Bộ Y tế vừa ban hành Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị sau nhiễm COVID-19 ở trẻ em. Hướng dẫn này áp dụng tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nhà nước và tư nhân trên cả nước.

Tại hướng dẫn này, Bộ Y tế nêu rõ đa số trẻ nhiễm COVID-19 sẽ không có triệu chứng hoặc có triệu chứng nhẹ. Sau khi khỏi bệnh, một số trẻ có hội chứng sau nhiễm COVID-19 cấp tính - gọi là hội chứng sau nhiễm COVID-19 ở trẻ em.

Bộ Y tế cho biết, việc chẩn đoán hội chứng sau nhiễm COVID-19 ở trẻ em khi có đủ 3 tiêu chuẩn:

1. Các triệu chứng xuất hiện sau nhiễm SARS-CoV-2 cấp tính ≥ 4 tuần.

2. Khi trẻ đã khỏi bệnh COVID-19.

3. Các triệu chứng này không giải thích được bởi bất kỳ chẩn đoán nào khác.

Nhân viên y tế Bệnh viện Nhi Đồng Đồng Nai tiêm vắc xin COVID-19 cho trẻ từ 5-11 tuổi có bệnh nền.

Các yếu tố nguy cơ sau nhiễm COVID-19 ở trẻ em:

Trẻ dư cân, béo phì
Trẻ lớn > 6 tuổi
Giới: nữ
Có bệnh nền, bệnh lý mạn tính
Tiền sử dị ứng, hen, cơ địa dị ứng
Điều trị trước đó có thở máy, hồi sức sốc, lọc máu, ECMO, nằm khoa hồi sức cấp cứu.
Chưa tiêm chủng vaccine COVID-19
COVID-19 nặng
Nằm viện kéo dài

Cũng tại hướng dẫn này, Bộ Y tế nêu rõ hội chứng viêm đa hệ thống ở trẻ em (MIS-C) đối với trẻ sau mắc COVID-19 khoảng 2-6 tuần khi có dấu hiệu sốt và có tăng các chỉ số viêm (CRP ≥ 5 mg/L, máu lắng, procalcitonin) và tổn thương ≥ 2 cơ quan (da niêm, tiêu hóa, tim mạch, thận, hô hấp, huyết học, thần kinh).

Đồng thời tại hướng dẫn này, Bộ Y tế nhấn mạnh: Chỉ định các xét nghiệm/thăm dò cận lâm sàng tùy theo từng người bệnh, dựa trên các dấu hiệu/triệu chứng lâm sàng ở thời điểm thăm khám và định hướng chẩn đoán/chẩn đoán phân biệt. Mục tiêu chính là loại trừ biến chứng nặng ảnh hưởng tính mạng; hỗ trợ chẩn đoán phân biệt hội chứng sau nhiễm nhiễm COVID-19 với các bệnh lý khác.

Hướng dẫn của Bộ Y tế cũng nhấn mạnh, tiêm vắc xin phòng COVID-19 theo khuyến cáo của Bộ Y tế để bảo vệ trẻ trong dịch bệnh COVID-19.

 Lợi ích bảo vệ của vắc xin phòng COVID-19 bảo vệ trẻ khỏi Hội chứng viêm đa hệ thống ở trẻ em (MIS-C)

Có thể thấy, trẻ em mắc COVID-19 thường nhẹ hơn so với người lớn, nguy cơ tử vong cũng ít hơn. Số liệu theo dõi tử vong do COVID-19 ở trẻ từ 0 đến dưới 18 tuổi của Cục Quản lý Khám, chữa bệnh – Bộ Y tế cho thấy: số tử vong ở độ tuổi này mặc dù thấp, chỉ chiếm 0,59% trên tổng số tử vong chung của cả nước; tuy nhiên, một trong những vấn đề lo ngại với trẻ em sau mắc COVID-19 là Hội chứng viêm đa hệ thống ở trẻ em (MIS-C), đây là hội chứng với diễn biến bệnh cảnh rất nặng, tổn thương từ 2 cơ quan trở lên như: da niêm mạc, tiêu hóa, tim mạch, thận, hô hấp, huyết học, thần kinh…

