Từng là điểm “nóng” về ca mắc tay chân miệng, đến nay trên địa bàn TP. Biên Hòa số ca mắc đang ngày một giảm dần. Có được kết quả này là nhờ sự chỉ đạo quyết liệt từ lãnh đạo UBND TP. Biên Hòa và sự chủ động tích cực các ban ngành, trường học,  phụ huynh trong công tác phòng, chống dịch tay chân miệng.

Với địa bàn có khoảng 500 trường mầm non, mẫu giáo, nhà trẻ, nhóm trẻ trong và ngoài công lập, đây cũng là môi trường nguy cơ bùng phát, tiềm ẩn lây lan bệnh tay chân miệng nếu như công tác phòng, chống dịch không được đảm bảo. BS.CKI Đậu Ngọc Trung, Trưởng khoa Kiểm soát bệnh tật - HIV/AIDS, Trung tâm Y tế TP. Biên Hòa cho biết, từ đầu nay đến nay, trên địa bàn ghi nhận gần 1.7 ngàn ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ năm 2021, chưa ghi nhận ca tử vong. Trọng điểm tăng nhất là tháng 4 (500 ca) tháng 5 (gần 700 ca). Trước tình hình trên, trung tâm đã xây dựng các văn bản chỉ đạo, tuyên truyền đến các địa phương, các khu dân cư, đặc biệt là tại các trường học mầm non, các nhóm trẻ chủ động trong công tác phòng chống bệnh tay chân miệng như: thường xuyên tổng dọn vệ sinh môi trường, vệ sinh trường lớp, súc rửa các dụng cụ, đồ chơi của trẻ, tổ chức hướng dẫn và cho các em thường xuyên rửa tay bằng xà phòng. Thực hiện tốt vệ sinh ăn chín, uống chín; vật dụng ăn uống phải đảm bảo được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng. Bên cạnh đó, Trung tâm thành lập group giữa Trung tâm và các trường học để trao đổi về biện pháp phòng, chống, các dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh để kịp thời có biện pháp xử lý, tránh lây lan sang cho trẻ khác. 

 Cho trẻ rửa tay bằng xà phòng với nước sạch là biện pháp hiệu quả trong phòng chống bệnh tay chân miệng.

Trung tâm phối hợp với Trung tâm văn hóa thông tin thể thao thành phố, Đài phát thanh 30 phường, xã truyền thông đến người dân; Tổ chức các đợt truyền thông lưu động trên trục lộ chính và khu đông dân cư trong thành phố; In ấn cấp phát tờ rơi, băng rôn, CloraminB cho Trường Mầm non, mẫu giáo, nhà trẻ, nhóm trẻ trong và ngoài công lập trên địa bàn thành phố… Nhờ tích cực phòng, chống nên số ca mắc tay chân miệng giảm theo từng tháng, cụ thể trong tháng 5 ghi nhận gần 774 ca thì tháng 6 giảm xuống còn 461 ca.

Lãnh đạo một trường mầm non trên địa bàn TP. Biên Hòa cho hay, mặc dù trường chưa ghi nhận ca mắc tay chân miệng, tuy nhiên công tác phòng chống dịch luôn thực hiện tốt. Sau khi nhận được chỉ đạo từ cấp trên cũng như phía ngành Y tế, nhà trường chủ động xây dựng kế hoạch triển khai cho toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường nghiêm túc thực hiện. 

Theo đó, các đồ dùng sinh hoạt trong ăn uống, đồ chơi, phòng học, phòng bếp cũng được vệ sinh, khử khuẩn thường xuyên nhằm phòng tránh lây nhiễm bệnh tay chân miệng cho trẻ. Bên cạnh đó, đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho các bậc phụ huynh học sinh để họ chủ động phòng bệnh, bảo vệ sức khỏe cho các cháu. Khi thấy các cháu có dấu hiệu của bệnh, nhà trường cách ly riêng với các trẻ khác, sau đó thông báo với phụ huynh đưa cháu đi bệnh viện khám, đồng thời thông báo với Trạm y tế để có biện pháp xử lý.

Anh Nguyễn Ngọc Vinh, chuyên trách phòng, chống bệnh tay chân miệng Trạm y tế phường Trảng Dài, TP. Biên Hòa cho hay, nhằm tăng cường phòng chống bệnh tay chân miệng và hạn chế các ca mắc, ngoài việc trực tiếp xuống các trường, trạm còn thành lập nhóm qua Zalo kết nối với 100 trường học mầm non, các cơ sở trông giữ trẻ và nhóm trẻ trên địa bàn để tuyên truyền, hướng dẫn các biện pháp phòng bệnh. Trong đó, tập trung tuyên truyền các biện pháp như: Vệ sinh môi trường, khử trùng lớp học và đồ chơi của trẻ; khi trẻ bị mắc bệnh tay chân miệng cần cho trẻ nghỉ học không đến lớp để tránh lây bệnh cho những trẻ khác. Ngoài ra, cấp phát CloraminB, các tờ rơi áp phích về các biện pháp phòng, chống bệnh tay chân miệng cho các trường trên địa bàn phường. 

