Từ đầu năm đến nay Đồng Nai đã ghi nhận hơn 2.200 ca mắc bệnh sốt xuất huyết, trong đó đã có 2 trường hợp tử vong. Đáng chú ý là từ tháng 4, số ca mắc bệnh này tại nhiều địa phương trong tỉnh có xu hướng tăng, trong đó có TP.Biên Hòa. Với  dân số đông, nhiều khu nhà trọ và số ca mắc sốt xuất huyết hàng năm đứng đầu toàn tỉnh, TP.Biên Hòa đang triển khai nhiều giải pháp để phòng chống dịch bệnh này.

Theo Trung tâm y tế TP.Biên Hòa, từ đầu năm đến nay TP.Biên Hòa đã ghi nhận hơn 700 ca bệnh, trong đó có gần 60 trường hợp sốt xuất huyết có cảnh báo và 5 trường hợp nặng. Ngành y tế cùng chính quyền các địa phương đã thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp vừa tăng cường tuyên truyền, vừa tiến hành biện pháp chuyên môn để phòng chống dịch bệnh này. Đơn cử như tại tổ 29, Khu phố 6, phường Long Bình trong những tuần gần đây đã ghi nhận gần 10 trường hợp sốt xuất huyết, trong đó nhiều trường hợp phải nhập viện. Trung tâm y tế TP.Biên Hòa vừa phối hợp với địa phương tổ chức phun hóa chất để xử lý các ổ dịch tại tổ dân cư này, trong đó, phun hóa chất diệt muỗi tại các hộ dân cư và các khu phòng trọ trên địa bàn. 

Bà Nguyễn Thị Phương Hoa, Cộng tác viên y tế  khu phố 6, phường Long Bình tuyên truyền cho người dân về các biện pháp phòng chống sốt xuất huyết.

Bà Nguyễn Thị Phương Hoa, cộng tác viên y tế  khu phố 6 chia sẻ: “Ở khu phố này có nhiều người mắc bệnh nhưng họ không báo cho địa phương, có người khi mắc bệnh thì đi bệnh viện, có trường hợp đi phòng khám truyền dịch, lấy thuốc về tự điều trị. Khu vực này có nhiều công nhân nên buổi tối chúng tôi mới đến tuyên truyền, một số có ý thức và thực hiện nhưng nhiều người vẫn còn chủ quan lắm, nghe cho xong chứ không thực hiện”.

BS CKI Đậu Ngọc Trung, Trưởng khoa phòng chống dịch bệnh – HIV/AIDS, Trung tâm y tế TP. Biên Hoà cho biết, Biên Hòa là địa phương chiếm hơn một nửa dân số toàn tỉnh, trên địa bàn có nhiều khu công nghiệp, nhiều khu nhà trọ, là yếu tố làm cho dịch bệnh dễ lây lan, bùng phát. Hàng năm Biên Hòa luôn ghi nhận số ca mắc sốt xuất huyết cao nhất so với các địa phương khác.

Phun hoá chất diệt muỗi phòng chống sốt xuất huyết tại các hộ gia đình tổ 29, Khu phố 6, phường Long Bình, TP Biên Hòa.

Công tác tuyên truyền thường xuyên được thực hiện, song thực tế qua giám sát tại nhiều địa bàn có ổ dịch tại TP.Biên Hòa, nhiều người dân còn chủ quan trong việc phòng bệnh. 

“Chúng tôi đã đến tận nhà người dân để giám sát qua đó nhận thấy người dân còn chủ quan để các dụng cụ chứa nước như bình bông, chậu hoa, hủ sữa chua đọng lại lăng quăng rất nhiều.

Chúng tôi đã hướng dẫn bà con trực tiếp dẹp bỏ các dụng cụ có lăng quăng. Thời gian tới chúng tôi sẽ tăng cường giám sát ổ dịch nhỏ, diệt lăng quăng, tiến hành phun hóa chất xử lý các ổ dịch nhỏ, đến nay đã xử lý được 50 ổ dịch”, BS Trung cho hay.

Để chủ động phòng bệnh sốt xuất huyết, người dân cần thực hiện vệ sinh nhà cửa, vườn tược sạch sẽ, thông thoáng, không để các vật dụng chứa nước không cần thiết sẽ tạo điều kiện cho muỗi sinh sôi, phát triển. Cần thực hiện diệt muỗi, diệt lăng quăng thường xuyên để phòng bệnh sốt xuất huyết.

Hoàn Lê

Share with friends

Bài liên quan

Chủ động phòng chống dịch sốt xuất huyết trước nguy cơ bùng phát
Triển khai đồng bộ các giải pháp, quyết không để “dịch chồng dịch”
Giai đoạn nguy hiểm khi trẻ mắc sốt xuất huyết cha mẹ cần lưu ý
[Video] Nhiều ca sốt xuất huyết nặng nhập viện điều trị
Ứng phó COVID-19 trong giai đoạn mới: Chủ động, không chủ quan
Chủ động phòng bệnh sốt xuất huyết trong mùa mưa
COVID-19 đã là bệnh truyền nhiễm nhóm B, người mắc có cần cách ly y tế?
Dịch bệnh dại còn diễn biến phức tạp, người dân cần chủ động phòng ngừa
Bộ Y tế khuyến cáo phòng, chống dịch COVID-19
Khuyến cáo phòng bệnh viêm não, màng não do não mô cầu
[Infographic] Bộ Y tế khuyến cáo phòng chống bệnh sởi đối với người trưởng thành có nguy cơ cao
Bộ Y tế khuyến cáo người lớn có nguy cơ cao cần tiêm vắc xin phòng bệnh sởi
Cảnh báo dịch sốt xuất huyết gia tăng dù chưa vào mùa mưa
[Video] Phòng bệnh tay chân miệng khi vào mùa
[Video] Bệnh dại - Hiểm hoạ từ vật nuôi thả rong
Hướng dẫn mới nhất của Bộ Y tế về chẩn đoán, điều trị bệnh sởi
Hiệu quả từ chiến dịch tiêm vắc xin phòng, chống dịch sởi
Cần tăng cường phối hợp liên ngành trong công tác phòng, chống bệnh dại
Bệnh sởi - Những thông tin cần biết
[Infographic] Khuyến cáo của Bộ Y tế phòng, chống bệnh sởi

THÔNG BÁO

TUYEN TRUYEN PHAP LUAT
Thủ tục hành chính

TƯ VẤN

Tư vấn tiêm các loại vắc xin:
  02513.899.580 hoặc 02513.846.680
 Tư vấn khám sức khỏe, khám bệnh nghề nghiệp:
  02513.834.493-141
• Tư vấn Quan trắc môi trường - Lấy mẫu nước: 
  02513.835.672-131
• Tư vấn sức khỏe sinh sản:
  02513.942.461
• Tư vấn xét nghiệm nước
- thực phẩm:
  02518.871.681
• Tư vấn dinh dưỡng:
 02513.840.429
• Tư vấn HIV/AIDS:
  02518.872.322

LIÊN KẾT

Bộ Y tế
Cục Y Tế Dự Phòng
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
CONG THONG TIN TINH DONG NAI
Sở Y Tế Đồng Nai
Bao dong nai
BAO TIN TUC TTXVN