Mặc dù tỷ lệ tiêm vắc xin COVID-19 mũi 1 và mũi 2 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đều đạt tỷ lệ trên 100%, tuy nhiên đến nay tỷ lệ tiêm mũi 3 cho người từ 18 tuổi trở lên mới đạt hơn 60%, chưa đạt chỉ tiêu đề ra. Một trong những nguyên nhân khiến tỷ lệ tiêm vắc xin mũi 3 chưa cao là do một bộ phận người dân hiểu chưa đúng về tác dụng của việc tiêm vắc xin phòng bệnh. Xung quanh vấn đề này, phóng viên Sức khỏe Đồng Nai đã có cuộc trao đổi với ThS-BS Nguyễn Hữu Tài, Phó giám đốc Sở Y tế. 

PV: Nhiều người dân hiện có tâm lý chủ quan cho rằng chỉ cần tiêm 2 mũi vắc xin phòng COVID -19 là đủ, không cần tiêm mũi 3. Điều này có đúng không, thưa bac sĩ?

ThS-BS Nguyễn Hữu Tài: Vắc xin phòng COVID -19 là một trong những yếu tố quan trọng góp phần khống chế dịch bệnh COVID-19 trên toàn thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Từ khi có vắc xin, tình hình dịch bệnh COVID-19 có chuyển biến tích cực. Số ca bệnh nặng và tử vong giảm sâu so với trước kia, khi người dân chưa được tiêm vắc xin.

Tuy nhiên, 2 liều vắc xin phòng COVID -19 không có tác dụng mãi mãi như vắc xin phòng bệnh lao mà theo thời gian, kháng thể được sinh ra từ 2 liều vắc xin cơ bản bị suy giảm dần, có thể không đáp ứng được đối với những biến thể mới của vi rút SARS-CoV-2. Chính vì vậy, sau khoảng thời gian 3 tháng, người dân cần tiêm liều nhắc lại (mũi 3) nhằm tăng mức độ phản ứng miễn dịch của cơ thể, giúp kháng thể trong cơ thể được tăng lên, chống lại tác nhân gây bệnh là vi rút SARS-CoV-2. Đối với những người có hệ miễn dịch suy yếu thì cần được tiêm bổ sung mũi 3 sớm hơn (khoảng 28 ngày sau khi tiêm mũi 2) để tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra nếu chẳng may bị nhiễm bệnh.

PV: Tiêm 1 mũi, 2 mũi hay 3 mũi vắc xin vẫn có khả năng bị nhiễm bệnh. Vậy bác sĩ cho biết tác dụng của vắc xin mũi 3 là gì?

ThS-BS Nguyễn Hữu Tài: Đúng vậy, người dân khi đã tiêm 1 mũi, 2 mũi hay 3 mũi vắc xin đều có thể bị nhiễm bệnh nếu tiếp xúc trực tiếp với nguồn lây mà không có biện pháp bảo vệ. Tuy nhiên, nếu đã tiêm 3 mũi vắc xin mà không may nhiễm bệnh thì sẽ giảm được nguy cơ bệnh chuyển nặng và tử vong so với việc không tiêm vắc xin hoặc tiêm chưa đủ liều vắc xin. Thực tế thời gian qua cho thấy, có rất nhiều trường hợp đã tiêm 3 mũi vắc xin khi bị nhiễm bệnh chỉ bị các triệu chứng thoáng qua như sốt, mệt mỏi và khỏi bệnh sau từ 3-7 ngày.

PV: Thời gian qua, một bộ phận người dân tiếp cận luồng ý kiến không chính thống cho rằng việc tiêm vắc xin mũi 3 gây một số tác dụng phụ như: giảm trí nhớ, rụng tóc, ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của phụ nữ và giảm ham muốn tình dục ở nam giới, nên không đi tiêm. Bác sĩ có ý kiến như thế nào? 

ThS-BS Nguyễn Hữu Tài: Từ khi vắc xin phòng COVID-19 được Tổ chức Y tế thế giới phê duyệt đến nay, đã có hàng tỷ liều vắc xin được tiêm cho người dân trên toàn thế giới. Hiện chưa có bằng chứng cụ thể nào về những tác dụng phụ của vắc xin phòng COVID-19. Như đã nói ở trên,vắc xin khi đưa vào cơ thể sẽ không tồn tại mãi mãi trong cơ thể. Những triệu chứng như rụng tóc, giảm trí nhớ nếu có cũng chỉ là nhất thời và so với những hậu quả nếu không tiêm vắc xin mà nhiễm bệnh thì không đáng kể. Trên thực tế, nhiều trường hợp không tiêm vắc xin hoặc tiêm không đủ liều vắc xin đã tử vong sau khi nhiễm bệnh. Như vậy, tiêm vắc xin vẫn có lợi hơn rất nhiều.

Ngoài ra, cũng đã có bằng chứng cho thấy vắc xin không ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của phụ nữ, các nghiên cứu cho thấy phụ nữ sau tiêm vắc xin vẫn có thai và sinh đẻ bình thường. Còn đối với sức khỏe tình dục của nam giới cũng chưa có bằng chứng nào chứng minh điều này. Ngược lại, đã ghi nhận những trường hợp nam giới suy giảm ham muốn tình dục sau khi bị nhiễm COVID-19 mà chưa tiêm vắc xin.

