Không chỉ bảo vệ cho người mẹ, tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho phụ nữ mang thai, phụ nữ đang cho con bú còn mang đến nhiều lợi ích.

Bất cứ ai cũng có thể không may và trở thành "nạn nhân" trước sự tấn công của "kẻ thù COVID-19" và phụ nữ mang thai, phụ nữ đang cho con bú cũng không phải là trường hợp ngoại lệ.

Phụ nữ mang thai là một trong những đối tượng cần được chú ý bảo vệ trong mùa dịch.

PGS.TS.Hoàng Thị Diễm Tuyết – Giám đốc Bệnh viện Hùng Vương, TP.HCM chia sẻ, trong những tháng đầu năm 2021 số lượng thai phụ mắc COVID-19 được ghi nhận tại bệnh viện tương đối ít. Tuy nhiên trong thời gian gần đây, tỷ lệ thai phụ mắc COVID-19 có chiều hướng tăng. Đặc biệt là có nhiều trường hợp chuyển nặng, thậm chí không thể cứu sống được cả mẹ lẫn con.

Theo các số liệu đã được ghi nhận, khoảng 2/3 số phụ nữ có kết quả dương tính với SARS-CoV-2 trong giai đoạn mang thai không có triệu chứng gì. Tuy nhiên trong giai đoạn thai kỳ, sản phụ có thể tăng nguy cơ bệnh diễn tiến nặng với COVID-19.

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến cáo, phụ nữ mang thai có nguy cơ mắc COVID-19 nặng hơn, nguy cơ sinh non cao hơn. Do vậy lợi ích của việc chủng ngừa chắc chắn lớn hơn rủi ro của nó.

Về vấn đề tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho phụ nữ mang thai và phụ nữ đang cho con bú, PGS.TS.Hoàng Thị Diễm Tuyết chia sẻ, khi phụ nữ mang thai tiêm vắc xin phòng COVID-19, cơ thể mẹ sẽ tạo kháng thể và kháng thể này thông qua máu cuống rốn khi em bé sinh ra sẽ có sẵn kháng thể được cung cấp từ cơ thể mẹ.

Đối với trường hợp phụ nữ đang cho con bú, việc tiêm vắc xin không ảnh hưởng đến quá trình nuôi con bằng sữa mẹ. Ngược lại, khi mẹ được tiêm vaccine, cơ thể mẹ sẽ tạo ra kháng thể và nguồn kháng thể này có thể đi theo đường sữa mẹ, giúp bé có nguồn kháng thể thụ động.

"Do đó phụ nữ đang cho con bú nên nhanh chóng tiếp cận với vắc xin phòng COVID-19."- PGS.TS.BS Hoàng Thị Diễm Tuyết chia sẻ thêm.

Theo SK&ĐS

Share with friends

Bài liên quan

Triển khai đồng bộ các giải pháp, quyết không để “dịch chồng dịch”
Giai đoạn nguy hiểm khi trẻ mắc sốt xuất huyết cha mẹ cần lưu ý
[Video] Nhiều ca sốt xuất huyết nặng nhập viện điều trị
Ứng phó COVID-19 trong giai đoạn mới: Chủ động, không chủ quan
Chủ động phòng bệnh sốt xuất huyết trong mùa mưa
COVID-19 đã là bệnh truyền nhiễm nhóm B, người mắc có cần cách ly y tế?
Dịch bệnh dại còn diễn biến phức tạp, người dân cần chủ động phòng ngừa
Bộ Y tế khuyến cáo phòng, chống dịch COVID-19
Khuyến cáo phòng bệnh viêm não, màng não do não mô cầu
[Infographic] Bộ Y tế khuyến cáo phòng chống bệnh sởi đối với người trưởng thành có nguy cơ cao
Bộ Y tế khuyến cáo người lớn có nguy cơ cao cần tiêm vắc xin phòng bệnh sởi
Cảnh báo dịch sốt xuất huyết gia tăng dù chưa vào mùa mưa
[Video] Phòng bệnh tay chân miệng khi vào mùa
[Video] Bệnh dại - Hiểm hoạ từ vật nuôi thả rong
Hướng dẫn mới nhất của Bộ Y tế về chẩn đoán, điều trị bệnh sởi
Hiệu quả từ chiến dịch tiêm vắc xin phòng, chống dịch sởi
Cần tăng cường phối hợp liên ngành trong công tác phòng, chống bệnh dại
Bệnh sởi - Những thông tin cần biết
[Infographic] Khuyến cáo của Bộ Y tế phòng, chống bệnh sởi
[Video] Cảnh báo bệnh tay chân miệng bước vào mùa cao điểm

THÔNG BÁO

TUYEN TRUYEN PHAP LUAT
Thủ tục hành chính

TƯ VẤN

Tư vấn tiêm các loại vắc xin:
  02513.899.580 hoặc 02513.846.680
 Tư vấn khám sức khỏe, khám bệnh nghề nghiệp:
  02513.834.493-141
• Tư vấn Quan trắc môi trường - Lấy mẫu nước: 
  02513.835.672-131
• Tư vấn sức khỏe sinh sản:
  02513.942.461
• Tư vấn xét nghiệm nước
- thực phẩm:
  02518.871.681
• Tư vấn dinh dưỡng:
 02513.840.429
• Tư vấn HIV/AIDS:
  02518.872.322

LIÊN KẾT

Bộ Y tế
Cục Y Tế Dự Phòng
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
CONG THONG TIN TINH DONG NAI
Sở Y Tế Đồng Nai
Bao dong nai
BAO TIN TUC TTXVN