Trẻ em là người dưới 16 tuổi. Đây là độ tuổi đang phát triển, chưa hoàn thiện về mặt thể chất và tâm sinh lý, vì vậy khi bị xâm hại tình dục sẽ dẫn đến những hậu quả lâu dài không chỉ cho trẻ mà còn dẫn đến những ảnh hưởng tiêu cực cho gia đình và cộng đồng xã hội.

Theo thống kê của Bộ Công an về tình hình tội phạm xâm hại trẻ em trên toàn quốc, trong 2 năm 2021-2022 đã phát hiện 3.748 vụ, với 4.354 đối tượng, xâm hại 3.907 trẻ em. Trong đó, hiếp dâm trẻ em: 1.193 vụ/1.260 đối tượng/xâm hại 1.218 em; cưỡng dâm trẻ em: 29 vụ/30 đối tượng/xâm hại 29 em; giao cấu với trẻ em: 1.362 vụ/1.369 đối tượng/xâm hại 1.364 em; cố ý gây thương tích với trẻ em: 232 vụ/566 đối tượng/xâm hại 247 em. 

Các hành vi xâm hại tình dục trẻ em

Trẻ em bị xâm hại tình dục, bao gồm (theo Nghị định 56/2017/NĐ-CP): Trẻ em bị hiếp dâm; trẻ em bị cưỡng dâm; trẻ em bị giao cấu; trẻ em bị dâm ô; trẻ em bị sử dụng vào mục đích mại dâm, khiêu dâm dưới mọi hình thức. Cụ thể:

Hành vi hiếp dâm trẻ em là hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu với nạn nhân trái với ý muốn của họ. Đối với nạn nhân là trẻ em chưa đủ 13 tuổi thì mọi trường hợp giao cấu với những trẻ em này (dù nạn nhân có đồng ý hay không đồng ý) đều bị coi là hành vi hiếp dâm trẻ em.

Hành vi cưỡng dâm là hành vi dùng mọi thủ đoạn khiến người lệ thuộc mình hoặc người đang ở trong tình trạng quẫn bách phải miễn cưỡng giao cấu. 

Hành vi giao cấu với trẻ là khi người đã thành niên mà giao cấu với trẻ em từ đủ 13 đến dưới 16 tuổi (khác với trường hợp hiếp dâm hoặc cưỡng dâm, trong trường hợp này nạn nhân không bị ép buộc, cưỡng ép).

Hành vi dâm ô với trẻ em là hành vi sinh hoạt tình dục dưới các dạng khác nhau nhưng không phải ở dạng hành vi giao cấu (như hành vi kích thích, khêu gợi nhu cầu tình dục...). 

Trung tâm y tế huyện Nhơn trạch tổ chức tập huấn, nói chuyện về sức khỏe sinh sản của trẻ vị thành niên cho các học sinh trên địa bàn huyện.

Ngoài ra, các hành vi như: dùng tiền, vật chất, uy tín hoặc lợi ích khác để dụ dỗ, lôi kéo trẻ em hoạt động mại dâm; dùng thủ đoạn nói dối, gian lận để trẻ em hoạt động mại dâm; dẫn, chỉ dẫn, môi giới, tổ chức xúi giục trẻ em hoạt động mại dâm; che giấu, cho thuê, mượn hoặc bố trí nơi để trẻ em hoạt động mại dâm; dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng uy quyền để ép buộc trẻ em hoạt động mại dâm; cho trẻ em tiếp xúc với văn hóa phẩm, sản phẩm có nội dung khiêu dâm hoặc tác động vào cơ thể trẻ em nhằm kích động tình dục trẻ em… cũng là hành vi xâm hại tình dục trẻ em.

Một số nguyên nhân và tác hại của xâm hại tình dục trẻ em

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng xâm hại tình dục ở trẻ là do một số gia đình còn thiếu hiểu biết về đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, chưa dành nhiều thời gian quan tâm, chia sẻ vấn đề giới tính với trẻ em dẫn tới các em thiếu hiểu biết về đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi, về kiến thức, kỹ năng phòng tránh xâm hại tình dục. Bên cạnh đó, dưới ảnh hưởng của phim ảnh khiêu dâm không được kiểm soát lan tràn trên mạng internet... cũng dẫn đến các hành vi lệch chuẩn ở trẻ em và người lớn. Mặt khác, nhận thức pháp luật của một bộ phận người dân còn hạn chế; khả năng nhận thức, phòng vệ và tự vệ của trẻ còn non nớt,… cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng này.

Trẻ em bị xâm hại tình dục gây ra những tổn thương nghiêm trọng và lâu dài đến tinh thần, tâm lý, sức khoẻ và tương lai của trẻ. Những hậu quả của xâm hại trẻ em cũng gây hoang mang, lo lắng cho gia đình và xã hội. Làm gia tăng tệ nạn mại dâm, tệ nạn buôn bán phụ nữ, tăng sự lây nhiễm HIV/AIDS và các bệnh lây qua đường tình dục. 

