Theo bác sĩ Vũ Thị Phương Thảo, bệnh đậu mùa khỉ và bệnh thủy đậu có thể có chung một số triệu chứng về bệnh truyền nhiễm nhưng có sự khác biệt rõ ràng về tổn thương, sự lây truyền.

Bệnh đậu mùa khỉ (monkeypox) không phải là bệnh mới, bệnh được ghi nhận lần đầu tiên vào năm 1958 trên các đàn khỉ được nuôi để nghiên cứu, do đó có tên là bệnh đậu mùa khỉ.

Bác sĩ Vũ Thị Phương Thảo, Bệnh viện Da liễu TP.HCM cho biết, cả thủy đậu và đậu mùa khỉ đều là bệnh truyền nhiễm, cấp tính do virus, đều lây qua tiếp xúc giọt bắn hô hấp kích thước to, tiếp xúc dịch tiết sang thương và lây gián tiếp qua tiếp xúc đồ vật của người nhiễm bệnh.

Bóng nước điển hình rải rác các vị trí khác nhau trên cơ thể người mắc đậu mùa khỉ đầu tiên ở TP.HCM.

Thủy đậu và đậu mùa khỉ đều có các giai đoạn ủ bệnh, khởi phát, toàn phát và hồi phục. Cả hai đều có các diễn tiến tổn thương da giống nhau từ dát đến sẩn, mụn nước, mụn mủ, đóng mài, bong mài.

Bên cạnh sự giống nhau, theo bác sĩ Vũ Thị Phương Thảo, đậu mùa khỉ và thủy đậu còn có một số điểm khác nhau cần lưu ý, đó là: 

- Ở đậu mùa khỉ, phát ban mụn nước, mụn mủ cùng thời điểm, diễn tiến chậm, xu hướng ly tâm, gặp nhiều trên mặt, lòng bàn tay, lòng bàn chân, cơ quan sinh dục, hậu môn, có thể gặp ở niêm mạc mắt, miệng, để lại sẹo. Tổn thương đậu mùa khỉ thường lớn hơn thủy đậu. Đặc biệt, bệnh nhân có sốt và nổi hạch toàn thân.

- Còn ở thủy đậu, cũng là phát ban nhưng các tổn thương xuất hiện thời gian khác nhau, diễn tiến nhanh, xuất hiện đầu tiên trên mặt và thân, nhanh chóng lan ra khắp cơ thể, thường ít để lại sẹo. Tổn thương nhỏ hơn đậu mùa khỉ. Bệnh nhân có sốt, mệt mỏi.

V.Kim
Nguồn: SKĐS

Share with friends

Bài liên quan

[Video] Phòng bệnh tay chân miệng khi vào mùa
[Video] Bệnh dại - Hiểm hoạ từ vật nuôi thả rong
Hướng dẫn mới nhất của Bộ Y tế về chẩn đoán, điều trị bệnh sởi
Hiệu quả từ chiến dịch tiêm vắc xin phòng, chống dịch sởi
Cần tăng cường phối hợp liên ngành trong công tác phòng, chống bệnh dại
Bệnh sởi - Những thông tin cần biết
[Infographic] Khuyến cáo của Bộ Y tế phòng, chống bệnh sởi
[Video] Cảnh báo bệnh tay chân miệng bước vào mùa cao điểm
Không dùng các biện pháp dân gian chữa bệnh dại
Triển khai các biện pháp kiểm soát dịch bệnh
Chiến dịch tiêm vắc xin sởi cho trẻ từ 6 tháng đến dưới 9 tháng tuổi: Giải pháp kịp thời để kiểm soát dịch bệnh
[Video] Bệnh Sởi không đơn giản như bạn nghĩ – Hãy bảo vệ trẻ bằng vắc xin!
Từ 24/2/2025: Đồng Nai triển khai tiêm vắc xin Sởi cho trẻ đủ 6 tháng đến dưới 9 tháng tuổi
Trường hợp nào dễ gặp biến chứng nguy hiểm khi mắc cúm mùa?
Các biện pháp phòng bệnh viêm phổi do phế cầu
Phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm của cúm mùa bằng vắc xin
[Infographic] Bộ Y tế khuyến cáo các biện pháp phòng bệnh cúm mùa
Chủ động phòng tránh các bệnh truyền nhiễm dịp Tết Nguyên đán và mùa lễ hội
Chủ động phòng, chống bệnh dại dịp Tết Nguyên đán
Tiêm chủng mở rộng – Nỗ lực bảo vệ sức khỏe trẻ em trước các dịch bệnh nguy hiểm

THÔNG BÁO

TUYEN TRUYEN PHAP LUAT
Thủ tục hành chính

TƯ VẤN

Tư vấn tiêm các loại vắc xin:
  02513.899.580 hoặc 02513.846.680
 Tư vấn khám sức khỏe:
  02513.834.493-141
• Tư vấn Quan trắc môi trường - Lấy mẫu nước: 
  02513.835.672-131
• Tư vấn sức khỏe sinh sản:
  02513.942.461
• Tư vấn xét nghiệm nước
- thực phẩm:
  02518.871.681
• Tư vấn dinh dưỡng:
 02513.840.429
• Tư vấn HIV/AIDS:
  02518.872.322

LIÊN KẾT

Bộ Y tế
Cục Y Tế Dự Phòng
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
CONG THONG TIN TINH DONG NAI
Sở Y Tế Đồng Nai
Bao dong nai
BAO TIN TUC TTXVN