Kết quả thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 thuốc viên molnupiravir điều trị COVID-19 cho thấy, thuốc có thể cắt giảm 50% số lần nhập viện của bệnh nhân COVID-19.

Hãng Merck mới đây đã công bố kết quả thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 thuốc viên molnupiravir có thể cắt giảm 50% số lần nhập viện của bệnh nhân COVID-19. Merck đã đệ trình dữ liệu bào chế molnupiravir cho FDA (Cơ quan quản lý Thuốc và Thực phẩm Mỹ) và hy vọng được cấp phép sử dụng khẩn cấp.

Thuốc kháng virus hoạt động ra sao?

Sau khi xâm nhập được vào cơ thể, tế bào virus sẽ sao chép và nhân lên một cách nhanh chóng trong cơ thể người, từ đó gây ra các triệu chứng bệnh.

Các loại thuốc kháng virus hoạt động bằng cách làm gián đoạn quá trình này. Ví dụ như remdesivir hoạt động bằng cách ức chế một loại enzyme mà virus cần nó để sao chép. Còn thuốc molnupiravir lại hoạt động thông qua sự "lừa dối". Tức là, trong khi các tế bào sẽ xây dựng những chuỗi virus RNA, thì molnupiravir sẽ thay thế một số phần cần thiết trong quá trình đó.

Những phần tử "giả mạo" này tiếp tục đột biến trong virus mới sao chép khiến nó rơi vào bất ổn.

Bà Bettie Steinberg, một nhà vi trùng học, công tác tại Viện nghiên cứu y khoa Feinstein (New York), phát biểu: Tất cả các loại kháng virus đều giống nhau ở chỗ chúng đều ngăn chặn sự nhân lên của virus. Nhưng chúng làm việc đó theo những cách khác nhau. Nếu virus không thể tự nhân lên thì hệ miễn dịch của chúng ta sẽ chế ngự nó dễ dàng.

Hiệu quả điều trị COVID-19 của thuốc kháng virus thế nào?

Thuốc molnupiravir được sử dụng bằng đường uống, ngay sau khi bệnh nhân có xét nghiệm dương tính với COVID-19.

Trong các đợt thử nghiệm lâm sàng, hãng Merck đã phát thuốc molnupiravir cho người đã có triệu chứng của bệnh trong 5 ngày đầu và được tiên lượng là có nguy cơ cao đổ bệnh nặng, bao gồm các bệnh nhân: Trên 60 tuổi, người có sẵn bệnh nền (tim mạch, đái tháo đường).

Kết quả thuốc molnupiravir giảm 50% nguy cơ nhập viện.

Bệnh nhân COVID-19 điều trị tại Bệnh viện ĐK Thống Nhất.

Cụ thể khi so sánh các nhóm: 14,1% các bệnh nhân đã dùng giả dược phải nhập viện; chỉ 7,3% bệnh nhân đã uống thuốc molnupiravir phải nhập viện. Nhóm dùng thuốc molnupiravir không có bệnh nhân tử vong; 8 bệnh nhân đã tử vong trong nhóm dùng giả dược.

Thuốc kháng virus có tác động đến lây truyền?

Do thuốc kháng virus ngăn chặn sự nhân lên của virus, do đó molnupiravir nếu sử dụng ngay từ đầu khi mới nhiễm bệnh thì có thể sẽ làm chậm sự lây lan dịch bệnh.

Thúc đẩy thử nghiệm, cấp phép các loại thuốc điều trị COVID-19

Dữ liệu từ những cuộc nghiên cứu ban đầu của molnupiravir cho thấy: Những người đã uống thuốc này thì dịch mũi của họ chứa ít virus hơn những người không uống. 5 ngày sau khi bắt đầu điều trị, không tìm thấy nồng độ virus trong dịch mũi của bệnh nhân. Trong khi 11,1% các bệnh nhân đã dùng giả dược thì lại có.

Việc có rất ít hạt virus trong dịch mũi (nơi mà virus có thể dễ dàng lây từ người này sang người khác thông qua việc thở, ho hoặc hắt hơi / nhẩy mũi) cũng đồng nghĩa bệnh nhân ít lây bệnh cho người khác.

