Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nhi khoa mới đây cho thấy, trẻ em nhiễm SARS-CoV-2, có thể không có triệu chứng. Điều này đặt ra vấn đề an toàn khi mở cửa trường học trở lại.

Phát hiện tải lượng virus cao ở trẻ em

Trong đại dịch COVID-19, các nhà khoa học chủ yếu sàng lọc các đối tượng có triệu chứng, vì vậy đã đưa ra kết luận chủ quan rằng phần lớn những người bị nhiễm bệnh là người lớn. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu này cho thấy rằng trẻ em là đối tượng cần được quan tâm bảo vệ.

Nghiên cứu trên 192 trẻ em và thanh niên (từ trẻ sơ sinh đến 22 tuổi) cho thấy 49 người có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 và 18 người khác có các triệu chứng của COVID-19. Hơn một nửa số trẻ em bị nhiễm bệnh đến từ các cộng đồng có thu nhập thấp, nơi các gia đình thường có nhiều thế hệ, bao gồm cả những người lớn tuổi như ông bà rất dễ bị nhiễm COVID-19.

Các nhà khoa học nhận thấy rằng, trẻ em bị nhiễm bệnh có chứa một lượng virus rất cao trong đường hô hấp. Tải lượng virus này vượt quá tải lượng virus của những bệnh nhân người lớn ốm nặng được chăm sóc trong các phòng chăm sóc đặc biệt. Điều đó rất quan trọng, vì khả năng truyền SARS-CoV-2 của người bị nhiễm sẽ tăng lên cùng với số lượng virus cao trong đường hô hấp.

Theo các nhà khoa học, mức độ cao của virus đã được tìm thấy trên trẻ em ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là trong 2 ngày đầu tiên nhiễm bệnh. Trong khi đó, vai trò của trẻ em trong việc lây lan COVID-19 có thể đã bị đánh giá thấp.

Cần bảo vệ trẻ em trước sự tấn công của SARS-CoV-2.

Đặt ra vấn đề an toàn khi mở cửa trường học trở lại

Theo TS. Alessio Fasano, Trung tâm Nghiên cứu Sinh học và Miễn dịch Niêm mạc tại Bệnh viện đa khoa Massachusetts ở Boston, tác giả nghiên cứu, nếu các trường học mở cửa trở lại hoàn toàn mà không có các biện pháp phòng ngừa cần thiết, thì thật đáng ngại.

Nhóm nghiên cứu ở Boston đồng ý rằng, trong phần lớn các trường hợp, trẻ em bị nhiễm SARS-CoV-2 thường nhẹ. Tuy nhiên, mối nguy hiểm thực sự nằm ở việc chúng hòa nhập với những người lớn dễ bị tổn thương hơn.

Bên cạnh nguy cơ tiềm ẩn lây truyền trong các hộ gia đình, việc trẻ em mang theo lượng virus cao sẽ gây ra mối lo ngại tương tự đối với giáo viên và các nhân viên phục vụ khác trong trường học. Ở đây cũng có rất nhiều người dễ bị tổn thương với COVID-19.

Theo các nhà nghiên cứu, vì rất nhiều trẻ em có tải lượng virus cao không có triệu chứng, nên việc dựa vào kiểm tra thân nhiệt hoặc theo dõi triệu chứng sẽ không đủ để giữ an toàn cho giáo viên và các nhân viên khác. Thay vào đó, việc kiểm tra ngẫu nhiên học sinh và thực hiện một loạt các biện pháp an toàn như: Đeo khẩu trang, giãn cách xã hội, rửa tay và kết hợp học tập từ xa và học trực tiếp - có thể giúp ngăn chặn sự lây lan của COVID-19 trong trường học.

BS. Dolly Sharma trực tiếp điều trị các bệnh truyền nhiễm cho trẻ em tại Bệnh viện Đại học Staten Island ở New York cũng đồng ý rằng, việc lây truyền SARS-CoV-2 ở những trẻ em nhiễm COVID-19 không có triệu chứng vẫn là một mối quan tâm đáng kể liên quan đến việc mở lại các trường học, trung tâm chăm sóc ban ngày và trường đại học...

Kết quả của nghiên cứu này cung cấp các dữ kiện cần thiết cho các nhà hoạch định chính sách để đưa ra quyết định tốt nhất có thể cho các trường học, trung tâm chăm sóc ban ngày và các cơ sở phục vụ trẻ em khác.

D.Sơn (Theo Drug)

Share with friends

Bài liên quan

Sốt xuất huyết không còn là bệnh “theo mùa”
Những điều cần biết về biến thể COVID-19 mới đang lan mạnh
Nhiều người trẻ nạp đường vượt khuyến nghị WHO
11 loại thực phẩm giàu natri nên hạn chế để sức khỏe tim mạch tốt hơn
Hạn chế tiêu thụ đồ uống có đường để bảo vệ sức khỏe
Nhỏ nước cốt chanh vào mắt, trào lưu phản khoa học
80% bệnh nhân đột quỵ ở Việt Nam đến bệnh viện đều đã quá 'giờ vàng'
Cục An toàn thực phẩm hướng dẫn cách tra cứu để không mua phải sản phẩm giả, kém chất lượng
Việt Nam chính thức thanh toán thành công bệnh mắt hột
Vắc xin phòng bệnh sởi là vắc xin an toàn, hiệu quả
Bộ Y tế thông tin nhanh về các trường hợp mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân tại Liên bang Nga
5 dấu hiệu phổ biến cảnh báo thiếu hụt vitamin và khoáng chất thiết yếu
Thực phẩm hỗ trợ tăng cường sức đề kháng
Các chuyên gia đánh giá về thời điểm kết thúc mùa cúm
Tiêu thụ đồ uống có đường tăng, hàng loạt bệnh tật nguy hiểm 'bủa vây'
Bí quyết giảm cân khoa học sau kỳ nghỉ Tết
5 sai lầm khi ăn uống trong ngày lễ làm tăng mỡ bụng
[Infographics] Năm yếu tố nguy cơ trong mùa bùng phát các bệnh đường hô hấp
Không chủ quan u xơ tử cung
Theo dõi chặt chẽ dịch bệnh do virus gây viêm phổi trên người tại Trung Quốc

THÔNG BÁO

TUYEN TRUYEN PHAP LUAT
Thủ tục hành chính

TƯ VẤN

Tư vấn tiêm các loại vắc xin:
  02513.899.580 hoặc 02513.846.680
 Tư vấn khám sức khỏe, khám bệnh nghề nghiệp:
  02513.834.493-141
• Tư vấn Quan trắc môi trường - Lấy mẫu nước: 
  02513.835.672-131
• Tư vấn sức khỏe sinh sản:
  02513.942.461
• Tư vấn xét nghiệm nước
- thực phẩm:
  02518.871.681
• Tư vấn dinh dưỡng:
 02513.840.429
• Tư vấn HIV/AIDS:
  02518.872.322

LIÊN KẾT

Bộ Y tế
Cục Y Tế Dự Phòng
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
CONG THONG TIN TINH DONG NAI
Sở Y Tế Đồng Nai
Bao dong nai
BAO TIN TUC TTXVN