Với bản tính hiếu động, thích tò mò, nghịch ngợm và chưa có kiến thức, kỹ năng phòng tránh nên trẻ em rất dễ bị tai nạn thương tích. Đặc biệt là thời gian trẻ được nghỉ hè, tỷ lệ tai nạn thương tích ở trẻ càng gia tăng.  

Tại Khoa Chấn thương chỉnh hình - bỏng, Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai ghi nhận tỷ lệ trẻ nhập viện do tai nai nạn thương tích tăng. Đáng chú ý tỷ lệ chấn thương gãy tay, chân chiếm cao nhất khoảng 60% lượng bệnh, tiếp theo là chấn thương đầu, sọ não chiếm 35% và còn lại chấn thương do bỏng chiếm khoảng 5%.  

Nhiều trẻ nhập viện trong tình trạng nặng 

BS.CKII Phạm Đông Đoài, Trưởng khoa Chấn thương chỉnh hình - bỏng Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai cho biết, trong thời gian gầy đây số lượng trẻ nhập viện do tai nạn thương tích cao hơn nhiều so với các tháng trước đó. Trung bình mỗi ngày khoa tiếp nhận và điều trị cho khoảng 40-45 trẻ. Đa phần những trẻ nhập viện thường bị nặng, đa chấn thương phải điều trị lâu dài.
Điển hình như trường hợp em D.H.P. (16 tuổi, ở xã Hố Nai 3, H.Trảng Bom) nhập viện trong tình trạng đa chấn thương, gãy xương chậu, xương đùi, xương cẳng chân và xương bàn chân do tai nạn giao thông.

Chị Thị Mùi, người nhà của cháu P. cho biết: Chúng tôi thường xuyên dặn dò cháu không được tự ý đi xe máy, nhưng do thời gian này cháu được nghỉ hè ở nhà một mình, bố đi làm công ty, nên cháu  tự ý đi xe tông vào xe làm hồ để bên đường. Lúc cháu mới nhập viện gia đình cũng tưởng không cứu được, nhưng nhờ sự tận tình của bác sĩ nên bệnh tình của cháu đã dỡ hơn nhiều. Từ hôm cháu nhập viện đến nay đã đựơc 3 tuần, bác sĩ bảo tình trạng của cháu còn phải nằm điều trị lâu dài do cháu bị đa chấn thương nặng.

Bác sĩ Phạm Đông Đoài thăm khám cho em D.H.P bị chấn thương nặng do tai nạn.

Tương tự em P., em N.H.N. (14 tuổi, H.Thống Nhất), cũng do tính hiếu động khi thấy xe máy của bố mẹ dựng trước nhà, em tự ý lái xe đi, do vặn ga mạnh nên xe đâm thẳng vào cột giao thông ở lề đường khiến em bị gãy xương đùi, gãy nát xương cẳng chân.

Theo BS Phạm Đông Đoài, tình hình tai nạn thương tích năm nay khác biệt hơn mọi năm đó là tai nạn thương tích xảy ra nhiều ở độ tuổi vị thành niên, trong đó từ 12-16 tuổi chiếm nhiều. Đa phần những trẻ này nhập viện đều bị rất nặng, nguyên do các cháu tự ý đi xe máy không làm chủ được tốc độ nên gây ra tai nạn, bên cạnh đó còn có nguyên nhân do trẻ đánh nhau.

Cha mẹ cần quan tâm, giám sát trẻ nhiều hơn

Theo BS.Phạm Đông Đoài, tùy thuộc vào từng lứa tuổi mà các tai nạn thương tích trẻ gặp phải cũng khác nhau. Cụ thể, lứa tuổi trẻ nhỏ từ 1-5 tuổi thường bị bỏng do lửa, điện, nước sôi; lứa tuổi lớn hơn (6-10 tuổi) thường bị tai nạn do tiếp xúc với môi trường bên ngoài như gãy tay, chân do leo trèo, tai nạn giao thông. Đặc biệt, lứa tuổi dậy thì (14-15 tuổi) thường bị tai nạn giao thông với những chấn thương rất nặng như sọ não, ngực, bụng, gãy tay, chân… 

Nguyên nhân trẻ bị tai nạn thương tích chủ yếu vẫn do sự lơ là, chủ quan của các bậc phụ huynh chưa giám sát chặt chẽ con trẻ hoặc thiếu người trông coi. Mùa hè, khi trẻ không phải đến trường, nguy cơ này càng gia tăng. Đáng nói, tai nạn thương tích ở trẻ em là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong, để lại di chứng tàn tật suốt đời cho trẻ, làm trẻ mất đi khả năng học tập, lao động và để lại những tổn thương tâm lý nặng nề.

