Dinh dưỡng 1000 ngày đầu đời của trẻ được coi là quãng thời gian vàng, bắt đầu từ khi thai nhi hình thành cho đến khi trẻ tròn 2 tuổi. Đây là khoảng thời gian quan trọng nhất đối với sự phát triển của trẻ sau này, vì vậy việc chăm sóc cho trẻ như thế nào cho phù hợp phóng viên CDC Đồng Nai đã có cuộc trao đổi với BS.CKI Trần Thị Ngần, Trưởng khoa Dinh dưỡng CDC Đồng Nai để hiểu rõ hơn về vấn đề này. 

Phóng viện: Bác sĩ có thể cho biết khái niệm 1000 ngày đầu đời của bé được hiểu cụ thể như thế nào?

BS.CKI Trần Thị Ngần: 1000 ngày đầu đời của trẻ được hiểu là từ lúc bà mẹ bắt đầu thụ thai cho đến lúc em bé tròn 2 tuổi. Giai đoạn này người ta gọi là 1000 ngày vàng.

Phóng viên: Dinh dưỡng cho trẻ trong 1000 ngày đầu đời quan trọng như thế nào đối với sự phát triển của trẻ thưa bác sĩ? 

BS.CKI Trần Thị Ngần: Ngay từ cái định nghĩa đã cho chúng ta biết tầm quan trọng dinh dưỡng trong 1000 ngày đầu đời của trẻ và trong 1000 ngày vàng này, nếu dinh dưỡng của trẻ được chăm sóc đúng cách, trẻ sẽ có sức đề kháng tốt hơn và phát huy tiềm năng tối đa về thể chất cũng như trí tuệ của trẻ trong tương lai. Dinh dưỡng đúng cách sẽ giúp giảm 20% nguy cơ tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi và giúp cho trẻ có trí thông minh cao hơn, học hành tốt hơn, sau này khi thành người trưởng thành sẽ có thu nhập cao hơn. Ngược lại nếu trong 1000 ngày đầu đời có chế độ dinh dưỡng không đúng cách, thì sức đề kháng sẽ kém hơn. Chẳng hạn nếu trẻ suy dinh dưỡng thấp còi khi còn nhỏ, sau này trở thành người trưởng thành thì sẽ thấp hơn, ngược lại nếu trẻ phát triển tốt sau này sẽ trở thành người cao lớn. 

Các nghiên cứu gần đây trên thế giới cho thấy, dinh dưỡng 1000 ngày đầu đời của trẻ là cửa sổ tiềm năng ngăn ngừa các bện mạn tính không lây. Hiện nay, các bệnh mạn tính không lây được coi là sát thủ hàng đầu thế giới, mỗi năm có khoảng 35 triệu ca tử vong trên toàn cầu, chiếm khoảng 60% số ca tửvong trên thế giới. Do đó, dinh dưỡng1000 ngày đầu đời từ lúc bà mẹ mang thai đến khi trẻ tròn 2 tuổi, thì đây chính là nền tảng lớn lên để phát triển và học hành của trẻ sau này. 

Các bậc phụ huynh cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý, nhằm giúp trẻ phát triển tốt hơn.

Phóng viên:Thưa bác sĩ vậy người mẹ và những người chăm sóc trẻ cần lưu lý những gì?

BS.CKI Trần Thị Ngần: Dinh dưỡng 1000 ngày đầu đời của trẻ được chia thành 3 giai đoạn: Giai đoạn thứ nhất từ khi bà mẹ mang thai cho đến khi sinh em bé, giai đoạn thứ 2 từ khi em bé được sinh ra cho đến khi em bé tròn 6 tháng tuổi và giai đoạn thứ 3 là khi em bé 6 tháng cho đến 24 tháng tuổi. Tương ứng với mỗi giai đoạn chúng ta có một chế độ dinh dưỡng khác nhau làm sao cho phù hợp.

Giai đoạn thứ nhất tùy thuộc vào thể chất, cơ địa và sức đề kháng của người mẹ sẽ có một khuyến cáo tăng cân cho phù hợp. Khuyến cáo chung cho người mẹ làm sao có chế độ dinh dưỡng hợp lý, lao động nghỉ ngơi phù hợp, giúp cho sức khỏe người mẹ tốt và đảm bảo sự phát triển của em bé. Ngoài ra, người mẹ nên uống sắt, viên đa vi chất, can xin phòng ngừa thiếu sắt, can xin và loãng xương.

Giai đoạn thứ 2, khuyến cáo càc bà mẹ nên nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ, vì không có một thức ăn, loại sữa thay thế nào có thể tốt bằng sữa mẹ. Giai đoạn thứ 3, lúc này dinh dưỡng trong sữa mẹ không đủ với nhu cầu phát triển của trẻ, do đó nên cho bé ăn bổ sung và cho bé bú mẹ theo nhu cầu. Vì nguồn năng lượng trong sữa mẹ bổ sung cho bé một lượng tương đối lớn.

