Nhiều hiểu lầm và tin đồn đã lan truyền xung quanh tác động của việc tiêm phòng vắc xin COVID-19 đối với việc mang thai và khả năng sinh sản. Vậy sự thật đằng sau những tin đồn này là gì?

Ngay sau khi vắc xin COVID-19 đầu tiên được tung ra thị trường vào cuối năm 2020, các tin đồn bắt đầu lan truyền trên mạng xã hội rằng chúng có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản và cơ hội mang thai. Tuy nhiên, chưa có bất kỳ bằng chứng đáng tin cậy nào đằng sau những nỗi sợ hãi này, trái lại có rất nhiều bằng chứng cho thấy việc bị nhiễm COVID-19 khi đang mang thai là rất nguy hiểm. 

Không có bằng chứng nào cho thấy vắc xin COVID-19 sẽ làm giảm khả năng sinh sản tự nhiên hoặc gây hại cho nhau thai hoặc thai nhi.

Khi vắc xin COVID-19 được thử nghiệm lâm sàng vào năm 2020, phụ nữ mang thai không nằm trong đối tượng nghiên cứu, cũng như thực hành tiêu chuẩn với các phương pháp điều trị hoặc vắc xin mới. Điều này có thể khiến nhiều người nghi ngờ rằng vắc xin không an toàn ở phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, hiện nay, vắc xin COVID-19 đã được tiêm cho hàng triệu người, các nghiên cứu cho thấy chúng an toàn trong thai kỳ. Cho đến nay, hơn 200.000 phụ nữ mang thai ở Mỹ đã được tiêm phòng và không có lo ngại về an toàn nào được xác định.

Dữ liệu mới nhất từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) kết luận rằng vắc xin COVID-19 được những người đang mang thai, dự định mang thai hoặc đang cho con bú dung nạp tốt, điều này càng cho thấy lợi ích của việc sử dụng vắc xin vượt xa những rủi ro.

Mắc COVID-19 khi đang mang thai có nghĩa là có nguy cơ cần được chăm sóc đặc biệt cao gấp 20 lần, và 1/5 người phải điều trị ECMO ở Anh là phụ nữ mang thai chưa được tiêm phòng.

"Tổ chức Y tế Thế giới khuyến nghị phụ nữ mang thai nên tiêm vắc xin ngừa COVID-19 vì mắc bệnh có thể làm tăng nguy cơ sinh non hoặc gặp các biến chứng"

Vắc xin COVID-19 không ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt

Đã có bằng chứng về những thay đổi đối với chu kỳ kinh nguyệt sau khi tiêm vaccine COVID-19 nhưng điều này có thể chỉ là tạm thời. Bất kỳ tác dụng phụ nào của vaccine đều có thể chỉ tồn tại trong thời gian ngắn và ít nghiêm trọng hơn nhiều so với những tác dụng liên quan đến nhiễm COVID-19.

Một nghiên cứu được công bố vào tháng 9 năm 2021 cho thấy một nửa số người được khảo sát cho biết chu kỳ kinh nguyệt bị gián đoạn là do căng thẳng liên quan đến COVID-19 chứ không phải do nhiễm trùng hoặc tiêm chủng. 

Vắc xin COVID-19 không gây vô sinh 

Không có bằng chứng nào cho thấy vắc xin COVID-19 sẽ làm giảm khả năng sinh sản tự nhiên hoặc gây hại cho nhau thai hoặc thai nhi. Mặc dù vắc xin COVID-19 là mới, nhưng cơ chế hoạt động của vaccine mRNA và dữ liệu an toàn hiện có cung cấp sự đảm bảo về tính an toàn của vắc xin mRNA COVID-19 trong thời kỳ mang thai. 

Một nghiên cứu gần đây được công bố trên tạp chí Khả năng sinh sản & Vô sinh của Hiệp hội Y học Sinh sản Mỹ (ASRM) cho thấy, không có sự khác biệt về tỷ lệ thụ thai ở những bệnh nhân đã tiêm phòng trước đó. Nghiên cứu cũng cho thấy không có sự khác biệt về tỷ lệ mang thai thành công giữa những phụ nữ đã tiêm phòng so với những người đã mắc bệnh hoặc chưa bao giờ bị nhiễm bệnh. 

