Dịch bệnh được dự báo vẫn còn diễn biến khó lường trên thế giới trong thời gian tới. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đánh giá thế giới vẫn đang trong giai đoạn đại dịch và cảnh báo về những biến thể mới của SARS-CoV-2 có thể làm cho dịch COVID-19 trở nên phức tạp và gia tăng trở lại. Hiện vắc xin vẫn là biện pháp hữu hiệu, yếu tố quyết định trong cuộc chiến phòng, chống dịch COVID-19.

Tiêm chủng vắc xin phòng phòng COVID-19 cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi là hết sức cần thiết để bảo vệ sức khỏe trẻ em, giúp giảm đi gánh nặng bệnh tật liên quan đến COVID-19 không chỉ trong giai đoạn hiện tại mà cả tương lai sau này.

Lợi ích và tính an toàn của vắc xin phòng COVID-19 đối với trẻ em

Ở trẻ lứa tuổi từ 5 đến dưới 12 tuổi khi mắc COVID-19 thường ít có triệu chứng và triệu chứng nhẹ hơn so với người lớn. Một số trẻ có bệnh lý nền hoặc trẻ có hệ miễn dịch yếu khi mắc COVID-19 triệu chứng có thể nghiêm trọng hơn hoặc kéo dài hơn. Bên cạnh đó, các di chứng hậu COVID-19, có thể bao gồm các biến chứng về sức khỏe thể chất và tâm thần có thể ảnh hưởng đến chất lượng sống của trẻ, trong đó có hội chứng viêm đa hệ thống (MIS-C) gây ra tình trạng viêm khắp cơ thể trẻ, ảnh hưởng đến các cơ quan nội tạng lớn của trẻ như tim, mạch máu, hệ hô hấp, hệ tiêu hóa… khiến sức khỏe của trẻ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Tiêm vắc xin COVID-19 không những giúp trẻ giảm nguy cơ mắc bệnh mà còn giúp giảm sự lây nhiễm trong gia đình và cộng đồng, nhất là gia đình có người thân thuộc nhóm nguy cơ cao (người cao tuổi, người có bệnh nền, phụ nữ có thai,…). 

Giống như mọi loại vắc xin  khác, vắc xin COVID-19 cũng không có hiệu quả tuyệt đối. Một vài trẻ vẫn có khả năng mắc COVID-19 dù đã tiêm phòng, nhưng thường triệu chứng nhẹ và nhanh khỏi, ít có biến chứng nặng. 

Việc tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi có tác dụng phụ thường nhẹ hoặc trung bình và hết trong vài ngày. Các tác dụng phụ nghiêm trọng (như phản ứng dị ứng nghiêm trọng và viêm cơ tim hay viêm màng ngoài tim…) là rất hiếm.

Lợi ích của tiêm vắc xin COVID-19 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi đã được đánh giá là lớn hơn rất nhiều so với nguy cơ. Do đó, phụ huynh nên đưa trẻ em từ 5 tuổi trở lên đi tiêm chủng đầy đủ.

Loại vắc xin và thời gian tiêm chủng

Ngày 1/3/2022, Bộ Y tế đã đánh giá vắc xin Pfizer-BioNTech/Comirnaty COVID-19 là an toàn và đã phê duyệt tiêm chủng vắc xin này nhằm ngăn ngừa COVID-19 cho trẻ từ 5 tuổi đến 11 tuổi theo quyết định số 457/QĐ-BYT. Sau đó, ngày 31/3/2022, Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế ban hành Công văn số 2308/QLD-KD về việc mở rộng chỉ định cho trẻ em từ 6 - dưới 12 tuổi của vắc xin Spikevax, hay còn gọi là vắc xin Moderna. Liều lượng theo độ tuổi tương ứng, như vậy:

+ Đối với vắc xin Pfizer tiêm cho trẻ từ 5 đến 11 tuổi

+ Đối với vắc xin Moderna tiêm cho trẻ từ 6 đến 11 tuổi

Mũi 2 với mũi 1 và cách ít nhất 4 tuần.

Trẻ đã mắc COVID-19 thì tiêm sau khi mắc bệnh 3 tháng.

Việc tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch giúp cơ thể sinh ra kháng thể để phòng bệnh COVID -19. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, tiêm vắc xin mũi 2 có trễ hạn một vài tuần cũng không ảnh hưởng, bởi sau khi tiêm mũi 2 thì vắc xin vẫn phát huy hiệu quả và không phải tiêm lại từ đầu. 

Để bảo vệ sức khỏe của con em chúng ta, các bậc cha mẹ hãy đưa trẻ đi tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch các vắc xin trong chương trình tiêm chủng thường xuyên và tiêm vắc xin phòng COVID-19 bởi tiêm chủng không chỉ là quyền lợi, trách nhiệm của mỗi cá nhân mà còn là trách nhiệm đối với cộng đồng. 

CDC Đồng Nai

Share with friends

Bài liên quan

Vắc xin – “lá chắn” bảo vệ sức khỏe mọi người
Những ai cần tiêm phòng viêm gan B?
Vắc xin Gardasil 9 - phòng ngừa bệnh do vi rút HPV cho cả nam và nữ
Chủ động phòng, chống bệnh liên cầu lợn trên người
Phòng bệnh viêm da cơ địa
Tiêm vắc xin là biện pháp duy nhất phòng bệnh dại
Không chủ quan khi trẻ chậm nói
Bác sĩ cảnh báo dấu hiệu của thiếu máu não thoáng qua
Cần tiêm vắc xin phòng cúm hàng năm, nhất là trẻ nhỏ hoặc người có bệnh mạn tính
Sàng lọc trước sinh giúp trẻ sinh ra khỏe mạnh
Rượu bia tác động đến tuyến tụy như thế nào?
Đau đầu sau uống rượu bia có nên dùng thuốc giảm đau?
Rối loạn tiêu hóa ngày Xuân và cách phòng ngừa
Vì sao uống rượu bia làm tăng nguy cơ gây ung thư?
Nhận biết giò, chả có hàn the dịp Tết
Nhận biết rượu dởm và tránh ngộ độc rượu ngày Tết
Vui Tết an toàn: tránh lạm dụng rượu bia
10 thói quen không tốt cần tránh khi trời lạnh để phòng biến cố về sức khỏe
Bộ Y tế ban hành hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh do virus Adeno
7 triệu chứng nghiêm trọng của cúm cần lưu ý
TUYEN TRUYEN PHAP LUAT
Thủ tục hành chính

TƯ VẤN

Tư vấn tiêm các loại vắc xin:
  02513.899.580 hoặc 02513.846.680
 Tư vấn khám sức khỏe:
  02513.834.493-141
 Tư vấn Quan trắc môi trường - Lấy mẫu nước: 
  02513.835.672-131
 Tư vấn sức khỏe sinh sản:
  02513.942.461
Tư vấn xét nghiệm nước
- thực phẩm:
  02518.871.681
Tư vấn dinh dưỡng:
 02513.840.429
 Tư vấn HIV/AIDS:
  02518.872.322

LIÊN KẾT

Bộ Y tế
TRANG TIN VỀ DỊCH BỆNH VIÊM ĐƯỜNG HÔ HẤP CẤP COVID-19
Cục Y Tế Dự Phòng
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
CONG THONG TIN TINH DONG NAI
Sở Y Tế Đồng Nai
Chương trình Sức khỏe Việt Nam
Bao Dong Nai
Dự án phòng chống Tăng huyết áp
BAO TIN TUC TTXVN