Tính đến ngày 4-4, Việt Nam có 52.413 người trong các nhóm đối tượng được ưu tiên đã được tiêm vắc xin ngừa COVID-19. 

Tính an toàn và hiệu quả của vắc xin COVID-19 hãng AstraZeneca  

Vắc xin COVID-19 của AstraZeneca được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) phê duyệt theo cơ chế khẩn cấp vào ngày 15/2/2021. Đây là vắc xin do Công ty dược AstraZeneca phối hợp với Đại học Oxford (Anh) nghiên cứu, phát triển. Theo các dữ liệu đến tháng 2/2021, vắc xin của AstraZeneca có hiệu quả phòng lây nhiễm SARS-COV-2 là 76% sau mũi tiêm thứ nhất và 81% sau mũi tiêm thứ hai, chưa ghi nhận trường hợp mắc phải nhập viện do COVID-19 trong nhóm những người đã tiêm chủng. 

Tại Việt Nam, để chủ động phòng, chống dịch COVID-19 và bảo vệ sức khỏe cho người dân, Bộ Y tế đã phê duyệt sử dụng vắc xin có điều kiện cho nhu cầu cấp bách trong phòng, chống dịch bệnh COVID-19. Dù được phát triển với tốc độ khẩn trương nhất có thể, vắc xin COVID-19 của AstraZeneca đã được phê duyệt khi đáp ứng được các tiêu chuẩn khắt khe về mức độ an toàn và hiệu quả. 

Vắc xin COVID-19 được triển khai tiêm chủng cho người dân theo quy định tại Nghị quyết số 21/NQ-CP ngày 26/02/2021 của Chính phủ. Theo đó, có 9 nhóm đối tượng được ưu tiên tiêm vắc xin COVID-19 miễn phí, gồm: Lực lượng tuyến đầu phòng chống dịch (người làm việc trong các cơ sở y tế, người tham gia phòng chống dịch, quân đội, công an); Nhân viên, cán bộ ngoại giao của Việt Nam được cử đi nước ngoài, hải quan, cán bộ làm công tác xuất nhập cảnh; Người cung cấp dịch vụ thiết yếu: hàng không, vận tải, du lịch, điện nước,…; Giáo viên, người làm việc tại các cơ sở giáo dục, đào tạo, người làm việc tại các cơ quan đơn vị hành chính thường xuyên tiếp xúc với nhiều người; Người mắc các bệnh mạn tính, người trên 65 tuổi; Người sinh sống tại các vùng có dịch; Người nghèo, các đối tượng chính sách, xã hội; Người được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cử đi công tác, học tập, lao động ở nước ngoài; Các đối tượng khác do Bộ Y tế quyết định căn cứ yêu cầu phòng chống dịch.

Một số lưu ý khi tiêm vắc xin Covid-19 

Trong tình hình dịch đang diễn biến phức tạp, nhằm thực hiện vừa đảm bảo phòng chống dịch vừa đảm bảo an toàn tiêm chủng. Người tham gia tiêm chủng cần lưu ý một số điều sau:

1. Thực hiện đúng Thông điệp 5K phòng lây nhiễm COVID-19 tại điểm tiêm chủng, bao gồm: Khẩu trang - Khử khuẩn – Khoảng cách – Không tụ tập– Khai báo y tế.

2. Khai báo đầy đủ cho nhân viên y tế về tiền sử tiêm chủng: phản ứng với các loại vắc xin đã từng được tiêm trước đây và tình trạng sức khỏe của bản thân (như: bệnh nền, bệnh mạn tính đang điều trị, các thuốc và liệu trình điều trị dùng trong thời gian gần đây, các biểu hiện sức khỏe bất thường gần đây…) để được chỉ định tiêm chủng phù hợp và an toàn.

3. Sau khi tiêm xong, cần ở lại điểm tiêm chủng để được cán bộ y tế tư vấn và theo dõi ít nhất 30 phút. Cũng như bất kỳ một loại thuốc hay vắc xin nào khác, vắc xin COVID-19 có thể gây nên một số phản ứng không mong muốn sau khi tiêm, từ mức độ nhẹ như sốt, sưng đau tại chỗ tiêm, đau đầu, buồn nôn, đau cơ, đau khớp, mệt mỏi, bồn chồn đến nghiêm trọng như sốc phản vệ. Do đó, người được tiêm cần thông báo ngay cho cán bộ y tế nếu thấy có bất thường xảy ra với cơ thể.

