Bệnh tim mạch là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu, giết chết hàng triệu người mỗi năm. Hãy nhận biết các triệu chứng của các tình trạng này để xử lý kịp thời, giảm biến chứng và tử vong…

Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA) 6 bệnh tim mạch thường gặp là: Đau tim, suy tim, bệnh van tim, đột quỵ, rối loạn nhịp tim, bệnh động mạch và tĩnh mạch ngoại vi (PAD và PVD).

Mỗi bệnh lại có những triệu chứng cảnh báo khác nhau và sự biểu hiện của các triệu chứng cũng khác nhau giữa nam giới và phụ nữ.

Trong tuyên bố khoa học của mình, Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ đã liệt kê một số triệu chứng phổ biến nhất và được công nhận liên quan đến các bệnh tim mạch.

1.Đau tim

Đau ngực là triệu chứng được báo cáo thường xuyên nhất của cơn đau tim.

Cơn đau thường được mô tả là cảm thấy áp lực hoặc nặng ở ngực hoặc khó chịu, có thể lan đến hàm, vai, cánh tay hoặc lưng trên.

Đau ngực có thể đi kèm với các triệu chứng khác như khó thở, vã mồ hôi, mệt mỏi bất thường, buồn nôn và choáng váng.

Phụ nữ có xu hướng báo cáo nhiều hơn về các triệu chứng đồng thời xảy ra này so với nam giới.

2. Suy tim

Khó thở là triệu chứng suy tim dễ nhận biết nhất. Ngoài ra, bệnh nhân có thể gặp các triệu chứng khác khó nhận biết hơn như: Các triệu chứng tiêu hóa (đau bụng, buồn nôn, nôn và chán ăn), mệt mỏi, mất ngủ, rối loạn tâm trạng (trầm cảm và lo lắng) và rối loạn chức năng nhận thức (sương mù não, các vấn đề về trí nhớ).

Nữ giới thường có nhiều triệu chứng hơn nam. Phụ nữ bị suy tim dễ bị trầm cảm và lo lắng, chất lượng cuộc sống giảm sút.

Đau ngực là dấu hiệu cảnh báo của đau tim.

3.Bệnh van tim

Đây là nguyên nhân phổ biến của suy tim và cả hai vấn đề đều dẫn đến khó thở.

Bệnh van tim có thể là do van bị hẹp, hở hoặc đóng mở không đúng cách.

Bệnh van nhẹ có thể không biểu hiện triệu chứng, nhưng qua nhiều năm, bệnh có thể tiến triển với nhiều triệu chứng tương tự như những triệu chứng liên quan đến suy tim.

Những người bị bệnh van tim cũng có thể bị tăng huyết áp động mạch phổi (huyết áp cao trong phổi).

Hẹp động mạch chủ là một dạng bệnh van phổ biến và nghiêm trọng, nó xảy ra khi van động mạch chủ thu hẹp và hạn chế lưu lượng máu từ tim.

Phụ nữ bị hẹp eo động mạch chủ có nhiều khả năng bị khó thở, không chịu đựng được và thể chất yếu ớt hơn nam giới. Nhưng đau ngực phổ biến hơn ở nam giới bị bệnh van tim hơn phụ nữ mắc bệnh này.

4. Đột quỵ

Nhận biết các triệu chứng đột quỵ sẽ đơn giản nếu bạn nhớ từ viết tắt FAST:

F (Face)- Đầu tiên là biến đổi ở mặt, bệnh nhân có thể liệt mặt, méo miệng, nhân trung lệch đi, biểu hiện rõ khi bệnh nhân cười, nhe răng.

A (Arm)- Yếu liệt tay chân. Đánh giá bệnh nhân có bị yếu hoặc liệt một bên hay không bằng cách yêu cầu bệnh nhân đưa hai tay lên cao. Bệnh nhân không nâng tay lên được, nếu nâng được cũng rất khó.

S (Speech)-Ngôn ngữ bất thường, nói khó.

T (Time)- Khi xuất hiện bất kỳ các triệu chứng trên một cách đột ngột hãy nhanh chóng gọi cấp cứu, đưa bệnh nhân đến bệnh viện có điều trị đột quỵ gần nhất.

Các triệu chứng khác liên quan đến đột quỵ bao gồm lú lẫn, chóng mặt, mất phối hợp hoặc thăng bằng và thay đổi thị giác.

Các triệu chứng khác ít quen thuộc hơn như đau đầu, trạng thái tinh thần thay đổi, hôn mê và phụ nữ có nhiều khả năng gặp các triệu chứng bổ sung này hơn nam giới.

Lo lắng, trầm cảm, mệt mỏi và đau đớn cũng phổ biến ở những người sống sót sau đột quỵ, và vì vậy việc kiểm tra sau đột quỵ là cần thiết.

5.Rối loạn nhịp tim

Rối loạn nhịp tim thường được xác định là nhịp tim bất thường hoặc đánh trống ngực (không đều, nhanh, rung hoặc dừng lại).

Tình trạng này cũng có thể gây ra mệt mỏi, khó thở và chóng mặt, tương tự như các bệnh tim mạch khác.

Các triệu chứng không phổ biến liên quan đến rối loạn nhịp tim bao gồm đau ngực, chóng mặt, ngất xỉu hoặc lo lắng.

