Vắc xin là chế phẩm sinh học, được dùng cho cả trẻ em và người lớn để bảo vệ cơ thể trước những bệnh nguy hiểm có khả năng gây tử vong. Hiện nay đã có gần 30 bệnh nhiễm trùng có thể dự phòng được bằng vắc xin.

Vắc xin – “lá chắn” bảo vệ sức khỏe mọi người 

Vắc xin chứa kháng nguyên (vi rút/vi khuẩn sống giảm độc lực/bất hoạt, tế bào của vi rút/vi khuẩn,…) kích thích cơ thể tạo miễn dịch chủ động, như một tấm “lá chắn” đặc hiệu chống lại tác nhân gây bệnh. Từ đó, nếu vi rút hoặc vi khuẩn tấn công cơ thể người đã tiêm vắc xin, hệ miễn dịch của họ sẽ nhận diện và biết cách chống lại loại vi rút/ vi khuẩn đó, giúp giảm số người mắc bệnh, giảm tỷ lệ nhập viện và tử vong do mắc bệnh. 

Từ đó còn giúp giảm số ngày ốm và nhập viện, giảm chi phí chăm sóc y tế, đặc biệt giảm thời gian và công sức của bố mẹ do không phải chăm sóc trẻ bị bệnh, giảm tình trạng tàn phế hay mất khả năng lao động do bệnh tật gây nên từ đó tăng khả năng và năng suất lao động do không bị ốm đau. Ngoài các loại vắc xin tiêm chủng cho trẻ em, các loại vắc xin như vắc xin cúm, viêm màng não do não mô cầu, viêm gan B, ung thư cổ tử cung, phế cầu,… dùng được cho cả người lớn, bảo vệ sức khỏe toàn dân. Tóm lại, tiêm vắc xin là đầu tư cho sức khỏe, phát triển lâu dài của cá nhân và cộng đồng.

Lãnh đạo Hội đồng nhân dân tỉnh tiêm phòng vắc xin cúm tại CDC Đồng Nai.

Đại dịch COVID-19 đã cho chúng ta thấy rõ hơn tầm quan trọng của vắc xin. Trước khi có vắc xin, mặc dù chính quyền, ngành y tế đã áp dụng các biện pháp cách ly người bệnh, giãn cách xã hội,… nhưng số ca mắc và tử vong do COVID-19 vẫn rất cao. Sau khi vắc xin COVID-19 được nghiên cứu và triển khai tiêm cho toàn dân, tạo được miễn dịch cộng đồng thì số ca mắc và tử vong do COVID-19 giảm rõ rệt. Đây cũng là lý do vì sao người dân, nhất là những đối tượng nguy cơ cao như người cao tuổi, người mắc bệnh mạn tính, phụ nữ mang thai, trẻ em,… cần tiêm đủ các mũi vắc xin COVID-19 theo khuyến cáo của ngành y tế.

Vắc xin an toàn và hiệu quả

Các loại vắc xin trước khi được cấp phép lưu hành trên cộng đồng đều được thử nghiệm lâm sàng, kiểm định nghiêm ngặt theo đúng quy chuẩn của quốc gia và quốc tế, đảm bảo an toàn khi sử dụng. Khoảng 85% - 95% người được tiêm chủng sẽ sinh ra miễn dịch đặc hiệu bảo vệ cơ thể không bị mắc bệnh đó nữa. Ước tính, vắc xin đã cứu sống khoảng 2,5 triệu trẻ em không bị tử vong do các bệnh truyền nhiễm hàng năm trên thế giới.

Phản ứng sau tiêm vắc xin

Giống như các loại thuốc khác, vắc xin dù tốt đến đâu cũng không thể đảm bảo an toàn tuyệt đối như mong muốn, bởi vì tiêm vắc xin là đưa một kháng nguyên lạ vào trong cơ thể.

Phản ứng sau tiêm chủng có thể xảy ra do một số đặc tính vốn có của vắc xin (phản ứng liên quan đến vắc xin); hoặc do phản ứng liên quan đến sai sót tiêm chủng; hoặc do sự kiện trùng hợp ngẫu nhiên tại cùng thời điểm tiêm vắc xin; hoặc liên quan đến lo lắng khi tiêm chủng, do sợ hãi hay đau khi tiêm chứ không phải do tiêm chủng. 

