Tỷ lệ tiêm chủng ở trẻ em tiếp tục có mức sụt giảm cao nhất trong khoảng 30 năm qua, dữ liệu chính thức do WHO và UNICEF công bố mới đây trên toàn cầu cho thấy.

Nhiều trẻ đã bỏ lỡ các mũi tiêm chủng cơ bản

Tỷ lệ trẻ em được tiêm đủ ba liều vắc xin phòng bệnh bạch hầu, uốn ván và ho gà (DTP3) – thước đo đánh dấu tỷ lệ bao phủ vaccine giữa các quốc gia – đã giảm 5 điểm phần trăm từ năm 2019 đến năm 2021, xuống còn 81%.

Chỉ tính riêng trong năm 2021, 25 triệu trẻ em đã bỏ lỡ một hoặc nhiều liều DTP trong tiêm chủng thường xuyên. Con số này cao hơn 2 triệu so với số liệu năm 2020 và 6 triệu so với năm 2019, cho thấy ngày càng có nhiều trẻ em có nguy cơ mắc những căn bệnh nguy hiểm có thể phòng ngừa.

Tỷ lệ bao phủ vắc xin giảm ở mọi khu vực, trong đó khu vực Đông Á và Thái Bình Dương ghi nhận mức sụt giảm cao nhất về tỷ lệ bao phủ DTP3, giảm 9 điểm phần trăm chỉ trong hai năm.

Hậu quả có thể trả bằng mạng sống

Tình trạng sụt giảm này xảy ra do nhiều yếu tố, bao gồm sự gia tăng số trẻ em sống trong những môi trường nhiều xung đột và bất ổn, nơi mà việc tiếp cận vaccine thường gặp nhiều khó khăn, lượng thông tin sai lệch ngày càng gia tăng, cùng với các vấn đề liên quan đến COVID-19 như gián đoạn dịch vụ và chuỗi cung ứng, chuyển hướng nguồn lực sang các nỗ lực ứng phó với đại dịch, cũng như các biện pháp ngăn chặn đã hạn chế nguồn cung cũng như khả năng tiếp cận vắc xin.

Nhiều trẻ đã bị bỏ lỡ những mũi tiêm chủng cơ bản trong đại dịch COVID-19

Bà Catherine Russell, Giám đốc điều hành UNICEF cho biết, đây là báo động đỏ về sức khỏe trẻ em. Chúng ta đang chứng kiến mức sụt giảm liên tục lớn nhất về tỷ lệ tiêm chủng ở trẻ em trong một thế hệ. Hậu quả sẽ được tính bằng mạng sống. Mặc dù năm ngoái chúng ta có thể lường trước việc đình trệ do đại dịch gây ra như những gián đoạn và phong tỏa do COVID-19, nhưng hiện nay chúng ta vẫn thấy sự sụt giảm liên tục. COVID-19 không phải là một cái cớ. Chúng ta cần tiêm chủng đầy đủ cho hàng triệu trẻ em còn thiếu các mũi tiêm chủng. Nếu không, chắc chắn chúng ta sẽ chứng kiến nhiều đợt bùng phát bệnh tật, nhiều trẻ em bị bệnh hơn và áp lực lớn hơn đối với hệ thống y tế vốn đã gặp nhiều căng thẳng.

Sự thụt lùi về tỷ lệ tiêm chủng này đang diễn ra trong bối cảnh tỷ lệ suy dinh dưỡng cấp tính nghiêm trọng tăng nhanh. Một trẻ em suy dinh dưỡng vốn đã có hệ miễn dịch suy yếu và việc bỏ lỡ vaccine có thể đồng nghĩa với việc các bệnh thông thường ở trẻ em có thể gây tử vong nhanh chóng.

Việc lập kế hoạch và ứng phó đại dịch COVID-19 cần phải đi đôi với việc tiêm chủng phòng ngừa những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như sởi, viêm phổi và tiêu chảy. Đây không phải là vấn đề chọn một trong hai, chúng ta có thể làm cả hai việc này, TS Tedros Adhanom Ghebreyesus, Tổng giám đốc WHO, cho biết.

Việt Nam tích cực triển khai tiêm bổ sung cho trẻ em ở các khu vực có độ bao phủ thấp

Tại Việt Nam, năm 2021 ước tính có khoảng 251.972 trẻ em đã bỏ lỡ một hoặc nhiều liều DTP trong chương trình tiêm chủng thường xuyên. Số trẻ em bỏ lỡ một hoặc nhiều liều DTP đã tăng gấp gần bốn lần từ 63,001 em vào năm 2019 (trước đại dịch COVID-19) lên 251,927 em vào năm 2021.

Hiện tại, 52 trong số 63 tỉnh thành chưa đạt được tiến độ mục tiêu 90% trẻ em được tiêm chủng đầy đủ các loại vaccine cơ bản được khuyến nghị khi các em khi tròn 12 tháng tuổi.