Nam giới bị rối loạn nhịp tim thường không biểu hiện bất kỳ triệu chứng nào. Đánh trống ngực thường được báo cáo bởi phụ nữ và thanh niên với tình trạng này.

6. Bệnh động mạch và tĩnh mạch ngoại vi

Những người bị bệnh động mạch ngoại vi (PAD) sẽ bị giảm lượng máu cung cấp tới chân.

Mặc dù triệu chứng cổ điển của PAD là đau bắp chân (đau bắp chân khi đi bộ), các triệu chứng thường xuyên được báo cáo bởi những người mắc chứng này là đau ở các bộ phận khác của chân, bàn chân và ngón chân. Tuy nhiên, một số người có thể bị PAD mà không có triệu chứng.

Những người có các triệu chứng PAD có thể có nguy cơ cao bị đau tim và đột quỵ, và nguy cơ này cao hơn ở nam giới so với phụ nữ.

Phụ nữ mắc PAD cũng có nhiều khả năng bị trầm cảm hơn nam giới. Trầm cảm có liên quan đến PAD nghiêm trọng hơn.

Giống như bệnh động mạch, bệnh tĩnh mạch ngoại vi (PVD) có thể không có triệu chứng hoặc gây đau chân.

Bên cạnh đau chân, các triệu chứng phổ biến khác mà bệnh nhân gặp phải bao gồm đau nhức, nặng hoặc căng ở chân, mệt mỏi, chuột rút, hội chứng chân không yên và kích ứng da.

Những triệu chứng này phổ biến hơn ở người lớn dưới 65 tuổi. Đôi khi bạn có thể cảm thấy những triệu chứng này mà không có dấu hiệu rõ ràng của tình trạng này.

Lưu ý chung:

Những người mắc các bệnh tim mạch (CVD) dường như có nguy cơ mắc bệnh trầm cảm cao hơn so với những người không mắc các bệnh này. Tuyên bố khoa học của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ cũng chỉ ra rằng những người bị suy tim, những người sống sót sau đột quỵ và những người bị bệnh động mạch ngoại biên thường cho biết họ bị trầm cảm và / hoặc lo lắng.

Trầm cảm có thể có ảnh hưởng mạnh mẽ đến khả năng phát hiện các triệu chứng và bất kỳ thay đổi nào trong tình trạng của một người. Các chuyên gia nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đánh giá thường xuyên chức năng nhận thức và mức độ trầm cảm trong suốt quá trình của bất kỳ bệnh tim mạch nào.

Các triệu chứng tinh tế như mệt mỏi, rối loạn giấc ngủ, tăng cân và trầm cảm có thể dự đoán các biến cố tim mạch cấp tính và nhu cầu nhập viện.

Theo SKĐS

Share with friends

Bài liên quan

Giảm muối trong khẩu phần ăn để phòng bệnh tăng huyết áp
Bệnh máu khó đông và cách phòng tránh
Ung thư tuyến giáp có thể chữa khỏi
Bệnh không lây nhiễm: Hồi chuông cảnh báo và đẩy mạnh các biện pháp phòng ngừa
[Toạ đàm] Làm thế nào để thận không bị sỏi?
Chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh suy thận
Ngày Thế giới Phòng chống Ung thư 4/2: Phương pháp giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh ung thư
Không chủ quan với bệnh rối loạn mỡ máu
Người bệnh mạn tính: Vui tết không quên dùng thuốc
Các yếu tố nguy cơ chính và biện pháp phòng ung thư gan
Ung thư đại tràng – phát hiện sớm tỷ lệ chữa khỏi cao
8 cách giúp phòng xơ vữa động mạch, ngăn ngừa đột quỵ
Bệnh mạch vành gây biến chứng nguy hiểm, tỷ lệ tử vong cao
[Tọa đàm] Cần làm gì để thận luôn khoẻ mạnh?
Không chủ quan với thủng loét dạ dày, tá tràng ở trẻ
[Tọa đàm] Bệnh đột quỵ và những dấu hiệu nguy hiểm cần lưu ý
Bệnh ung thư đang có xu hướng gia tăng
Dấu hiệu cảnh báo nhồi máu cơ tim trước vài ngày
Ngày Đái tháo đường Thế giới 14/11: [Toạ đàm] Ăn uống hợp lý để kiểm soát bệnh tiểu đường
Ngoài cơn đau thắt ngực, 4 dấu hiệu cảnh báo nhồi máu cơ tim cấp ai cũng nên biết

THÔNG BÁO

TUYEN TRUYEN PHAP LUAT
Thủ tục hành chính

TƯ VẤN

Tư vấn tiêm các loại vắc xin:
  02513.899.580 hoặc 02513.846.680
 Tư vấn khám sức khỏe:
  02513.834.493-141
• Tư vấn Quan trắc môi trường - Lấy mẫu nước: 
  02513.835.672-131
• Tư vấn sức khỏe sinh sản:
  02513.942.461
• Tư vấn xét nghiệm nước
- thực phẩm:
  02518.871.681
• Tư vấn dinh dưỡng:
 02513.840.429
• Tư vấn HIV/AIDS:
  02518.872.322

LIÊN KẾT

Bộ Y tế
Cục Y Tế Dự Phòng
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
CONG THONG TIN TINH DONG NAI
Sở Y Tế Đồng Nai
Chương trình Sức khỏe Việt Nam
Bao Dong Nai
Dự án phòng chống Tăng huyết áp
BAO TIN TUC TTXVN