Phóng viên: Thưa bác sĩ,hiện nay nhận thức của các bà mẹ về 1000 ngày đầu đời cũng như việc chăm sóc trong 1000  ngày đầu đời như thế nào? 

BS.CKI Trần Thị Ngần: Hiện nay với sự phát triển kinh tế xã hộivà công nghệ thông tin, do đó việc tìm kiếm tài liệu thông tin rất dễ và đây là lý do giúp cho nhận thức của bậc cha mẹ cũng như người chăm sóc trẻ về tầm quan trọngdinh dưỡng 1000 ngày đầu đời được nâng cao. Tuy nhiên vẫn có một số người chưa hiểu rõ như: những nơi có điều kiện khó khăn, có trình độ nhận thức chưa cao dẫn đến sẽ có những quan niệmchăm sóc trẻ không đúng cách, hoặc những hành động nuôi dưỡng trẻ chưa đúng đối với trẻ. Bên cạnh đó, việc tìm kiếm tài liệu quá dễ dàng, chúng ta không sàng lọc được đâu là nguồn tài liệu chính thống. Chúng tôi khuyến cáo các bậc cha mẹ và người chăm sóc trẻ, khi tìm kiếm tài liệu nên tìm kiếm những trang mạng chính thống củaViệndinh dưỡng, BộY tế…

Phóng viên: Hiện nay, các bậc cha mẹ cũng có điều kiện chăm sóc con tốt hơn. Tuy nhiên, trong đó có nhiều người cố gắng tẩm bổ cho con bằng nhiều loại thực phẩm bổ dưỡng. Việc tẩm bổ này có nên hay không? Lời khuyên của bác sĩ dành cho các bậc cha mẹ trong trường hợp này là gì?

BS.CKI Trần Thị Ngần: Điều kiện kinh tế xã hội ngày càng phát triển, do đó các bậc phụ huynh cũng sẽ có nhiều điều kiện chăm sóc trẻ hơn. Tuy nhiên, việc chăm sóc trẻ bồi bổ quá mức sẽ có những hậu quả không phải lúc nào cũng tốt. Ví dụ như giai đoạn bà mẹ mang thai, nếu người mẹ được tẩm bổ quá mức, tăng cân hơn khuyến cáo có thể dẫn tới tình trạng thừa cân, đái tháo đường thai kỳ, ảnh hưởng đến cả mẹ và con như: băng huyết sau sinh, trẻ sinh ra sức đề kháng không tốt, hệ hô hấp phát triển không hoàn thiện. Hay giai đoạn từ lúc trẻ ăn dặm 6 tháng cho đến 24 tháng, nếu chăm con quá mức, giàu dinh dưỡng sẽ dẫn đến thừa cân béo phì và trong tương lai có rất nhiều nguy cơ.  

Một vấn đề cần lưu ý, có nhiều bà mẹ vì tư tưởng muốn con béo khỏe, những gì tốt nhất dành cho con, nên mua thực phẩm chức năng và thuốc bổ cho con uống. Vấn đề này chúng ta nên lưu ý, mỗi giai đoạn của trẻ sẽ cần một lượng thực phẩm khác nhau chứ không phải giống nhau đối với tất cả các trẻ. Vì vậy, trước khi dùng thuốc và thực phẩm chức năng nên tham khảo ý kiến bác sĩ và các chuyên gia.

Phóng viên: Xin cảm ơn bác sĩ!

Sao Mai (thực hiện)

Share with friends

THÔNG BÁO

TUYEN TRUYEN PHAP LUAT
Thủ tục hành chính

TƯ VẤN

Tư vấn tiêm các loại vắc xin:
  02513.899.580 hoặc 02513.846.680
 Tư vấn khám sức khỏe:
  02513.834.493-141
• Tư vấn Quan trắc môi trường - Lấy mẫu nước: 
  02513.835.672-131
• Tư vấn sức khỏe sinh sản:
  02513.942.461
• Tư vấn xét nghiệm nước
- thực phẩm:
  02518.871.681
• Tư vấn dinh dưỡng:
 02513.840.429
• Tư vấn HIV/AIDS:
  02518.872.322

LIÊN KẾT

Bộ Y tế
Cục Y Tế Dự Phòng
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
CONG THONG TIN TINH DONG NAI
Sở Y Tế Đồng Nai
Chương trình Sức khỏe Việt Nam
Bao Dong Nai
Dự án phòng chống Tăng huyết áp
BAO TIN TUC TTXVN