Trong thời gian gần đây, tình hình các bệnh truyền nhiễm như sốt xuất huyết (SXH), tay chân miệng (TCM), COVID-19… trên địa bàn tỉnh có xu hướng giảm, nhưng các bệnh về đường hô hấp lại có xu hướng tăng lên. Đáng chú ý có nhiều người mắc cùng lúc 2 bệnh dịch như cúm, SXH, viêm phổi.

Để phòng bệnh cho trẻ, các bác sĩ khuyến cáo, người dân nên tiêm phòng vắc xin đẩy đủ, bổ sung dinh dưỡng để tăng sức đề kháng và tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ. 

Trẻ mắc cùng lúc 2 bệnh truyền nhiễm 

BS.CKI Nguyễn Thanh Quyền, Trưởng khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai cho biết, thời gian gần đây, các trường hợp phải nhập viện điều trị do SXH và tay chân miệng có xu hướng giảm nhưng ghi nhận một số trường hợp trẻ bị 1 lúc 2 bệnh truyền nhiễm. Có bệnh nhân đang bị SXH kèm theo viêm phổi, tiêu chảy, nhiễm trùng huyết, COVID-19… 

Như trường hợp bé T.M.H. (10 tuổi, phường Trảng Dài, TP. Biên Hòa) đang điều trị SXH thì phát hiện bệnh viêm phổi phải kết hợp điều trị. Mẹ bé H. cho hay, bé vào đây điều trị SXH được 2 ngày thì lại phát hiện viêm phổi. Mặc dù bé bị cả 2 bệnh, nhưng rất may bệnh đều nhẹ.

Theo bác sĩ Quyền, trong quá trình điều trị đa phần những ca bệnh đều khá thuận lợi và kiểm sooát được. Khi trẻ bị nhiễm 2 bệnh cùng một lúc, thường trẻ sẽ bị một bệnh nặng hơn, bệnh còn lại sẽ nhẹ hơn. Quá trình điều trị, bác sĩ sẽ chú ý ưu tiên điều trị bệnh cấp tính nặng hơn. Trong trường hợp bệnh phức tạp thì sẽ liên hệ với bệnh viện tuyến trên để được hỗ trợ về chuyên môn.

Theo các bác sĩ, nguyên nhân người bệnh cùng lúc nhiễm 2 bệnh là do chưa có miễn dịch về bệnh truyền nhiễm nào. Còn đối trẻ em do còn nhỏ sức đề kháng yếu, nhiều trẻ chưa được chích ngừa vắc xin đầy đủ, khi đang mắc bệnh này thì có thể mắc thêm bệnh khác. 

Một bệnh nhi bị SXH đang điều trị tại khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai.

Tiêm vắc xin để giảm bệnh nặng

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh (CDC Đồng Nai), trong khoảng 2 tháng trở lại đây, dịch bệnh truyền nhiễm trên địa bàn tỉnh có xu hướng giảm so với những tháng tước đó. Trung bình mỗi tuần, toàn tỉnh có khoảng 50-60 ca COVID-19, 100 ca TCM và 600-700 ca SXH, so với cao điểm trước đây là 1,4 đến 1,5 ngàn ca SXH mỗi tuần. Đây là hiệu quả của việc đồng loạt triển khai các biện pháp phòng chống dịch như: tăng cường truyền thông, giám sát ca bệnh, khoanh vùng xử lý ổ dịch, tập huấn nâng cao chuyên môn cho đội ngũ cán bộ y tế cùng với sự tham gia tích cực của người dân…

TS.BS Trần Minh Hòa, Giám đốc CDC Đồng Nai cho biết, thành tựu lớn nhất trong phòng chống bệnh truyền nhiễm đó là tiêm vắc xin, đây là biện pháp hữu hiệu nhất đã được chứng minh và thực hiện trong mấy chục năm qua. Từ khi vắc xin ra đời góp phần làm giảm tỷ lệ mắc và tử vong của trẻ. Như vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng (ho gà, uốn ván, bại liệt, lao, sởi…) đã khống chế ca mắc và tử xong. Đặc biệt là từ khi có vắc xin phòng COVID-19, số ca mắc và tử vong COVID-19 giảm rất mạnh.

Theo BS.CKI Nguyễn Thanh Quyền, để phòng bệnh cho trẻ, phụ huynh nên cho trẻ chích ngừa các loại vắc xin đầy đủ theo khuyến cáo như: cúm, phế cầu và các loại vắc xin khác để trẻ có đủ sức đề kháng bảo vệ sức khỏe trước các dịch bệnh. 

Ngoài biện pháp tiêm vắc xin, người dân nên thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch khác theo khuyến cáo của ngành y tế để phòng bệnh.

Sao Mai

Share with friends

Bài liên quan

Chủ động phòng chống dịch sốt xuất huyết trước nguy cơ bùng phát
Triển khai đồng bộ các giải pháp, quyết không để “dịch chồng dịch”
Giai đoạn nguy hiểm khi trẻ mắc sốt xuất huyết cha mẹ cần lưu ý
[Video] Nhiều ca sốt xuất huyết nặng nhập viện điều trị
Ứng phó COVID-19 trong giai đoạn mới: Chủ động, không chủ quan
Chủ động phòng bệnh sốt xuất huyết trong mùa mưa
COVID-19 đã là bệnh truyền nhiễm nhóm B, người mắc có cần cách ly y tế?
Dịch bệnh dại còn diễn biến phức tạp, người dân cần chủ động phòng ngừa
Bộ Y tế khuyến cáo phòng, chống dịch COVID-19
Khuyến cáo phòng bệnh viêm não, màng não do não mô cầu
[Infographic] Bộ Y tế khuyến cáo phòng chống bệnh sởi đối với người trưởng thành có nguy cơ cao
Bộ Y tế khuyến cáo người lớn có nguy cơ cao cần tiêm vắc xin phòng bệnh sởi
Cảnh báo dịch sốt xuất huyết gia tăng dù chưa vào mùa mưa
[Video] Phòng bệnh tay chân miệng khi vào mùa
[Video] Bệnh dại - Hiểm hoạ từ vật nuôi thả rong
Hướng dẫn mới nhất của Bộ Y tế về chẩn đoán, điều trị bệnh sởi
Hiệu quả từ chiến dịch tiêm vắc xin phòng, chống dịch sởi
Cần tăng cường phối hợp liên ngành trong công tác phòng, chống bệnh dại
Bệnh sởi - Những thông tin cần biết
[Infographic] Khuyến cáo của Bộ Y tế phòng, chống bệnh sởi

THÔNG BÁO

TUYEN TRUYEN PHAP LUAT
Thủ tục hành chính

TƯ VẤN

Tư vấn tiêm các loại vắc xin:
  02513.899.580 hoặc 02513.846.680
 Tư vấn khám sức khỏe, khám bệnh nghề nghiệp:
  02513.834.493-141
• Tư vấn Quan trắc môi trường - Lấy mẫu nước: 
  02513.835.672-131
• Tư vấn sức khỏe sinh sản:
  02513.942.461
• Tư vấn xét nghiệm nước
- thực phẩm:
  02518.871.681
• Tư vấn dinh dưỡng:
 02513.840.429
• Tư vấn HIV/AIDS:
  02518.872.322

LIÊN KẾT

Bộ Y tế
Cục Y Tế Dự Phòng
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
CONG THONG TIN TINH DONG NAI
Sở Y Tế Đồng Nai
Bao dong nai
BAO TIN TUC TTXVN