Năm 2008, Liên Hợp quốc đã chọn ngày 15 tháng 10 hàng năm là ngày Thế giới rửa tay (Global Handwashing Day). Đây là hoạt động nhằm nâng cao nhận thức toàn cầu về tầm quan trọng của việc rửa tay với xà phòng. 

Giúp giảm lây truyền các bệnh truyền nhiễm

Rửa tay với xà phòng và nước sạch là một trong những cách hiệu quả và tiết kiệm chi phí nhất để phòng bệnh. Theo thống kê của Bộ Y tế, gần một nửa các bệnh truyền nhiễm có tỷ lệ mắc cao (trên 100.000 dân) như: cúm, tiêu chảy, sốt xuất huyết, tay chân miệng, lỵ, quai bị, thuỷ đậu… có liên quan tới nước sạch, vệ sinh môi trường. Kết quả nghiên cứu của giới y học cho thấy: rửa tay với xà phòng ở các thời điểm quan trọng như trước bữa ăn hoặc sau khi đi vệ sinh có thể ngăn chặn sự lan truyền mầm bệnh. Rửa tay với xà phòng cũng làm giảm tới gần 50% trường hợp mắc tiêu chảy, hơn 25% các trường hợp nhiễm khuẩn đường hô hấp và giảm 15% trường hợp suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ dưới 5 tuổi, rửa tay với xà phòng cũng làm giảm nguy cơ mắc các bệnh tay chân miệng, cúm… Chỉ một động tác rửa tay sạch đã làm giảm tới 35% khả năng lây truyền vi khuẩn, vi rút vốn là nguyên nhân gây nên các bệnh truyền nhiễm.

Trong thông điệp phòng chống dịch COVID-19 trong tình hình mới do Bộ Y tế vừa công bố, chuyển trạng thái từ thông điệp 5K (Khẩu trang, Khử khuẩn, Khoảng cách, Không tụ tập, Khai báo y tế) thay thế bằng “2K (Khẩu trang, Khử khuẩn) + thuốc + điều trị + công nghệ + ý thức người dân” có thể thấy biện pháp Khử khuẩn vẫn có hiệu quả trong mọi tình hình dịch bệnh. Theo đó, Bộ Y tế khuyến cáo người dân thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn tay nhanh; vệ sinh cá nhân sạch sẽ; vệ sinh môi trường nơi ở, nơi làm việc, học tập để phòng bệnh COVID-19. 

Rửa tay với xà phòng và nước sạch để phòng bệnh.

Cục Quản lý môi trường Y tế - Bộ Y tế khuyến nghị 10 thời điểm quan trọng cần rửa tay với xà phòng gồm: Sau khi ho/hắt hơi; Trước khi ăn, trước và sau khi chế biến thực phẩm; Sau khi đi làm về/từ bên ngoài trở về nhà; Sau khi tiếp xúc/chăm sóc người bệnh; Sau khi đi vệ sinh; Sau khi vệ sinh cho trẻ nhỏ; Sau khi mua sắm/cầm tiền; Sau khi tiếp xúc vật nuôi; Trước khi đi vào lớp học; Bất cứ khi nào tay bẩn.

Các bước rửa tay đúng cách  

Rửa tay đúng cách gồm 6 bước với xà phòng và nước sạch hoặc sử dụng chế phẩm vệ sinh tay chứa cồn trong vòng 30 giây.

Bước 1: Làm ướt tay bằng nước và xà phòng. Chà hai lòng bàn tay vào nhau.

Bước 2: Chà lòng bàn tay này lên mu và kẽ ngoài các ngón tay của bàn tay kia và ngược lại.

Bước 3: Chà hai lòng bàn tay vào nhau, miết mạnh các kẽ ngón tay.

Bước 4: Chà mặt ngoài các ngón tay này vào lòng bàn tay kia.

Bước 5: Xoay ngón tay cái của bàn tay này vào lòng bàn tay kia và ngược lại (làm sạch ngón tay cái).

Bước 6: Xoay các đầu ngón tay này vào lòng bàn tay kia và ngược lại. Làm sạch tay dưới vòi nước chảy đến cổ tay và lau khô.

Rửa tay với xà phòng là việc làm không mất nhiều thời gian, ít tốn kém chi phí và mang lại hiệu quả trong phòng bệnh. Vì vậy, hãy xây dựng thói quen rửa tay với xà phòng đúng cách và đúng thời điểm để bảo vệ bản thân và những người xung quanh.

BS.Hồ Thị Hồng
CDC Đồng Nai

Share with friends

Bài liên quan

Vẹo cột sống và cách phòng ngừa
Nhóm thực phẩm có nguy cơ cao gây ngộ độc mùa nắng nóng
Mùa hè cảnh giác viêm gan A, tiêm vắc xin giúp phòng ngừa an toàn và hiệu quả
Viêm mũi dị ứng: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa
[Infographics] Bạn có biết 5 chìa khóa quan trọng để đảm bảo thực phẩm an toàn?
[Video] Phòng bệnh hô hấp trẻ em
[Video] Phòng bệnh cho trẻ khi mùa mưa đến
Tìm hiểu về vi rút Herpes
[Infographic] Đảm bảo an toàn thực phẩm tại bếp ăn tập thể, căng tin, bữa tiệc
Phương pháp Kangaroo mang lại nhiều lợi ích cho trẻ sinh non
Liên cầu lợn: Mối nguy hiểm ẩn sau những món ăn ưa thích
Làm gì khi trẻ bị hóc dị vật đường thở?
Chăm sóc trẻ đúng cách khi bị tiêu chảy
Can thiệp sớm có vai trò quan trọng cho cả trẻ tự kỷ, gia đình và xã hội
Đau lưng và những điều cần biết
[Video] Nội soi đại tràng – Chìa khóa phát hiện sớm ung thư đại tràng
Việt Nam cam kết, đầu tư, hành động để chấm dứt bệnh lao
Ngày Hội chứng Down thế giới năm 2025: Cải thiện hệ thống hỗ trợ của chúng ta
Hiến máu có ảnh hưởng tới sức khỏe không?
Cảnh giác với biến chứng nguy hiểm của bệnh sởi ở trẻ em
TUYEN TRUYEN PHAP LUAT
Thủ tục hành chính

TƯ VẤN

Tư vấn tiêm các loại vắc xin:
  02513.899.580 hoặc 02513.846.680
 Tư vấn khám sức khỏe, khám bệnh nghề nghiệp:
  02513.834.493-141
• Tư vấn Quan trắc môi trường - Lấy mẫu nước: 
  02513.835.672-131
• Tư vấn sức khỏe sinh sản:
  02513.942.461
• Tư vấn xét nghiệm nước
- thực phẩm:
  02518.871.681
• Tư vấn dinh dưỡng:
 02513.840.429
• Tư vấn HIV/AIDS:
  02518.872.322

LIÊN KẾT

Bộ Y tế
Cục Y Tế Dự Phòng
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
CONG THONG TIN TINH DONG NAI
Sở Y Tế Đồng Nai
Bao dong nai
BAO TIN TUC TTXVN