PrEP là điều trị dự phòng trước phơi nhiễm cho người có hành vi nguy cơ cao nhưng chưa nhiễm HIV, uống thuốc kháng virus hàng ngày hoặc theo tình huống để phòng lây nhiễm HIV...

1.PrEP dành cho ai?

Theo đó sử dụng PrEP cho các đối tượng:

Nam có quan hệ tình dục đồng giới (MSM), người chuyển giới nữ.
Người bán dâm.
Người tiêm chích ma túy.
Bạn tình của người nhiễm HIV mà người nhiễm HIV đó chưa điều trị ARV hoặc điều trị ARV nhưng tải lượng HIV chưa đạt dưới ngưỡng phát hiện (200 bản sao/ml máu);

Dùng PrEP đều đặn hàng ngày giúp giảm lây nhiễm HIV qua đường tình dục.

2. Cơ chế bảo vệ của thuốc PrEP

Bình thường khi cơ thể bị vi khuẩn, virus xâm nhập sẽ được bảo vệ bởi các tế bào đặc biệt trong hệ miễn dịch là tế bào T-CD4.

Khi virus HIV vào trong cơ thể, chúng sẽ tấn công các tế bào T-CD4, làm vô hiệu hóa khả năng bảo vệ và sử dụng chính những tế bào này để nhân lên, giải phóng tạo ra hàng tỷ bản sao mỗi ngày.

Dần dần khả năng bảo vệ của hệ miễn dịch suy yếu, khi đó các bệnh nhiễm trùng cơ hội sẽ tấn công và những người nhiễm HIV sẽ chết bởi những bệnh cơ hội này (hay còn gọi là giai đoạn AIDS).

Tuy nhiên, nếu chúng ta đã sử dụng thuốc PrEP trước đó đều đặn 1 viên/ngày, sẽ có tác dụng bảo vệ tế bào T-CD4 bằng cách ngăn cản sự phát triển chất xúc tác sinh học (enzym) là chất mà HIV dùng để tạo ra các bản sao virus mới, không cho virus HIV tấn công, khiến chúng không thể nhân lên và bảo vệ bạn trước nguy cơ lây nhiễm HIV.

3. Tác dụng không mong muốn của PrEP

Hầu hết người dùng PrEP không gặp phải phản ứng bất lợi nào đáng kể. Nhưng cũng có một số ít trường hợp bị mệt mỏi, đau nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn, tiêu chảy hay đau bụng. Các tác dụng phụ này biến mất sau một vài tuần nhưng nếu kéo dài hơn cần liên hệ với thầy thuốc để được hỗ trợ.

Mỗi 3 tháng bạn phải kiểm tra sức khỏe một lần để đảm bảo cơ thể vẫn luôn khỏe mạnh. PrEP được khuyến nghị trong thời gian bạn có nguy cơ cao lây nhiễm HIV.

4. Lịch khám PrEP

- Khám lần đầu: Đánh giá, sàng lọc => xét nghiệm HIV kết quả âm tính => chuyển qua phòng khám và thực hiện một số xét nghiệm cơ bản => Cấp thuốc.

- Khám lần 1: Sau 1 tháng.

- Khám lần 2: Sau 2 tháng.

Sau đó, định kỳ tái khám mỗi 3 tháng một lần. Tất cả các lần khám đều được theo dõi các xét nghiệm theo đúng hướng dẫn của Bộ Y Tế.

5. Có nên chọn dùng PrEP tình huống (ED-PrEP)?

PrEP tình huống là phương pháp dự phòng trước phơi nhiễm HIV chỉ dành cho nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới MSM có tần suất quan hệ tình dục dưới 2 lần/ tuần và có kế hoạch cho các lần quan hệ cụ thể. Các bạn MSM có kế hoạch yêu gấp có thể cân nhắc PrEP tình huống thay vì PrEP hàng ngày.

Ở Việt Nam tỷ lệ nhiễm HIV ở nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới (MSM) đang có xu hướng tăng trong những năm gần đây. Để ứng phó với tình hình trên, năm 2019 Tổ chức Y tế thế (WHO) giới đã kịp thời đưa ra những khuyến cáo thiết thực, và hiệu quả bằng việc điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV theo tình huống (ED-PrEP), gọi tắt là "PrEP tình huống" trong cộng đồng MSM.

