Thời gian qua, tình hình dịch COVID-19 vẫn trong tầm kiểm soát nhưng còn diễn biến phức tạp, khó lường, khó dự báo do xuất hiện biến chủng mới, vắc xin giảm khả năng miễn dịch theo thời gian. Do đó, ngành Y tế khuyến cáo tất cả mọi người từ 5 tuổi trở lên cần tiêm vắc xin COVID-19 đầy đủ và đúng lịch, bao gồm mũi nhắc lại (mũi 3, mũi 4) để được bảo vệ tốt nhất trước các biến chủng mới của vi rút SARS-CoV-2 và tiêm vắc xin là cách hữu hiệu nhất để ngăn chặn nguy cơ dịch bệnh COVID-19 bùng phát trở lại.

Số ca mắc mới có thể tăng

Kể từ tháng 4/2022 đến nay, Tổ chức Y tế thế giới(WHO) ghi nhận số ca nhiễm COVID-19 tăng tại nhiều quốc gia, nhất là tại khu vực châu Âu. Việc tăng số ca mắc chủ yếu do sự xuất hiện biến chủng phụ BA.4 và BA.5 của biến chủng Omicron. 

Tại Việt Nam cũng đã ghi nhận các trường hợp mắc COVID-19 nhiễm biến thể phụ BA.5, biến thể phụ này có khả năng lây lan nhanh hơn 12% so với biến thể phụ BA.2 đang phổ biến tại Việt Nam hiện nay. Do đó, trong thời gian tới các ca nhiễm biến thể phụ BA.5 có thể gia tăng trong cộng đồng ở nước ta. 

Riêng tại Đồng Nai, trong những ngày đầu tháng 7 năm nay số ca mắc COVID-19 có xu hướng tăng, xuất hiện chùm ca bệnh 05 ca tại huyện Xuân Lộc. Lũy kế từ ngày 27-4-2021 đến 6-7-2022 Đồng Nai đã ghi nhận 419.553 ca mắc COVID-19 trên địa bàn tỉnh. Sau nhiều tháng không có F0 tử vong thì ngày 3-7 vừa qua Đồng Nai ghi nhận 1 F0 tử vong. 

Tiêm vắc xin COVID-19 cho người dân tại Trạm Y tế phường Trảng Dài, TP Biên Hòa.

Việc gia tăng số ca mắc COVID-19 hàng ngày bên cạnh nguyên nhân xuất hiện biến thể mới còn phụ thuộc vào các yếu tố khác như khả năng bảo vệ miễn dịch (mắc phải hoặc từ tiêm vắc xin) giảm theo thời gian; độ bao phủ vắc xin; các biện pháp phòng, chống dịch;… 

Tiêm vắc xin phòng COVID-19 để tăng cường kháng thể bảo vệ cơ thể

Theo Tổ chức Y tế thế giới, hiệu quả bảo vệ của mũi tiêm cơ bản vắc xin phòng COVID-19 giảm dần theo thời gian trong vòng 6 tháng sau khi tiêm. Đối với biến chủng Omicron, hiệu quả bảo vệ giảm rất nhanh do nồng độ kháng thể cần thiết để trung hòa vi rút ở mức cao hơn so với các biến chủng vi rút SARS-CoV-2 trước đây. Do vậy những người đã tiêm mũi cơ bản nếu không tiêm mũi nhắc vẫn có nguy cơ mắc bệnh.

Mặc dù vắc xin có thể mất khả năng bảo vệ chống lại việc nhiễm SARS-CoV-2 theo thời gian, nhưng khả năng bảo vệ chống lại bệnh nặng vẫn được duy trì lâu dài. Sau khi hoàn thành các liều cơ bản, tiêm mũi nhắc lại (mũi 3, mũi 4) vắc xin COVID-19 sẽ làm gia tăng nồng độ kháng thể bảo vệ, qua đó giúp cho cơ thể được bảo vệ trước nguy cơ mắc COVID-19, giảm tỷ lệ nhập viện, giảm số ca tiến triển bệnh nặng và ca tử vong do COVID-19 nhất là trong điều kiện xuất hiện các biến chủng mới như hiện nay. Đối với trẻ em, tiêm vắc xin COVID-19 giúp trẻ tránh mắc bệnh, tránh các hậu quả lâu dài của bệnh, giúp trẻ đến trường an toàn, tham gia các hoạt động xã hội và phát triển khỏe mạnh.