Phản ứng sau tiêm cũng có thể được phân loại thành phản ứng phổ biến, nhẹ như sốt nhẹ, sưng đau tại chỗ tiêm và tự khỏi trong 24 giờ hoặc phản ứng nghiêm trọng như sốt cao, co giật, quấy khóc kéo dài, tím tái, thậm chí là sốc phản vệ và tử vong. Hầu hết các phản ứng vắc xin là nhẹ và tự khỏi. Phản ứng nghiêm trọng là rất hiếm gặp. 

Để chủ động phòng bệnh, nhất là đối với trẻ em cần phải được tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch. Nếu trẻ không được tiêm chủng, tiêm chủng không đầy đủ, đúng lịch sẽ dẫn đến trẻ có nguy cơ cao bị mắc bệnh do không có miễn dịch bảo vệ. Vì vậy khi có bất cứ lý do gì mà trẻ không được tiêm chủng đúng lịch thì cần đưa trẻ đi tiêm càng sớm càng tốt. 

* Lịch tiêm chủng cho trẻ em và người lớn, các loại vắc xin tại CDC Đồng Nai: http://dongnaicdc.vn/cap-nhat-cac-loai-vac-xin-va-bang-gia

BS.Hồ Thị Hồng
CDC Đồng Nai

Share with friends

Bài liên quan

Điều trị liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên bằng y học cổ truyền
Không tự ý điều trị bệnh đau mắt đỏ
Điều trị đau cổ vai gáy: Cẩn trọng với phương pháp bẻ xương khớp
Làm gì để không bị lây bệnh đau mắt đỏ?
Không chủ quan với rối loạn Tic
Cấy chỉ - phương pháp điều trị mang hiệu quả cao
Báo động nạn phá thai ở trẻ vị thành niên
[Tọa đàm] Kiểm soát tốt bệnh vảy nến để phòng ngừa các biến chứng
Không chữa bệnh dại bằng các biện pháp chưa được Bộ Y tế công nhận
Bệnh do virus ở trẻ: Những biểu hiện cha mẹ cần biết
Phòng ngừa bệnh ghẻ
Vì sao đi bơi lại hay bị viêm tai giữa cấp?
Chế độ dinh dưỡng cho trẻ bị bệnh tay chân miệng
8 lý do khiến bạn thức dậy mệt mỏi vào buổi sáng và cách khắc phục
6 sai lầm khi dùng thuốc trị tay chân miệng
Lựa chọn, sử dụng và bảo quản muối i-ốt đúng cách
[Infographic] 8 loại thực phẩm cung cấp nhiều dinh dưỡng tốt cho trẻ bị tay chân miệng
Dấu hiệu nhận biết và phòng ngừa bệnh viêm bao gân ngón tay
Không chủ quan với nhiễm giun sán, ký sinh trùng
Không hút thuốc lá để phòng ngừa ung thư phổi
TUYEN TRUYEN PHAP LUAT
Thủ tục hành chính

TƯ VẤN

Tư vấn tiêm các loại vắc xin:
  02513.899.580 hoặc 02513.846.680
 Tư vấn khám sức khỏe:
  02513.834.493-141
• Tư vấn Quan trắc môi trường - Lấy mẫu nước: 
  02513.835.672-131
• Tư vấn sức khỏe sinh sản:
  02513.942.461
• Tư vấn xét nghiệm nước
- thực phẩm:
  02518.871.681
• Tư vấn dinh dưỡng:
 02513.840.429
• Tư vấn HIV/AIDS:
  02518.872.322

LIÊN KẾT

Bộ Y tế
TRANG TIN VỀ DỊCH BỆNH VIÊM ĐƯỜNG HÔ HẤP CẤP COVID-19
Cục Y Tế Dự Phòng
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
CONG THONG TIN TINH DONG NAI
Sở Y Tế Đồng Nai
Chương trình Sức khỏe Việt Nam
Bao Dong Nai
Dự án phòng chống Tăng huyết áp
BAO TIN TUC TTXVN