4. Sau khi về nhà, tiếp tục tự theo dõi sức khỏe bản thân trong vòng 1-2 ngày tiếp theo. Khi gặp các dấu hiệu bất thường như sốt cao trên 390C, khó hạ nhiệt độ, hoặc sốt kéo dài hơn 24 giờ; co giật; phát ban; tinh thần khó chịu, kích thích vật vã, lừ đừ,...; khó thở hoặc khi có biểu hiện bất thường khác về sức khỏe, cần đến ngay cơ sở y tế để được chẩn đoán và xử trí kịp thời. 

Tiêm vắc xin là biện pháp phòng dịch chủ động và hiệu quả. Chính vì thế khi đến lượt mình, hãy đi tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 để bảo vệ sức khỏe cho chính bạn, người thân và cộng đồng. 

BS.Hồ Thị Hồng

CDC Đồng Nai

Share with friends

Bài liên quan

Triển khai các nhiệm vụ, giải pháp đảm bảo an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh
Ghép da thành công cho bệnh nhân bị hoại tử da do rắn cắn
[Video] Bệnh suy tim nguy hiểm – Đừng chủ quan!
Phẫu thuật nội soi tái tạo dây chằng chéo trước cho bệnh nhân bị chấn thương thể thao
Điều trị thành công bệnh nhân lớn tuổi bị u Lympho không Hodgkin dẫn đến suy gan, suy thận nặng
Phẫu thuật thành công trường hợp sa trực tràng nặng
Trạm y tế xã Trị An nỗ lực thực hiện tốt công tác tiêm chủng
Hướng dẫn sử dụng thuốc đái tháo đường và xử trí hạ đường huyết tại nhà
Phẫu thuật thành công thay khớp háng lần 2 cho bệnh nhân lớn tuổi
Tập huấn Kỹ năng truyền thông về dân số
Định Quán đồng loạt tổ chức tuyên truyền vận động chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi
Phẫu thuật nối thành công cẳng tay trái cho nam bệnh nhân
Dịch bệnh truyền nhiễm diễn biến phức tạp, Bộ Y tế đề nghị tăng cường các biện pháp phòng chống
Đoàn cơ sở Sở Y tế: Chú trọng xây dựng tổ chức đoàn vững mạnh
Hợp tác với chuyên gia nâng cao chất lượng khám chữa bệnh
Kịp thời cứu sống bệnh nhân ngưng tim, ngưng thở ngoại viện
Hơn 500 trẻ Trường nầm non Hoa Sen được khám sức khỏe răng miệng
Bệnh tay chân miệng tăng, sốt xuất huyết giảm
Hợp tác nâng cao chất lượng y tế giữa Hadassah (Israel) và Đồng Nai
Phòng các bệnh về da mùa nắng nóng
TUYEN TRUYEN PHAP LUAT
Thủ tục hành chính

TƯ VẤN

Tư vấn tiêm các loại vắc xin:
  02513.899.580 hoặc 02513.846.680
 Tư vấn khám sức khỏe:
  02513.834.493-141
• Tư vấn Quan trắc môi trường - Lấy mẫu nước: 
  02513.835.672-131
• Tư vấn sức khỏe sinh sản:
  02513.942.461
• Tư vấn xét nghiệm nước
- thực phẩm:
  02518.871.681
• Tư vấn dinh dưỡng:
 02513.840.429
• Tư vấn HIV/AIDS:
  02518.872.322

LIÊN KẾT

Bộ Y tế
Cục Y Tế Dự Phòng
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
CONG THONG TIN TINH DONG NAI
Sở Y Tế Đồng Nai
Chương trình Sức khỏe Việt Nam
Bao Dong Nai
Dự án phòng chống Tăng huyết áp
BAO TIN TUC TTXVN