Ở những phụ nữ trong giai đoạn mang thai nếu sử dụng thuốc chống nôn dicyclomine sẽ tăng nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng cho những đứa trẻ của họ khi trưởng thành.

Một nghiên cứu mới đây của các nhà nghiên cứu tại UTHealth Houston, một loại thuốc chống nôn thường được phụ nữ mang thai sử dụng trong những năm 1960 và 1970 đã được chứng minh là làm tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng ở con của họ khi trưởng thành.

Nghiên cứu do PSG.TS.Caitlin Murphy, tại Trường Y tế Công cộng UTHealth Houston và cộng sự, đã được công bố mới đây trên JNCI Cancer Spectrum.

Theo PGS.TS. Murphy, tỷ lệ mắc ung thư đại trực tràng đang gia tăng ở những người trưởng thành sinh vào những năm này cho thấy: Việc phơi nhiễm dicyclomine liên quan đến mang thai được coi là yếu tố rủi ro vào thời điểm đó. Dicyclomine (bendectin) được sử dụng để điều trị co thắt do hội chứng ruột kích thích, một loại thuốc được kê đơn cho phụ nữ mang thai để ngăn buồn nôn và nôn vào những năm 1960 và 1970.

Dicyclomine được kê cho phụ nữ mang thai những năm 1960, 1970 để chống buồn nôn.

Bà Murphy cho biết: "Phát hiện của chúng tôi cho thấy các giai đoạn phát triển của thai nhi, bao gồm cả tử cung, có thể ảnh hưởng đến nguy cơ ung thư trong nhiều thập kỷ sau đó. Và có tới 25% phụ nữ mang thai đã được kê đơn bendectin từ những năm 1960 cho đến giữa những năm 1970 có thể có những hậu quả lâu dài đối với con của họ".

Tỉ lệ mắc ung thư đại trực tràng cao gấp 3 lần

Trong nghiên cứu này, các nhà nghiên cứu đã phân tích dữ liệu từ Nghiên cứu Sức khỏe và Phát triển trẻ em - một nghiên cứu đoàn hệ nhiều thế hệ đã thu nhận hơn 14.500 phụ nữ mang thai (sinh 18.751 con) ở Oakland, California, từ năm 1959 đến 1967. Thông qua hồ sơ y tế, họ xác định rằng khoảng 5% thai nhi, tương đương với 1.014 đứa trẻ, đã tiếp xúc với bendectin từ trong tử cung.

Theo đó, tỷ lệ mắc ung thư đại trực tràng ở những thai nhi tiếp xúc với bendectin cao gấp 3 lần so với những thai nhi không tiếp xúc.

PGS.TS.Murphy tin rằng, nguy cơ ung thư đại trực tràng cao hơn ở những đứa trẻ tiếp xúc với thuốc có thể do dicyclomine, chất có trong công thức của bendectin được sử dụng trong những năm 1960.

Bà cho biết các nhà khoa học nghi ngờ rằng dicyclomine có thể xâm nhập trực tiếp vào đường tiêu hóa đang phát triển của thai nhi. Một số nghiên cứu khác cũng cho thấy trẻ sinh ra từ những phụ nữ dùng bendectin trong thời kỳ mang thai có nhiều khả năng bị dị tật bẩm sinh đường tiêu hóa.

Sau các báo cáo về dị tật bẩm sinh và những lo ngại sau thảm kịch thalidomide, thì nhà sản xuất đã loại bỏ dicyclomine khỏi công thức của thuốc vào năm 1976. Nhưng những phụ nữ mang thai vào cuối những năm 1950 và đầu những năm 1960 được kê một loại thuốc có chứa thalidomide để giảm ốm nghén, đã khiến cho hơn 10.000 đứa trẻ chào đời với hàng loạt dị tật nặng nề.

"Dicyclomine vẫn được sử dụng trong thực hành lâm sàng để điều trị hội chứng ruột kích thích. Nó được Cơ quan quản lý Thuốc và thực phẩm Hoa Kỳ xếp vào loại B khi mang thai, nghĩa là không có nghiên cứu đầy đủ về phụ nữ mang thai để xác định nguy cơ đối với thai nhi. Vì thế các nghiên cứu thử nghiệm là cần thiết để làm rõ những phát hiện này và xác định cơ chế rủi ro để tránh nguy cơ ung thư ở những đứa trẻ tiếp xúc với thuốc từ trong bụng mẹ".

DS. Đức Hòa
Nguồn: Sức khoẻ và Đời sống

Share with friends

Bài liên quan

5 dấu hiệu phổ biến cảnh báo thiếu hụt vitamin và khoáng chất thiết yếu
Thực phẩm hỗ trợ tăng cường sức đề kháng
Các chuyên gia đánh giá về thời điểm kết thúc mùa cúm
Tiêu thụ đồ uống có đường tăng, hàng loạt bệnh tật nguy hiểm 'bủa vây'
Bí quyết giảm cân khoa học sau kỳ nghỉ Tết
5 sai lầm khi ăn uống trong ngày lễ làm tăng mỡ bụng
[Infographics] Năm yếu tố nguy cơ trong mùa bùng phát các bệnh đường hô hấp
Không chủ quan u xơ tử cung
Theo dõi chặt chẽ dịch bệnh do virus gây viêm phổi trên người tại Trung Quốc
5 lý do khiến mỡ máu tăng cao khi thời tiết lạnh
Những vắc xin nên tiêm phòng trước khi mang thai
Một số bài thuốc dân gian sử dụng đường phèn
Hơn 24,5 nghìn ca mắc mới ung thư vú được phát hiện mỗi năm
Nguyên nhân phụ nữ dễ mắc bệnh lý tuyến giáp
Vì sao cần tiêm vắc xin sởi trước khi mang thai?
5 dấu hiệu cảnh báo thuốc điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính không hiệu quả
Tại sao số lượng tế bào CD4 lại quan trọng trong điều trị HIV?
WHO cảnh báo hậu quả của thanh thiếu niên ‘nghiện’ mạng xã hội
Người bệnh thận ngày càng trẻ hoá, làm sao để phát hiện sớm?
Bác sĩ chỉ ra những nguyên nhân khiến tình trạng vô sinh, hiếm muộn ngày càng gia tăng

THÔNG BÁO

TUYEN TRUYEN PHAP LUAT
Thủ tục hành chính

TƯ VẤN

Tư vấn tiêm các loại vắc xin:
  02513.899.580 hoặc 02513.846.680
 Tư vấn khám sức khỏe:
  02513.834.493-141
• Tư vấn Quan trắc môi trường - Lấy mẫu nước: 
  02513.835.672-131
• Tư vấn sức khỏe sinh sản:
  02513.942.461
• Tư vấn xét nghiệm nước
- thực phẩm:
  02518.871.681
• Tư vấn dinh dưỡng:
 02513.840.429
• Tư vấn HIV/AIDS:
  02518.872.322

LIÊN KẾT

Bộ Y tế
Cục Y Tế Dự Phòng
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
CONG THONG TIN TINH DONG NAI
Sở Y Tế Đồng Nai
Bao dong nai
BAO TIN TUC TTXVN