BS Phạm Đông Đoài khuyến cáo các bậc phụ huynh cần phải hết sức quan tâm đến an toàn của trẻ nhỏ, tránh các tai nạn thương tích có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Trẻ ở lứa tuổi nhỏ cần có người lớn chăm sóc, đảm bảo các bậc thềm, cầu thang có lan can, tay vịn chắc chắn để phòng tránh trẻ té ngã; các ổ điện cần phải có hệ thống chống giật, thiết kế cao ngoài tầm với trẻ nhỏ. Còn đối với lứa tuổi vị thành niên người nhà cần quan tâm hơn đến tâm lý cũng như cảm xúc của trẻ, kiểm soát việc đi xe máy cũng như giáo dục cho các cháu hiểu mức độ nguy hiểm của tai nạn giao thông.

Bên cạnh đó gia đình và nhà trường cần có sự phối hợp tốt để cùng giáo dục các cháu làm sao nhận biết được hành động cũng như kiểm soát được hành vì của mình để giảm tối đa những tai nạn thương tích trong học đường do đánh nhau. 

Thanh Tú

Share with friends

Bài liên quan

Hiểu đúng về thuốc lá điện tử
Sàng lọc bệnh Thalassemia để nâng cao chất lượng dân số
Không chủ quan với bệnh ung thư dương vật
Nắng nóng, gia tăng bệnh tiêu chảy ở trẻ
Ngày Thế giới phòng chống bệnh lao 24/3: Tuân thủ điều trị để chữa khỏi bệnh lao
Lưu ý chăm sóc sức khỏe mùa nắng nóng
Chủ động phát hiện và điều trị hội chứng ống trụ
[Toạ đàm] Lợi ích của việc khám sức khỏe tiền hôn nhân
Ngày Quốc tế bệnh hiếm 29/2: Bệnh hiếm và gánh nặng của bệnh hiếm
Mộng thịt ở mắt và cách điều trị
Những thói quen gây đau dạ dày và cách hạn chế cơn đau
Cảnh giác với những bệnh thường gặp trong và sau Tết
Làm thế nào để khắc phục, phòng ngừa chứng tiểu đêm
Vì sức khỏe của bạn, hãy ăn giảm muối ngay từ hôm nay
Bệnh uốn ván sơ sinh: nguyên nhân và cách phòng bệnh
Dinh dưỡng hợp lý cho trẻ em dịp Tết
Bệnh trĩ - nỗi ám ảnh của nhiều người
Nâng cao kỹ năng sơ cấp cứu trong cộng đồng
[Video] Toạ đàm: Dinh dưỡng hợp lý phòng thừa cân, béo phì
Calo rỗng – Mối nguy hại cho sức khoẻ

THÔNG BÁO

TUYEN TRUYEN PHAP LUAT
Thủ tục hành chính

TƯ VẤN

Tư vấn tiêm các loại vắc xin:
  02513.899.580 hoặc 02513.846.680
 Tư vấn khám sức khỏe:
  02513.834.493-141
• Tư vấn Quan trắc môi trường - Lấy mẫu nước: 
  02513.835.672-131
• Tư vấn sức khỏe sinh sản:
  02513.942.461
• Tư vấn xét nghiệm nước
- thực phẩm:
  02518.871.681
• Tư vấn dinh dưỡng:
 02513.840.429
• Tư vấn HIV/AIDS:
  02518.872.322

LIÊN KẾT

Bộ Y tế
Cục Y Tế Dự Phòng
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
CONG THONG TIN TINH DONG NAI
Sở Y Tế Đồng Nai
Chương trình Sức khỏe Việt Nam
Bao Dong Nai
Dự án phòng chống Tăng huyết áp
BAO TIN TUC TTXVN