Thuốc kháng virus có chế ngự được biến chủng?

Theo thông báo của hãng Merck thì hơn 75% bệnh nhân tham gia thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 đã bị nhiễm các biến chủng Delta, Gamma hoặc Mu.

Do thuốc molnupiravir tạo ra những đột biến ngẫu nhiên trên toàn bộ virus thay vì chỉ nhắm mục tiêu vào các protein bên ngoài, nên Merck hy vọng rằng thuốc uống có thể duy trì hiệu quả chống những biến chủng virus mới trong tương lai.

Các tác dụng phụ là gì?

Cũng như bất kỳ một loại thuốc nào khác, các thuốc kháng virus đều có thể gây tác dụng phụ lên trên bệnh nhân.

Dữ liệu an toàn chi tiết về giai đoạn 3 thử nghiệm lâm sàng của thuốc molnupiravir chưa được công bố. Tuy nhiên, bà Bettie Steinberg cảnh báo tới việc phải đề phòng một tác động lâu dài. Do thuốc hoạt động bằng cách đưa các đột biến gene vào trong virus RNA nên rất có thể nó cũng đưa luôn các đột biến vào trong ADN. Điều này có thể khiến trẻ sinh ra bị dị tật bẩm sinh.

Phụ nữ mang thai bị loại khỏi các thử nghiệm lâm sàng thuốc molnupiravir. Nam giới và nữ giới trong giai đoạn sinh sản đều được hướng dẫn các biện pháp tránh thai khi uống thuốc và ít nhất 4 ngày sau khi ngừng thuốc.

Thanh Hải
Theo Smithsonianmag

Share with friends

Bài liên quan

[Infographic] Hướng dẫn chăm sóc sức khoẻ mùa nắng nóng
Hội chứng ruột kích thích: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị và phòng bệnh
Ăn uống khoa học phòng bệnh đái tháo đường
Đảm bảo công tác tiêm chủng, bảo vệ sức khỏe cho trẻ
Việt Nam vẫn là nước có gánh nặng bệnh lao cao
Nhiễm trùng đường ruột: nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa
Nguyên nhân và cách phòng ngừa ngủ ngáy
Cách phân biệt trẻ ho gà với ho thông thường
Chữa rụng tóc bằng Y học cổ truyền
Những lưu ý khi dùng vitamin E ai cũng cần biết
Thời tiết nắng nóng, bệnh hô hấp gia tăng
Lưu ý cho bệnh nhân sau khi mổ tim
Ăn rau quả như thế nào cho đúng cách?
Nguyên nhân và cách khắc phục tắc tia sữa sau sinh
7 thực phẩm nên ưu tiên để thải độc gan sau Tết
Ảnh hưởng bất lợi của rượu bia đối với sức khỏe
Hạn chế uống rượu, bia để vui Tết an toàn
Cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ khi dùng khí dung cho trẻ
Không chủ quan với dị tật bàn chân bẹt ở trẻ
Chế độ ăn uống, tập luyện phòng bệnh tim mạch

THÔNG BÁO

TUYEN TRUYEN PHAP LUAT
Thủ tục hành chính

TƯ VẤN

Tư vấn tiêm các loại vắc xin:
  02513.899.580 hoặc 02513.846.680
 Tư vấn khám sức khỏe:
  02513.834.493-141
• Tư vấn Quan trắc môi trường - Lấy mẫu nước: 
  02513.835.672-131
• Tư vấn sức khỏe sinh sản:
  02513.942.461
• Tư vấn xét nghiệm nước
- thực phẩm:
  02518.871.681
• Tư vấn dinh dưỡng:
 02513.840.429
• Tư vấn HIV/AIDS:
  02518.872.322

LIÊN KẾT

Bộ Y tế
Cục Y Tế Dự Phòng
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
CONG THONG TIN TINH DONG NAI
Sở Y Tế Đồng Nai
Chương trình Sức khỏe Việt Nam
Bao Dong Nai
Dự án phòng chống Tăng huyết áp
BAO TIN TUC TTXVN