Để giải quyết tình trạng tỷ lệ tiêm chủng thường xuyên thấp, Việt Nam đã và đang lên kế hoạch và triển khai tiêm bổ sung cho trẻ em ở các khu vực có độ bao phủ thấp. Từ tháng 3 đến tháng 6 năm 2022, Việt Nam đã tiến hành tiêm chủng bổ sung (SIA) vaccine sởi – rubella (MR) và vắc xin uống phòng bệnh bại liệt (bOPV) cho trẻ em từ 1 đến 5 tuổi, đã tiêm được một liều vaccine MR cho 144.448 trẻ em và cho uống bổ sung liều bOPV cho 141.866 trẻ em.

Cha mẹ cần nhận thức được rằng tiêm đầy đủ những vaccine được khuyến nghị cho con em mình là vô cùng cần thiết để ngăn chặn các trường hợp tử vong do những căn bệnh có thể phòng ngừa được

Chính phủ Việt Nam đã nỗ lực để đưa việc tiêm chủng thường xuyên cho trẻ em trở lại đúng hướng. Tôi mong muốn được thấy Việt Nam bắt kịp với những tiến bộ trước đây vì Việt Nam đã xây dựng được một hệ thống tiêm chủng mạnh mẽ, hệ thống đã đứng vững trong đại dịch COVID-19 để cung cấp vắc xin cho người dân một cách an toàn và hiệu quả, bà Rana Flowers, Trưởng Đại diện UNICEF tại Việt Nam cho biết.

X.T

https://suckhoedoisong.vn/ty-le-tiem-chung-sut-giam-tre-co-nguy-co-mac-nhung-can-benh-nguy-hiem-se-gia-tang-16922071922164555.htm

Share with friends

Bài liên quan

Những điều cần biết về HPV ở nam giới
WHO cảnh báo 4 nhóm thực phẩm dễ gây ngộ độc Botulinum
Tương tác bất lợi giữa thuốc với thức ăn – Cách nào để tránh?
Cảnh báo 14 sản phẩm siro ho bị cấm sử dụng
Lo ngại nguy cơ bệnh bại liệt hoang dại xâm nhập Việt Nam
Phát hiện thêm một nguy cơ gây ung thư đại trực tràng
Khoảng 800.000 người Việt Nam bị suy thận giai đoạn cuối
Sức khỏe phụ nữ từ tuổi 30 và những nguy cơ cần phải quan tâm
Thiếu hụt 5 loại chất này có thể gây mất ngủ và cách bổ sung an toàn
Một số thuốc làm tăng đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường
Bộ Y tế yêu cầu tiêu hủy sản phẩm 'Diệp Bảo - Kem trẻ em' trên toàn quốc
Thu hồi toàn quốc lô dung dịch nhỏ mắt Tobradico
Cục Quản lý Dược thông tin về sản phẩm Kem Diệp Bảo bôi da trẻ em bị FDA thu hồi
Các nhà khoa học cảnh báo về virus cúm gia cầm đột biến
Bộ Y tế thông tin về việc lưu hành, sử dụng thuốc Evusheld tại Việt Nam
Hơn 60 nước theo dõi biến thể phụ Orthrus có khả năng tránh kháng thể 'phi thường'
WHO tuyên bố giai đoạn khẩn cấp của dịch COVID-19 chưa kết thúc
WHO kêu gọi bảo vệ trẻ em trước thuốc ho nhiễm độc
WHO cập nhật hướng dẫn mới về điều trị bệnh lao kháng thuốc
Sàng lọc sớm để ngăn ngừa ung thư cổ tử cung
TUYEN TRUYEN PHAP LUAT
Thủ tục hành chính

TƯ VẤN

Tư vấn tiêm các loại vắc xin:
  02513.899.580 hoặc 02513.846.680
 Tư vấn khám sức khỏe:
  02513.834.493-141
 Tư vấn Quan trắc môi trường - Lấy mẫu nước: 
  02513.835.672-131
 Tư vấn sức khỏe sinh sản:
  02513.942.461
Tư vấn xét nghiệm nước
- thực phẩm:
  02518.871.681
Tư vấn dinh dưỡng:
 02513.840.429
 Tư vấn HIV/AIDS:
  02518.872.322

LIÊN KẾT

Bộ Y tế
TRANG TIN VỀ DỊCH BỆNH VIÊM ĐƯỜNG HÔ HẤP CẤP COVID-19
Cục Y Tế Dự Phòng
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
CONG THONG TIN TINH DONG NAI
Sở Y Tế Đồng Nai
Chương trình Sức khỏe Việt Nam
Bao Dong Nai
Dự án phòng chống Tăng huyết áp
BAO TIN TUC TTXVN