Bệnh quai bị (còn gọi là bệnh viêm tuyến nước bọt mang tai) là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút quai bị gây nên. Hơn 80% trường hợp mắc quai bị xảy ra ở trẻ em dưới 15 tuổi, thường gặp nhất là trẻ từ 6-10 tuổi. Tỷ lệ mắc ở nam giới thường cao hơn nữ. Người lớn cũng có thể bị mắc bệnh nếu không tiêm vắc-xin ngừa bệnh trước đó.

Ở nước ta, bệnh có thể xảy ra quanh năm, tuy nhiên thường gặp vào các tháng mùa mưa, khí hậu mát, ẩm giúp cho bệnh quai bị có thể lan truyền mạnh hơn. Bệnh có thể gây thành dịch trong nhóm trẻ em đi nhà trẻ, lớp mẫu giáo hoặc đến trường phổ thông, cũng có thể gặp trên nhóm trẻ lớn hoặc thanh niên và người lớn tuổi với tỷ lệ thấp hơn. 

Phương thức lây truyền: Bệnh quai bị lây theo đường hô hấp. Vi rút có trong nước bọt hoặc dịch tiết mũi họng bắn ra ngoài không khí khi bệnh nhân ho, hắt hơi, khạc nhổ, nói chuyện..., người lành hít phải trực tiếp hoặc qua các đồ dùng bị nhiễm dịch hô hấp do bệnh nhân thải ra sẽ có nguy cơ mắc bệnh.  

Tiêm vắc xin phòng bệnh cho người dân tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đồng Nai. 

Triệu chứng điển hình của bệnh quai bị: sốt nhẹ, nhức đầu, mệt mỏi, mất cảm giác ngon miệng, sau đó sốt tăng dần lên đến 39,5°C - 40°C, các tuyến mang tai gần tai bắt đầu sưng lên và đau, làm cho việc nhai và nuốt đau. Có thể kèm một hoặc một số triệu chứng: viêm tinh hoàn (ở nam giới, khoảng 20 - 30%) hoặc viêm buồng trứng (nữ giới, khoảng 5%), viêm màng não vô khuẩn, viêm tụy, viêm khớp, viêm thận, viêm tuyến giáp. Viêm tinh hoàn do quai bị hay gặp nhất ở lứa tuổi dậy thì và thanh thiếu niên mới trưởng thành. Đặc điểm nổi bật của viêm tinh hoàn là thường xảy ra một bên (ít gặp viêm 2 bên), tinh hoàn sưng to, đau, mật độ chắc, da bìu bị phù nề, căng, bóng, đỏ. 

Biến chứng: Đa số các trường hợp đều tự hồi phục không có biến chứng. Tỷ lệ chết do quai bị rất thấp, không vượt quá 1/100.000 dân, thường xảy ra ở các trường hợp nặng, có viêm não - màng não hoặc viêm nhiều tuyến. Tuy nhiên, ở phụ nữ có thai bị quai bị có thể bị sảy thai, đẻ non, ở nam giới tuổi trưởng thành nếu viêm tinh hoàn nặng cả hai bên có thể dẫn đến vô sinh.

Tại Đồng Nai với khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo có hai mùa gồm mùa khô và mùa mưa. Thời điểm tháng 4 - tháng 5 là thời điểm giao mùa, từ mùa khô sang mùa mưa, khí hậu khô nóng chuyển sang mát ẩm, đây là môi trường thuận lợi cho vi rút gây bệnh quai bị phát triển mạnh và lây lan. Bên cạnh đó, bệnh quai bị chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, phương pháp chủ yếu là điều trị triệu chứng, tăng cường dinh dưỡng, phát hiện và xử trí sớm các biến chứng. Chính vì thế, chủ động phòng bệnh rất quan trọng.

