên y tế trong lĩnh vực sức khỏe tâm thần. Hơn thế họ cùng với gia đình và những người chăm sóc còn chịu sự kỳ thị, phân biệt đối xử của cộng đồng. Họ không được tiếp cận với những dịch vụ y tế khoa học mà thay vào đó là tìm đến những hủ tục mê tín dị đoan như cúng bái, đi lễ…

Khoảng cách giữa người bệnh và các dịch vụ y tế về lĩnh vực chăm sóc sức khỏe tâm thần ngày càng tăng. Người bệnh ngày càng khó khăn trong tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần.

Các chuyên gia cũng cho rằng, nguồn nhân lực chăm sóc sức khỏe tâm thần tại cộng đồng còn thiếu và yếu. Thuốc dùng trong các chương trình chăm sóc sức khỏe cộng đồng là những thuốc thế hệ cũ, nhiều tác dụng phụ. Nhiều nơi ít có sự tiếp cận với những tiến bộ trong cập nhật kiến thức về sức khỏe tâm thần.

Sự kỳ thị và phân biệt đối xử đối với người bệnh, có khi cả nhân viên y tế trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe tâm thần không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tinh thần mà còn ảnh hưởng đến người bệnh trong các lĩnh vực xã hội. Người bệnh sẽ không tiếp cận được các cơ hội về giáo dục, tìm việc làm hiện tại và tương lai, ảnh hưởng đến gia đình và người thân của họ. Điều này tạo gánh nặng về kinh tế cho gia đình và xã hội. Vì vậy việc tái hòa nhập cộng đồng, quay trở lại với công việc là một vấn đề quan trọng trong điều trị toàn diện đối với người bệnh tâm thần.

Để đạt được điều này cần xóa bỏ những yếu tố kỳ thị phân biệt đối xử với người bệnh tâm thần. Họ cần phải được tôn trọng như những người bệnh khác, loại bỏ những từ để chỉ người bệnh như điên, rồ... Cần có sự chung tay góp sức của cả cộng đồng.

Những người có bệnh lý cơ thể cũng thường có các vấn đề về sức khỏe tâm thần. Họ gặp phải stress, căng thẳng và những vấn đề như trầm cảm, lo âu thường đi kèm. Đặc biệt những người có bệnh lý nặng, mạn tính như ung thư, tim mạch, mắt… Khoảng 2,2 tỉ người trên thế thế giới có vấn đề về thị lực và hầu hết trong số đó có cảm giác lo âu, hoặc trầm cảm. Điều này sẽ làm tình trạng của người bệnh có vấn đề về thị lực tệ hơn do họ có sự cách ly về xã hội và thêm khó khăn về kinh tế...

Theo SK&ĐS

Share with friends

Bài liên quan

Giảm muối trong khẩu phần ăn để phòng bệnh tăng huyết áp
Bệnh máu khó đông và cách phòng tránh
Ung thư tuyến giáp có thể chữa khỏi
Bệnh không lây nhiễm: Hồi chuông cảnh báo và đẩy mạnh các biện pháp phòng ngừa
[Toạ đàm] Làm thế nào để thận không bị sỏi?
Chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh suy thận
Ngày Thế giới Phòng chống Ung thư 4/2: Phương pháp giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh ung thư
Không chủ quan với bệnh rối loạn mỡ máu
Người bệnh mạn tính: Vui tết không quên dùng thuốc
Các yếu tố nguy cơ chính và biện pháp phòng ung thư gan
Ung thư đại tràng – phát hiện sớm tỷ lệ chữa khỏi cao
8 cách giúp phòng xơ vữa động mạch, ngăn ngừa đột quỵ
Bệnh mạch vành gây biến chứng nguy hiểm, tỷ lệ tử vong cao
[Tọa đàm] Cần làm gì để thận luôn khoẻ mạnh?
Không chủ quan với thủng loét dạ dày, tá tràng ở trẻ
[Tọa đàm] Bệnh đột quỵ và những dấu hiệu nguy hiểm cần lưu ý
Bệnh ung thư đang có xu hướng gia tăng
Dấu hiệu cảnh báo nhồi máu cơ tim trước vài ngày
Ngày Đái tháo đường Thế giới 14/11: [Toạ đàm] Ăn uống hợp lý để kiểm soát bệnh tiểu đường
Ngoài cơn đau thắt ngực, 4 dấu hiệu cảnh báo nhồi máu cơ tim cấp ai cũng nên biết

THÔNG BÁO

TUYEN TRUYEN PHAP LUAT
Thủ tục hành chính

TƯ VẤN

Tư vấn tiêm các loại vắc xin:
  02513.899.580 hoặc 02513.846.680
 Tư vấn khám sức khỏe:
  02513.834.493-141
• Tư vấn Quan trắc môi trường - Lấy mẫu nước: 
  02513.835.672-131
• Tư vấn sức khỏe sinh sản:
  02513.942.461
• Tư vấn xét nghiệm nước
- thực phẩm:
  02518.871.681
• Tư vấn dinh dưỡng:
 02513.840.429
• Tư vấn HIV/AIDS:
  02518.872.322

LIÊN KẾT

Bộ Y tế
Cục Y Tế Dự Phòng
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
CONG THONG TIN TINH DONG NAI
Sở Y Tế Đồng Nai
Chương trình Sức khỏe Việt Nam
Bao Dong Nai
Dự án phòng chống Tăng huyết áp
BAO TIN TUC TTXVN