Bên cạnh nhiều nghiên cứu trên y văn thế giới thì gần đây, Hiệp hội Y khoa Hoa kỳ đã ghi nhận bằng chứng khoa học từ nghiên cứu của Đan Mạch với gần 600 nghìn trẻ em và thanh thiếu niên bị nhiễm COVID-19. Kết quả nghiên cứu cho thấy vắc xin phòng COVID-19 có hiệu quả làm giảm nguy cơ mắc MIS-C ở nhóm đã tiêm vắc xin, với tỷ lệ cứ 1 triệu trẻ mắc COVID-19 chỉ có 3 trẻ mắc MIS-C; thấp hơn 15 lần so với nhóm chưa tiêm vắc xin COVID-19 với tỷ lệ 1 triệu trẻ mắc COVID-19 có tới 45 trẻ mắc MIS-C. Hiệu quả bảo vệ của vắc xin để ngăn ngừa hội chứng MIS-C ở trẻ em nhiễm COVID-19 lên tới trên 90%. 

Bộ Y tế

T.Bình

Share with friends

Bài liên quan

Cần chủ động phòng ngừa khi bệnh tay chân miệng có chiều hướng gia tăng
Chú trọng thực hiện các biện pháp phòng chống sốt xuất huyết
Người bệnh tử vong do COVID-19 thường ở nhóm nguy cơ cao
Chủ động phòng bệnh khi giao mùa
Toạ đàm: Những lợi ích của tiêm vắc xin phòng bệnh cúm
Chủ động triển khai các biện pháp phòng bệnh sốt xuất huyết
CDC Đồng Nai chủ động triển khai các hoạt động phòng, chống dịch bệnh
[Infographics] Các dấu hiệu, triệu chứng và cách phòng bệnh cúm A
Ngày thế giới phòng chống lao 24/3: Bệnh lao vẫn đang đe dọa sức khoẻ cộng đồng
Chủ động phòng chống dịch bệnh ngay từ đầu năm
Biến thể XBB.1.5 nguy hiểm thế nào? Triệu chứng thường gặp và cách phòng ngừa
Những điều cần biết về biến thể phụ của chủng Omicron dễ lây lan nhất hiện nay
Cần tiêm vắc xin phòng cúm hàng năm
Chủ động phòng chống dịch bệnh mùa Đông - Xuân
Bệnh sốt xuất huyết và những điều cần biết
Tăng cường triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh
Hiệu lực vắc xin COVID-19 giảm theo thời gian, cần thiết phải tiêm mũi nhắc lại
Bộ Y tế khuyến cáo 7 cách phòng bệnh Whitmore
Những sai lầm thường gặp khiến bệnh nhân sốt xuất huyết trở nặng
Những bệnh truyền nhiễm có thể bùng phát khi giao mùa và nguyên tắc dự phòng
TUYEN TRUYEN PHAP LUAT
Thủ tục hành chính

TƯ VẤN

Tư vấn tiêm các loại vắc xin:
  02513.899.580 hoặc 02513.846.680
 Tư vấn khám sức khỏe:
  02513.834.493-141
 Tư vấn Quan trắc môi trường - Lấy mẫu nước: 
  02513.835.672-131
 Tư vấn sức khỏe sinh sản:
  02513.942.461
Tư vấn xét nghiệm nước
- thực phẩm:
  02518.871.681
Tư vấn dinh dưỡng:
 02513.840.429
 Tư vấn HIV/AIDS:
  02518.872.322

LIÊN KẾT

Bộ Y tế
TRANG TIN VỀ DỊCH BỆNH VIÊM ĐƯỜNG HÔ HẤP CẤP COVID-19
Cục Y Tế Dự Phòng
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
CONG THONG TIN TINH DONG NAI
Sở Y Tế Đồng Nai
Chương trình Sức khỏe Việt Nam
Bao Dong Nai
Dự án phòng chống Tăng huyết áp
BAO TIN TUC TTXVN