Theo kết quả của một số nghiên cứu gần đây, những người đã tiêm vắc xin liều cơ bản và bị mắc COVID-19, miễn dịch bắt đầu giảm ở tuần 10-19 sau tiêm. Nếu những người này được tiêm nhắc vắc xin phòng COVID-19 thì sẽ khôi phục khả năng miễn dịch, duy trì hiệu lực bảo vệ trước nguy cơ nhiễm vi rút SARS-CoV-2. Kết quả nghiên cứu tại Pháp cho thấy nếu được tiêm liều nhắc, những người này được bảo vệ khỏi tái nhiễm vi rút lên đến 81%. Kết quả nghiên cứu tại Hoa Kỳ cho thấy, những người từng mắc COVID-19 nếu chỉ tiêm 2 liều thì hiệu quả phòng nhập viện do tái nhiễm là 34,6%, nhưng nếu được tiêm liều nhắc thì hiệu quả này lên đến 67,6%. 

Tuy nhiên, gần đây do ảnh hưởng của truyền thông không chính thống cho rằng tiêm vắc xin phòng COVID-19 gây giảm trí nhớ, giảm khả năng sinh sản hay đã mắc COVID-19 rồi không cần tiêm nữa… khiến người dân hoang mang, lưỡng lự trước việc tiêm các mũi nhắc lại và trì hoãn đưa con em trong độ tuổi từ 5 đến dưới 12 tuổi đi tiêm vắc xin phòng COVID-19. Đây hoàn toàn là những thông tin sai sự thật, chưa có một nghiên cứu khoa học nào kiểm chứng. 

Tiêm vắc xin phòng COVID-19 chính là tiêm vắc xin phòng chống dịch COVID-19. Để bảo vệ sức khoẻ của mình, của gia đình và cộng đồng trước nguy cơ dịch COVID-19 bùng phát trở lại, người dân nên tích cực ủng hộ và chủ động đi tiêm nhắc lại các mũi vắc xin phòng COVID-19.

BS.Hồ Thị Hồng

CDC Đồng Nai

Share with friends

Bài liên quan

[Infographic] Hướng dẫn chăm sóc sức khoẻ mùa nắng nóng
Hội chứng ruột kích thích: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị và phòng bệnh
Ăn uống khoa học phòng bệnh đái tháo đường
Đảm bảo công tác tiêm chủng, bảo vệ sức khỏe cho trẻ
Việt Nam vẫn là nước có gánh nặng bệnh lao cao
Nhiễm trùng đường ruột: nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa
Nguyên nhân và cách phòng ngừa ngủ ngáy
Cách phân biệt trẻ ho gà với ho thông thường
Chữa rụng tóc bằng Y học cổ truyền
Những lưu ý khi dùng vitamin E ai cũng cần biết
Thời tiết nắng nóng, bệnh hô hấp gia tăng
Lưu ý cho bệnh nhân sau khi mổ tim
Ăn rau quả như thế nào cho đúng cách?
Nguyên nhân và cách khắc phục tắc tia sữa sau sinh
7 thực phẩm nên ưu tiên để thải độc gan sau Tết
Ảnh hưởng bất lợi của rượu bia đối với sức khỏe
Hạn chế uống rượu, bia để vui Tết an toàn
Cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ khi dùng khí dung cho trẻ
Không chủ quan với dị tật bàn chân bẹt ở trẻ
Chế độ ăn uống, tập luyện phòng bệnh tim mạch

THÔNG BÁO

TUYEN TRUYEN PHAP LUAT
Thủ tục hành chính

TƯ VẤN

Tư vấn tiêm các loại vắc xin:
  02513.899.580 hoặc 02513.846.680
 Tư vấn khám sức khỏe:
  02513.834.493-141
• Tư vấn Quan trắc môi trường - Lấy mẫu nước: 
  02513.835.672-131
• Tư vấn sức khỏe sinh sản:
  02513.942.461
• Tư vấn xét nghiệm nước
- thực phẩm:
  02518.871.681
• Tư vấn dinh dưỡng:
 02513.840.429
• Tư vấn HIV/AIDS:
  02518.872.322

LIÊN KẾT

Bộ Y tế
Cục Y Tế Dự Phòng
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
CONG THONG TIN TINH DONG NAI
Sở Y Tế Đồng Nai
Chương trình Sức khỏe Việt Nam
Bao Dong Nai
Dự án phòng chống Tăng huyết áp
BAO TIN TUC TTXVN