PV: Vậy những tác dụng phụ thường gặp sau tiêm vắc xin là gì thưa bác sĩ?

ThS-BS Nguyễn Hữu Tài: Cũng như các loại vắc xin khác, tác dụng phụ phổ biến nhất sau khi tiêm vắc xin phòng COVID-19 là sốt, nhức đầu, mệt mỏi, đau tại chỗ tiêm. Các triệu chứng này sẽ hết trong vài ngày. Người dân nếu thấy cơ thể có dấu hiệu bất thường như: sốt cao trên 39 độ C khó hạ, phát ban, khó chịu, khó thở… cần liên hệ với nhân viên y tế để được xử trí kịp thời.

PV: Việc chủ động đưa kháng thể vào cơ thể qua đường tiêm vắc xin có ý nghĩa ra sao, thưa bác sĩ?

ThS-BS Nguyễn Hữu Tài: Khi tiêm vắc xin vào cơ thể sẽ giúp tế bào lympho T nhận biết được vi rút và tạo ra một lượng kháng thể đặc hiệu kháng lại vi rút. Có thể ví von rằng, sau tiêm vắc xin, hệ thống miễn dịch của cơ thể đã được huấn luyện một đội binh hùng hậu sẵn sàng tiêu diệt virus SARS-CoV-2 khi vi rút này vào cơ thể. Trường hợp người không tiêm vắc xin, khi vi rút SARS-CoV-2 xâm nhập vào cơ thể thì đề kháng quá yếu, không kịp tạo kháng thể để chống lại con vi rút này. Do đó, vi rút sẽ lấn át và gây tổn hại đến cơ thể, hoặc vi rút bất ngờ xâm nhập vào cơ thể, cơ thể phải huy động toàn bộ hệ thống miễn dịch để chống lại vi rút, tạo cái người ta gọi là cơn bão cytokine gây tàn phá trầm trọng cơ thể. Như vậy, nếu chủ động đưa vắc xin vào cơ thể sẽ tạo kháng thể chuyên biệt trung hòa vi rút một cách dễ dàng và an toàn, giúp cơ thể nhanh khỏi bệnh. 

Xin cảm ơn bác sĩ!

Tú Dung 

Share with friends

Bài liên quan

Tuần lễ Tiêm chủng (24-30/04): Hãy đưa trẻ đi tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch, tiêm bù nếu trẻ chưa được tiêm đủ liều
Trung tâm Y tế huyện Định Quán: Nỗ lực làm tốt công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân
Y tế tư nhân góp phần không nhỏ trong việc chăm sóc sức khoẻ ban đầu, dự phòng bệnh không lây nhiễm
Ghi nhận liên tiếp 2 ổ dịch dại trên chó hoang
Đồng Nai phấn đấu đạt 96% dân số tham gia BHYT vào năm 2025
Ngày Trái đất 22/4: Vì hành tinh không 'ô nhiễm trắng'
Hội thảo cập nhật các tiến bộ trong siêu âm sản phụ khoa
[Video] Tọa đàm: Bệnh suy tim nguy hiểm như thế nào?
Tiếp tục ghi nhận ổ dịch dại trên chó
Cục An toàn thực phẩm cảnh báo sản phẩm Detox Táo hỗ trợ giảm cân chứa chất cấm Sibutramin
[Video] Máy tạo nhịp – Cứu tinh của bệnh rối loạn nhịp chậm
Ghi nhận thêm ổ dại trên chó tại huyện Long Thành
Yêu thương gửi trọn trong từng suất cơm không đồng
Phối hợp thực hiện tốt tiến độ đầu tư các dự án y tế trên địa bàn tỉnh
Ghi nhận ca tử vong do sốt xuất huyết đầu tiên trong năm 2024
Đồng Nai và Trường Đại học Y dược Cần Thơ phối hợp đào tạo nhân lực y tế
Triển khai các nhiệm vụ, giải pháp đảm bảo an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh
Ghép da thành công cho bệnh nhân bị hoại tử da do rắn cắn
[Video] Bệnh suy tim nguy hiểm – Đừng chủ quan!
Phẫu thuật nội soi tái tạo dây chằng chéo trước cho bệnh nhân bị chấn thương thể thao

THÔNG BÁO

TUYEN TRUYEN PHAP LUAT
Thủ tục hành chính

TƯ VẤN

Tư vấn tiêm các loại vắc xin:
  02513.899.580 hoặc 02513.846.680
 Tư vấn khám sức khỏe:
  02513.834.493-141
• Tư vấn Quan trắc môi trường - Lấy mẫu nước: 
  02513.835.672-131
• Tư vấn sức khỏe sinh sản:
  02513.942.461
• Tư vấn xét nghiệm nước
- thực phẩm:
  02518.871.681
• Tư vấn dinh dưỡng:
 02513.840.429
• Tư vấn HIV/AIDS:
  02518.872.322

LIÊN KẾT

Bộ Y tế
Cục Y Tế Dự Phòng
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
CONG THONG TIN TINH DONG NAI
Sở Y Tế Đồng Nai
Chương trình Sức khỏe Việt Nam
Bao Dong Nai
Dự án phòng chống Tăng huyết áp
BAO TIN TUC TTXVN