Để chủ động phòng chống bệnh quai bị, người dân thực hiện tốt các biện pháp sau:

- Tiêm vắc xin phòng bệnh quai bị: đây là biện pháp dự phòng chủ động có hiệu quả nhất đối với bệnh quai bị. Vắc xin quai bị rất quan trọng cho những trẻ dậy thì, thiếu niên và người trưởng thành chưa có miễn dịch, có thể tiêm vắc xin quai bị sớm cho trẻ từ 12 tháng tuổi. Trường hợp tiếp xúc với bệnh nhân mắc quai bị mà chưa tiêm vắc xin phòng quai bị thì cần phải tiêm ngay trong vòng 72 giờ để có thể bảo vệ bản thân tránh lây nhiễm. 

- Thường xuyên rửa tay với xà phòng, bảo đảm vệ sinh nhà ở, lớp học, vệ sinh cá nhân sạch sẽ, đặc biệt là đường hô hấp, thường xuyên đeo khẩu trang để tránh những viêm nhiễm gây nên bệnh quai bị.

- Khi nhà có người bị bệnh phải cho nghỉ tại nhà để cách ly (khoảng 10 ngày), tránh lây lan cho người khác.  

- Khi có triệu chứng nghi ngờ bị bệnh phải đến ngay cơ sở y tế để được khám, tư vấn, xử trí kịp thời, đặc biệt là với những trường hợp bị khó nuốt, khó thở, viêm tinh hoàn.

BS. Hồ Thị Hồng (Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh) 

Share with friends

Bài liên quan

Nhóm thực phẩm có nguy cơ cao gây ngộ độc mùa nắng nóng
Mùa hè cảnh giác viêm gan A, tiêm vắc xin giúp phòng ngừa an toàn và hiệu quả
Viêm mũi dị ứng: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa
[Infographics] Bạn có biết 5 chìa khóa quan trọng để đảm bảo thực phẩm an toàn?
[Video] Phòng bệnh hô hấp trẻ em
[Video] Phòng bệnh cho trẻ khi mùa mưa đến
Tìm hiểu về vi rút Herpes
[Infographic] Đảm bảo an toàn thực phẩm tại bếp ăn tập thể, căng tin, bữa tiệc
Phương pháp Kangaroo mang lại nhiều lợi ích cho trẻ sinh non
Liên cầu lợn: Mối nguy hiểm ẩn sau những món ăn ưa thích
Làm gì khi trẻ bị hóc dị vật đường thở?
Chăm sóc trẻ đúng cách khi bị tiêu chảy
Can thiệp sớm có vai trò quan trọng cho cả trẻ tự kỷ, gia đình và xã hội
Đau lưng và những điều cần biết
[Video] Nội soi đại tràng – Chìa khóa phát hiện sớm ung thư đại tràng
Việt Nam cam kết, đầu tư, hành động để chấm dứt bệnh lao
Ngày Hội chứng Down thế giới năm 2025: Cải thiện hệ thống hỗ trợ của chúng ta
Hiến máu có ảnh hưởng tới sức khỏe không?
Cảnh giác với biến chứng nguy hiểm của bệnh sởi ở trẻ em
Những dấu hiệu bệnh tiêu chảy cấp do vi rút Rota cha mẹ cần lưu ý

THÔNG BÁO

TUYEN TRUYEN PHAP LUAT
Thủ tục hành chính

TƯ VẤN

Tư vấn tiêm các loại vắc xin:
  02513.899.580 hoặc 02513.846.680
 Tư vấn khám sức khỏe, khám bệnh nghề nghiệp:
  02513.834.493-141
• Tư vấn Quan trắc môi trường - Lấy mẫu nước: 
  02513.835.672-131
• Tư vấn sức khỏe sinh sản:
  02513.942.461
• Tư vấn xét nghiệm nước
- thực phẩm:
  02518.871.681
• Tư vấn dinh dưỡng:
 02513.840.429
• Tư vấn HIV/AIDS:
  02518.872.322

LIÊN KẾT

Bộ Y tế
Cục Y Tế Dự Phòng
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
CONG THONG TIN TINH DONG NAI
Sở Y Tế Đồng Nai
Bao dong nai
BAO TIN TUC TTXVN