Tất cả vắc xin COVID-19 có trong Danh sách Sử dụng Khẩn cấp của WHO không phải là vaccine sống, vì vậy chúng không thể gây bệnh cho bà mẹ hoặc cho trẻ sơ sinh.

Nhiều loại vắc xin COVID-19, bao gồm cả Pfizer và Moderna, hoạt động bằng cách lấy mã di truyền của protein đột biến của virus SARS-CoV-2 vào tế bào của chúng ta. Sau đó, cơ thể tạo ra các kháng thể để chống lại protein, đó là cách chúng ta có thể chống lại COVID-19 nếu nó xảy ra thật.

Về cơ bản, vắc xin là sự bắt chước có kiểm soát hơn phản ứng dữ dội của cơ thể đối với nhiễm trùng và cho hệ thống miễn dịch của chúng ta cơ hội học cách nhận ra mầm bệnh, đồng thời giảm nguy cơ mắc lỗi và tự phản ứng.

Khi mang thai, cơ thể trải qua rất nhiều thay đổi, một số thay đổi có thể ảnh hưởng đến sức mạnh của hệ thống miễn dịch. Mặc dù nguy cơ tổng thể của việc trải qua một đợt COVID-19 nghiêm trọng là thấp, nhưng phụ nữ mang thai sẽ có nhiều nguy cơ bị bệnh nặng nếu nhiễm COVID-19. Điều đó có nghĩa là có nhiều nguy cơ phải nhập viện, nhập viện ICU, điều trị ECMO và thậm chí tử vong.

Do đó, nhiễm COVID-19 luôn nguy hiểm cho thai kỳ hơn là vắc xin. Tiêm phòng là cách tốt nhất để bảo vệ bản thân và em bé. Phụ nữ mang thai có thể truyền kháng thể chống lại COVID-19 cho con của họ, giúp trẻ được bảo vệ.

Mạnh Hùng
(Theo GAVI)

https://suckhoedoisong.vn/su-thuc-ve-vaccine-covid-19-anh-huong-den-suc-khoe-sinh-san-169211227234058034.htm

Share with friends

Bài liên quan

Lợi ích của “da kề da” mẹ với con ngay sau sinh
[Infographic] Hướng dẫn chăm sóc sức khoẻ mùa nắng nóng
Hội chứng ruột kích thích: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị và phòng bệnh
Ăn uống khoa học phòng bệnh đái tháo đường
Đảm bảo công tác tiêm chủng, bảo vệ sức khỏe cho trẻ
Việt Nam vẫn là nước có gánh nặng bệnh lao cao
Nhiễm trùng đường ruột: nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa
Nguyên nhân và cách phòng ngừa ngủ ngáy
Cách phân biệt trẻ ho gà với ho thông thường
Chữa rụng tóc bằng Y học cổ truyền
Những lưu ý khi dùng vitamin E ai cũng cần biết
Thời tiết nắng nóng, bệnh hô hấp gia tăng
Lưu ý cho bệnh nhân sau khi mổ tim
Ăn rau quả như thế nào cho đúng cách?
Nguyên nhân và cách khắc phục tắc tia sữa sau sinh
7 thực phẩm nên ưu tiên để thải độc gan sau Tết
Ảnh hưởng bất lợi của rượu bia đối với sức khỏe
Hạn chế uống rượu, bia để vui Tết an toàn
Cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ khi dùng khí dung cho trẻ
Không chủ quan với dị tật bàn chân bẹt ở trẻ

THÔNG BÁO

TUYEN TRUYEN PHAP LUAT
Thủ tục hành chính

TƯ VẤN

Tư vấn tiêm các loại vắc xin:
  02513.899.580 hoặc 02513.846.680
 Tư vấn khám sức khỏe:
  02513.834.493-141
• Tư vấn Quan trắc môi trường - Lấy mẫu nước: 
  02513.835.672-131
• Tư vấn sức khỏe sinh sản:
  02513.942.461
• Tư vấn xét nghiệm nước
- thực phẩm:
  02518.871.681
• Tư vấn dinh dưỡng:
 02513.840.429
• Tư vấn HIV/AIDS:
  02518.872.322

LIÊN KẾT

Bộ Y tế
Cục Y Tế Dự Phòng
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
CONG THONG TIN TINH DONG NAI
Sở Y Tế Đồng Nai
Chương trình Sức khỏe Việt Nam
Bao Dong Nai
Dự án phòng chống Tăng huyết áp
BAO TIN TUC TTXVN