Các nghiên cứu chỉ ra rằng, PrEP tình huống là an toàn và hiệu quả cao trong giảm nguy cơ lây nhiễm HIV ở nhóm MSM. Nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới cũng nhận thấy PrEP tình huống tiện lợi hơn PrEP hàng ngày, đặc biệt là những người có quan hệ tình dục không thường xuyên (trung bình dưới 2 lần/tuần).

Lưu ý: Hãy trao đổi với bác sỹ của mình về kết quả xét nghiệm, tần suất quan hệ tình dục của bạn xem có thể áp dụng PrEP tình huống với bản thân mình hay không, từ đó có thể lựa chọn cho phù hợp với bản thân.

6. Chuyển giữa PrEP tình huống và PrEP hàng ngày

Những người đang dùng PrEP tình huống có thể chuyển sang PrEP uống hàng ngày tùy theo thói quen và ngược lại.

Khác với sử dụng PrEP hàng ngày, điều trị dự phòng trước phơi nhiễm theo tình huống là người có hành vi nguy cơ cao sử dụng PrEP mỗi khi có hành vi nguy cơ và có tần suất quan hệ tình dục dưới 2 lần/ tuần. Cần tham khảo bác sĩ khi có quyết định chuyển đổi.

Tuy nhiên, dù sử dụng PrEP hàng ngày hoặc PrEP tình huống cũng chỉ dự phòng lây nhiễm HIV mà không dự phòng được các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác như: Lậu, giang mai, viêm gan B, C… Do vậy bên cạnh PrEP, Tổ chức Y tế Thế giới vẫn khuyến cáo mọi người nên dùng thêm bao cao su khi quan hệ tình dục ngay cả khi đã dùng PrEP.

P.H

Nguồn: SKĐS

Share with friends

Bài liên quan

Lợi ích của “da kề da” mẹ với con ngay sau sinh
[Infographic] Hướng dẫn chăm sóc sức khoẻ mùa nắng nóng
Hội chứng ruột kích thích: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị và phòng bệnh
Ăn uống khoa học phòng bệnh đái tháo đường
Đảm bảo công tác tiêm chủng, bảo vệ sức khỏe cho trẻ
Việt Nam vẫn là nước có gánh nặng bệnh lao cao
Nhiễm trùng đường ruột: nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa
Nguyên nhân và cách phòng ngừa ngủ ngáy
Cách phân biệt trẻ ho gà với ho thông thường
Chữa rụng tóc bằng Y học cổ truyền
Những lưu ý khi dùng vitamin E ai cũng cần biết
Thời tiết nắng nóng, bệnh hô hấp gia tăng
Lưu ý cho bệnh nhân sau khi mổ tim
Ăn rau quả như thế nào cho đúng cách?
Nguyên nhân và cách khắc phục tắc tia sữa sau sinh
7 thực phẩm nên ưu tiên để thải độc gan sau Tết
Ảnh hưởng bất lợi của rượu bia đối với sức khỏe
Hạn chế uống rượu, bia để vui Tết an toàn
Cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ khi dùng khí dung cho trẻ
Không chủ quan với dị tật bàn chân bẹt ở trẻ

THÔNG BÁO

TUYEN TRUYEN PHAP LUAT
Thủ tục hành chính

TƯ VẤN

Tư vấn tiêm các loại vắc xin:
  02513.899.580 hoặc 02513.846.680
 Tư vấn khám sức khỏe:
  02513.834.493-141
• Tư vấn Quan trắc môi trường - Lấy mẫu nước: 
  02513.835.672-131
• Tư vấn sức khỏe sinh sản:
  02513.942.461
• Tư vấn xét nghiệm nước
- thực phẩm:
  02518.871.681
• Tư vấn dinh dưỡng:
 02513.840.429
• Tư vấn HIV/AIDS:
  02518.872.322

LIÊN KẾT

Bộ Y tế
Cục Y Tế Dự Phòng
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
CONG THONG TIN TINH DONG NAI
Sở Y Tế Đồng Nai
Chương trình Sức khỏe Việt Nam
Bao Dong Nai
Dự án phòng chống Tăng huyết áp
BAO TIN TUC TTXVN