Bảo vệ trẻ trước các hành vi xâm hại tình dục

Trẻ em không bao giờ có lỗi trong việc bị xâm hại, ngay cả khi việc này làm ảnh hưởng tới gia đình và cộng đồng. Để bảo vệ trẻ trước những hành vi xâm hại tình dục cần có sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và sự chung tay của toàn xã hội.

Đối với gia đình, phụ huynh cần thường xuyên để mắt, quan tâm, chia sẻ với trẻ để nhận thấy những thay đổi tâm, sinh lý cần thiết. Dạy trẻ các kỹ năng tự bảo vệ bản thân như: không đi một mình ở nơi tối tăm, vắng vẻ; không ở trong phòng kín một mình với người lạ, nếu đó là người quen của gia đình thì cửa phòng phải luôn được mở; không nhận tiền, quà hoặc nhận sự giúp đỡ đặc biệt của người khác mà không rõ lý do; không đi nhờ xe người lạ, hoặc sử dụng ăn uống bất cứ thứ gì người lạ đưa; không để cho người lạ đến gần đến mức họ có thể chạm tay vào người mình; không để người lạ vào nhà, nhất là khi trong nhà chỉ có một mình; không cho ai có quyền tùy tiện động chạm, sờ mó vào vùng kín của cơ thể hoặc bất kỳ hành động thô lỗ nào với các em; không ăn mặc hở hang, không gần gũi quá mức với người lạ, kể cả những người thân họ hàng (trừ cha mẹ, ông bà, anh chị em ruột của mình);... Thêm vào đó, cha mẹ cần dạy cho trẻ biết cách phản kháng khi có người khác chạm vào vùng nhạy cảm của mình. Ngoài ra, cha mẹ cũng cần lắng nghe trẻ để sớm phát hiện các hành vi không chuẩn mực của những người xung quanh, từ đó có biện pháp bảo vệ con trẻ khỏi những đối tượng khả nghi. Không chủ quan giao con còn nhỏ cho người khác. 

Đối với nhà trường cần tổ chức nói chuyện chuyên đề về sức khỏe sinh sản cho học sinh thường xuyên. Thầy cô cần quan tâm những học sinh có biểu hiện bất an, không tập trung, cần lắng nghe và quan tâm đến học sinh yếu kém, ít chơi đùa cùng bạn. Thầy cô cần sẵn sàng nói chuyện, trao đổi riêng về tình bạn, tình yêu với học sinh.

Các ban ngành đoàn thể và người dân cũng cần chung tay để xây dựng môi trường sống an toàn, lành mạnh cho trẻ.

BS.Hồ Thị Hồng 
CDC Đồng Nai

Share with friends

Bài liên quan

Không chủ quan với bệnh ung thư dương vật
Nắng nóng, gia tăng bệnh tiêu chảy ở trẻ
Ngày Thế giới phòng chống bệnh lao 24/3: Tuân thủ điều trị để chữa khỏi bệnh lao
Lưu ý chăm sóc sức khỏe mùa nắng nóng
Chủ động phát hiện và điều trị hội chứng ống trụ
[Toạ đàm] Lợi ích của việc khám sức khỏe tiền hôn nhân
Ngày Quốc tế bệnh hiếm 29/2: Bệnh hiếm và gánh nặng của bệnh hiếm
Mộng thịt ở mắt và cách điều trị
Những thói quen gây đau dạ dày và cách hạn chế cơn đau
Cảnh giác với những bệnh thường gặp trong và sau Tết
Làm thế nào để khắc phục, phòng ngừa chứng tiểu đêm
Vì sức khỏe của bạn, hãy ăn giảm muối ngay từ hôm nay
Bệnh uốn ván sơ sinh: nguyên nhân và cách phòng bệnh
Dinh dưỡng hợp lý cho trẻ em dịp Tết
Bệnh trĩ - nỗi ám ảnh của nhiều người
Nâng cao kỹ năng sơ cấp cứu trong cộng đồng
[Video] Toạ đàm: Dinh dưỡng hợp lý phòng thừa cân, béo phì
Calo rỗng – Mối nguy hại cho sức khoẻ
Cần quan tâm giáo dục sức khỏe sinh sản cho trẻ vị thành niên
[Tọa đàm] Làm đẹp thế nào cho an toàn?

THÔNG BÁO

TUYEN TRUYEN PHAP LUAT
Thủ tục hành chính

TƯ VẤN

Tư vấn tiêm các loại vắc xin:
  02513.899.580 hoặc 02513.846.680
 Tư vấn khám sức khỏe:
  02513.834.493-141
• Tư vấn Quan trắc môi trường - Lấy mẫu nước: 
  02513.835.672-131
• Tư vấn sức khỏe sinh sản:
  02513.942.461
• Tư vấn xét nghiệm nước
- thực phẩm:
  02518.871.681
• Tư vấn dinh dưỡng:
 02513.840.429
• Tư vấn HIV/AIDS:
  02518.872.322

LIÊN KẾT

Bộ Y tế
Cục Y Tế Dự Phòng
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
CONG THONG TIN TINH DONG NAI
Sở Y Tế Đồng Nai
Chương trình Sức khỏe Việt Nam
Bao Dong Nai
Dự án phòng chống Tăng huyết áp
BAO TIN TUC TTXVN