“Nhờ sự tích cực, chủ động trong phòng chống dịch bệnh tay chân miệng, nên  số ca mắc đang có chiều hướng giảm. Cụ thể, trong tháng 5 trên địa bàn phường Trảng Dài ghi nhận 130 ca, tháng 6 giảm xuống còn 90 ca”, anh Nguyễn Ngọc Vinh cho biết. 

Theo BS.CKI Đậu Ngọc Trung, mặc dù số ca mắc tay chân miệng trên địa bàn có giảm, tuy nhiên người dân và các trường học không được chủ quan mà vẫn tích cực chủ động phòng, chống dịch bệnh tay chân miệng. Đối với trẻ mắc bệnh phụ huynh phải theo dõi các diễn biến bệnh của con, nếu nặng cần đưa đi khám, điều trị kịp thời, tránh để lại các biến chứng nặng.

 “3 sạch” để phòng chống bệnh tay chân miệng

Bệnh tay chân miệng dễ lây cho trẻ liên quan đến hành vi vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường không đảm bảo,. Để chủ động phòng chống bệnh tay chân miệng, người dân và cộng đồng cần thực hiện các biện pháp 3 sạch:

Bàn tay sạch: Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày kể cả người lớn và trẻ em). Chú ý rửa tay trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn/cho trẻ ăn, trước khi bế ẵm trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ.

Ăn sạch: ăn chín, uống chín; vật dụng ăn uống phải đảm bảo được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng (tốt nhất là ngâm tráng nước sôi). Không mớm thức ăn cho trẻ; không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi. Không cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống chưa được khử trùng.

Ở sạch: thường xuyên lau sạch các bề mặt, dụng cụ tiếp xúc với trẻ hàng ngày như đồ chơi, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn/ghế, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường.

Không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh.

Sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, phân và các chất thải của bệnh nhân phải được thu gom và đổ vào nhà tiêu hợp vệ sinh.

Minh Quân

Share with friends

Bài liên quan

Ghi nhận ca tử vong do sốt xuất huyết đầu tiên trong năm 2024
Đồng Nai và Trường Đại học Y dược Cần Thơ phối hợp đào tạo nhân lực y tế
Triển khai các nhiệm vụ, giải pháp đảm bảo an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh
Ghép da thành công cho bệnh nhân bị hoại tử da do rắn cắn
[Video] Bệnh suy tim nguy hiểm – Đừng chủ quan!
Phẫu thuật nội soi tái tạo dây chằng chéo trước cho bệnh nhân bị chấn thương thể thao
Điều trị thành công bệnh nhân lớn tuổi bị u Lympho không Hodgkin dẫn đến suy gan, suy thận nặng
Phẫu thuật thành công trường hợp sa trực tràng nặng
Trạm y tế xã Trị An nỗ lực thực hiện tốt công tác tiêm chủng
Hướng dẫn sử dụng thuốc đái tháo đường và xử trí hạ đường huyết tại nhà
Phẫu thuật thành công thay khớp háng lần 2 cho bệnh nhân lớn tuổi
Tập huấn Kỹ năng truyền thông về dân số
Định Quán đồng loạt tổ chức tuyên truyền vận động chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi
Phẫu thuật nối thành công cẳng tay trái cho nam bệnh nhân
Dịch bệnh truyền nhiễm diễn biến phức tạp, Bộ Y tế đề nghị tăng cường các biện pháp phòng chống
Đoàn cơ sở Sở Y tế: Chú trọng xây dựng tổ chức đoàn vững mạnh
Hợp tác với chuyên gia nâng cao chất lượng khám chữa bệnh
Kịp thời cứu sống bệnh nhân ngưng tim, ngưng thở ngoại viện
Hơn 500 trẻ Trường nầm non Hoa Sen được khám sức khỏe răng miệng
Bệnh tay chân miệng tăng, sốt xuất huyết giảm
TUYEN TRUYEN PHAP LUAT
Thủ tục hành chính

TƯ VẤN

Tư vấn tiêm các loại vắc xin:
  02513.899.580 hoặc 02513.846.680
 Tư vấn khám sức khỏe:
  02513.834.493-141
• Tư vấn Quan trắc môi trường - Lấy mẫu nước: 
  02513.835.672-131
• Tư vấn sức khỏe sinh sản:
  02513.942.461
• Tư vấn xét nghiệm nước
- thực phẩm:
  02518.871.681
• Tư vấn dinh dưỡng:
 02513.840.429
• Tư vấn HIV/AIDS:
  02518.872.322

LIÊN KẾT

Bộ Y tế
Cục Y Tế Dự Phòng
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
CONG THONG TIN TINH DONG NAI
Sở Y Tế Đồng Nai
Chương trình Sức khỏe Việt Nam
Bao Dong Nai
Dự án phòng chống Tăng huyết áp
BAO TIN TUC TTXVN